Luận án Nghiên cứu nâng cao độ chính xác của thiết bị thử nghiệm gối cầu tải trọng lớn chế tạo tại Việt Nam

Gối cầu là bộ phận trung gian liên kết giữa kết cấu nhịp phần trên và kết cấu
phần dưới như mố, trụ cầu của công trình cầu. Gối cầu có nhiệm vụ truyền áp lực tập
trung từ kết cấu nhịp xuống mố trụ, đảm bảo cho đầu kết cấu nhịp có thể quay hoặc
di động tự do dưới tác dụng của hoạt tải và nhiệt độ thay đổi, [22].
Gối cầu tải trọng lớn là loại gối cầu có tải trọng thử nghiệm từ 3000 Tấn (tương
đương 30.000kN) trở lên. Các loại gối cầu tải trọng lớn rất đa dạng có thể là gối thép,
gối cao su, gối chậu…tuy nhiên gối chậu được sử dụng nhiều và phổ biến nhất.
Gối chậu được chia làm hai loại: gối cố định và gối di động. Cấu tạo gối chậu
gồm một tấm cao su hình tròn đặt trong một bộ phận bằng thép có dạng hình chậu.
Chuyển vị xoay của đầu kết cấu nhịp được đảm bảo bởi biến dạng cắt đàn hồi của
tấm cao su. Nhờ có chậu thép, tấm cao su có khối lượng không đổi và không bị nén
dưới tải trọng. Trong gối di động, chuyển vị trượt của gối do tấm Teflon PTFE
(polytetra fluoroethylene) trượt trên mặt thép. Tấm trượt Teflon PTFE được đặt trong
khấc lõm của bản thép. Trên mặt tấm trượt PTFE là một lá thép làm bằng thép hợp
kim, mịn phẳng và không gỉ.
Trong những năm trở lại đây, nhiều công trình có quy mô lớn đã, đang và sẽ được
triển khai ở nước ta như cầu Tân Vũ Lạch Huyện, Vĩnh Tuy 2, Trần Hưng Đạo, Tứ
Liên…Cùng với đó gối cầu tải trọng lớn cũng được sử dụng ngày càng nhiều.
Do đó công tác thử nghiệm cũng như thiết bị TNGCTTL ở trong nước được
quan tâm hơn bao giờ hết. 
pdf 130 trang phubao 24/12/2022 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu nâng cao độ chính xác của thiết bị thử nghiệm gối cầu tải trọng lớn chế tạo tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_nang_cao_do_chinh_xac_cua_thiet_bi_thu_ng.pdf
  • docx04. Thông tin đóng góp của LA (tieng viet va tieng anh).docx
  • pdfTam tat luan an tieng anh.pdf
  • pdfToam tat luan an tieng viet.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu nâng cao độ chính xác của thiết bị thử nghiệm gối cầu tải trọng lớn chế tạo tại Việt Nam

  1. 81 CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM GỐI CẦU TẢI TRỌNG LỚN DO VIỆT NAM CHẾ TẠO 4.1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dao động áp suất của hệ TĐTL có áp dụng mô hình ĐLH Như đã trình ở phần trên, việc đo lực trong thử nghiệm đối với các thiết bị thử nghiệm gối cầu tải trọng lớn, người ta thường thực hiện gián tiếp thông qua áp suất của hệ thống thủy lực. Thông qua phân tích động lực học hệ thống TĐTL của thiết bị thử nghiệm gối cầu đã trình bày tại Chương 2 có thể xác định được áp suất hệ thống thuỷ lực của thiết bị có dao động và dao động với biên độ lớn. Vì hệ thống thuỷ lực của thiết bị dao động nên việc đo áp suất hệ thống thủy lực để từ đó tính ra lực sẽ không cho giá trị chính xác như đo lực trực tiếp bằng loadcell. Xuất phát từ đó, việc điều khiển các cấp lực đúng giá trị quy định tại các tiêu chuẩn liên quan sẽ có sai số. Sai số này phụ thuộc vào biên độ dao động áp suất của hệ thống thủy lực. Biên độ dao động áp suất hệ thống thuỷ lực càng nhỏ thì độ chính xác điều khiển các cấp lực của thiết bị càng cao. Trên cơ sở đó, sử dụng mô hình ĐLH xác định các nguồn gây dao động áp suất và từ đó đưa ra các giải pháp giảm biên độ dao động áp suất khi gia tải để thu được độ chính xác cao của thiết bị thử nghiệm gối cầu tải trọng lớn là quan trọng và cần thiết. 4.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của lưu lượng bơm đến dao động áp suất Khảo sát ảnh hưởng của lưu lượng bơm đến biên độ dao động áp suất của hệ thống TĐTL, ta tiến hành chạy chương trình mô phỏng ba giá trị khác nhau của lưu lượng bơm thủy lực. - Đối với lưu lượng bơm Q1 = 12 L/ph, ta có đồ thị dao động áp suất thể hiện ở hình 4.1 dưới đây
  2. 83 Nhận xét: - Từ đồ thị 4.1, 4.2 và 4.3 có thể thấy lưu lượng bơm có ảnh hưởng đến biên độ dao động áp suất của hệ thống TĐTL, từ đó ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo. Lưu lượng bơm càng lớn thì biên độ dao động áp suất càng lớn, hệ số áp suất động (kđ) càng lớn, dẫn đến sai số phép đo cũng tăng lên. Bảng 4.1. So sánh ảnh hưởng lưu lượng bơm. - Tuy nhiên, theo [30], khi thí nghiệm phải đảm bảo được tốc độ gia tải. Mỗi loại gối khác nhau thì lực thử nghiệm khác nhau dẫn đến tốc độ gia tải sẽ thay đổi. Vì vậy lưu lượng bơm cũng cần phải thay đổi để phù hợp, vừa có thể đảm bảo tốc độ gia tải theo tiêu chuẩn thí nghiệm, vừa hợp lý để hạn chế biên độ dao động của áp suất, giảm sai số của phép đo. Mặt khác, bơm thủy lực của bộ nguồn lại là bơm có lưu lượng cố định. Do đó, cần có các giải pháp thay đổi lưu lượng của bơm thủy lực phù hợp với yêu cầu thực tế đặt ra. 4.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của độ nhớt dầu thủy lực Khảo sát ảnh hưởng của độ nhớt dầu thủy lực đến biên độ dao động áp suất của hệ thống TĐTL, ta tiến hành chạy chương trình mô phỏng ba giá trị khác nhau của dầu thủy lực, tương ứng với các loại CS32, CS46, CS68. - Đối với loại dầu thủy lực CS32, ta có đồ thị dao động áp suất:
  3. 85 Bảng 4.2. So sánh ảnh hưởng độ nhớt dầu. Ta thấy ở đồ thị 4.4 biên độ dao động áp suất là lớn hơn so với biên độ dao động áp suất ở hình 4.5 và biên độ dao động áp suất ở hình 4.5 lớn hơn biên độ áp suất ở hình 4.6. Điều đó cho thấy, dầu công tác có độ nhớt càng nhỏ thì dao động áp suất càng lớn và ngược lại, độ nhớt cao thì dao động áp suất giảm đi. Bảng 4.2, ta thấy khi thay đổ độ nhớt dầu thủy lực, hệ số áp suất động (kđ) và sai số phép đo thay đổi. Tuy nhiên, độ nhớt quá cao sẽ làm gia tăng hệ số ma sát trượt giữa các bề mặt tiếp xúc, khiến nhiệt lượng phát sinh làm tăng hệ số tổn thất công suất và năng lượng vận hành hệ thống, giảm tuổi thọ của các bề mặt tiếp xúc. Chính vị vậy, khuyến nghị loại dầu nên dùng là dầu CS46. 4.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của tải trọng thí nghiệm Để đánh giá ảnh hưởng của tải trọng thử nghiệm đến biên độ dao động áp suất, NCS tiến hành chạy mô phỏng thử nghiệm gối cầu có tải trọng 62.500kN (6300 Tấn). Ta có đồ thị dao động áp suất như hình dưới đây: Hình 4.7. Đồ thị dao động áp suất
  4. 87 Hình 4.8. Sơ đồ thủy lực TBTNGCTTL lắp thêm bình tích áp 1. Bơm thủy lực 2. Van phân phối 3. Bình tích áp 4. Đầu đo lưu lượng 5. Sensor áp suất 6. Kích thủy lực 7. Gối cầu 8. encoder đo chuyển vị 9.Tấm đệm đầu kích 10. Cảm biến nhiệt độ Hình 4.9. Mô tả cách tính mô đun đàn hồi quy dẫn của bình tích áp
  5. 89 . . = + − + (4.6) Thay (4.5), (4.6) vào (4.1), ta được . . . = − . + − + (4.7) Chạy chương trình mô phỏng với Ca như công thức 4.7, ta có đồ thị so sánh hệ thống TĐTL khi lắp và chưa lắp bình tích áp. Hình 4.10a. Hệ thống khi chưa lắp bình tích áp Hình 4.10b. Hệ thống lắp bình tích áp. Hình 4.10. Mô phỏng dao động áp suất trong hệ thủy lực có bình tích áp và không có bình tích áp
  6. 91 Hình 4.11. Dao động áp suất khi L=5m - Đối với chiều dài đường ống L= 10m, ta có đồ thị dao động áp suất thể hiện ở hình 4.12 dưới đây Hình 4.12. Dao động áp suất khi L=10m - Đối với chiều dài đường ống L= 20m, ta có đồ thị dao động áp suất thể hiện ở hình 4.13 dưới đây
  7. 93 4.2.1. Giải pháp lựa chọn vị trí lắp sensor áp suất phù hợp Trước đây, sensor áp suất việc lắp đặt ở ngay van phân phối. Điều này thuận lợi cho việc chế tạo, lắp đặt, bảo quản. Tuy nhiên ta thấy rằng: Lực tác dụng lên mẫu thử phụ thuộc vào áp suất dầu trong kích, do vậy sensor áp suất lắp càng gần kích thì độ chính xác càng cao, vị trí lắp sensor cũng là yếu tố ảnh hưởng đến dao động của áp suất hệ thống, cũng như gây ra sai số trong phép đo. Hình 4.14. Sơ đồ thủy lực TBTNGCTTL lắp 2 sensor áp suất Ta có: P1 = P2+ Pca (4.8) Trong đó: P1: áp suất hệ TĐTL đo tại vị trí sensor 1, Pa; P2: áp suất hệ TĐTL đo tại vị trí sensor 2, Pa; Pca: tổn thất áp suất trên đường ống cao áp, Pa; Theo [52], ta có: 푃 = 10.  (4.9) Trong đó: ρ: Khối lượng riêng của chất lỏng công tác, (kg/m3)
  8. 95 Hình 4.15. Đồ thị tổn thất áp suất - sai số đo phụ thuộc vào vận tốc dòng chảy Từ đồ thị 4.15 ta thấy khi vận tốc dòng chảy của CLCT càng lớn thì độ chênh lệch áp suất giữa hai vị trí lắp sensor càng lớn, dẫn đến sai số (%) đo đạc càng lớn. Khi vận tốc CLCT tại v=6,21m/s, chênh lệch lớn nhất giữa hai vị trị lắp sensor lên đến 15,88 bar tương ứng với sai số lên đến 3,18%. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo. Hơn nữa, từ biểu thức 4.9 ta thấy khi lắp sensor ở sau van phân phối, thì sai số áp suất đo không chỉ phụ thuộc vào tốc độ dòng CLCT (lưu lượng) mà còn bị ảnh hưởng bởi đường kính trong của tuy ô thủy lực và chiều dài ống dẫn. Hình 4.16. Đồ thị tổn thất áp suất - Đường kính ống- lưu lượng CLCT Hình 4.16 cho thấy, cùng một mức lưu lượng, đường kính tuy ô càng lớn thì tổn thất áp suất càng giảm.
  9. 97 So sánh biểu đồ dao động áp suất xét ảnh hưởng đường ống Hình 4.19. Biểu đồ dao động áp suất ở gần xi lanh và sau van phân phối Nhận xét: - Qua hình 4.17, 4,18, ta thấy, biên độ dao động áp suất trung bình ở vị trí lắp gần xi lanh sẽ nhỏ hơn ở xa xi lanh. Biên độ dao động lớn nhất ở hình 4.17 là (7÷8)x105 Pa trong khi biên độ dao động lớn nhất ở hình 4.18 là (3÷5)x105 Pa. - Qua hình 4.19, ta thấy đường ống có ảnh hưởng rõ rệt đến dao động áp suất. Ở vị trí sensor lắp sau van phân phối, cách xi lanh 10m ta thấy biên độ dao động áp suất đo được lớn hơn so với vị trí sensor lắp gần xi lanh. 4.2.2. Giải pháp lắp bình tích áp giảm áp suất động Qua khảo sát ảnh hưởng của bình tích áp ở mục 4.1.4, ta thấy bình tích áp có tác dụng rõ rệt trong việc giảm dao động áp suất của hệ thống TĐTL. * Để chứng minh tính hiệu quả của giải pháp, NCS tiến hành thực nghiệm kiểm tra. Khi lắp đặt thêm bình tích áp có dung tích 5 lít vào hệ thống thuỷ lực của thiết bị thí nghiệm gối cầu 8000 tấn thuộc Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, biên độ dao động áp suất của hệ thống thuỷ lực khi làm việc giảm đi rõ rệt.
  10. 99 2 cấp, thay đổi tốc độ vòng quay của bơm có lưu lượng riêng cố định Trong các hệ tự động, việc dùng phương án thay đổi tốc độ vòng quay của bơm có lưu lượng riêng cố định được dùng nhiều hơn cả do dễ điều khiển, làm việc tin cậy. Ta có: n = (1−푆) (4.10) đ Trong đó: nb: Tốc độ vòng quay của động cơ điện, Vòng/s Pđc: Số cực động cơ f: Tần số điện áp đầu vào, HZ Thay (4.10) vào (2.3): Ta có lưu lượng bơm thủy lực Q =V.n = (1 − 푆)V (4.11) đ Thay (4.11) vào hệ phương trình (2.70) chạy với các giá trị f khác nhau ta đo được hệ số Kđ theo bảng sau: Bảng 4.8. Hệ số Kđ thay đổi theo tần số biến tần Hình 4.21. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ Kđ và tần số biến tần
  11. 101 gia tải. Vì vậy cần lựa chọn được lưu lượng hợp lý vừa đảm bảo tốc độ gia tải, vừa giảm hệ số Kđ. - Rõ ràng, áp suất càng lớn thì Kđ càng giảm, đồng nghĩa với sai số đo càng giảm hay độ chính xác của phép đo càng được nâng cao. Với việc sử dụng biến tần điều chỉnh lưu lượng từ 12 lít/phút xuống 3 lít/phút đã giúp giảm sai số trung bình 5,1%. * Để chứng minh tính hiệu quả của giải pháp, NCS tiến hành thực nghiệm kiểm tra. - Dao động áp suất đo được khi lưu lượng bơm là Q=3 (l/ph) và Q=6 (l/ph) Hình 4.23. Biểu đồ dao động áp suất khi thay đổi lưu lượng Bảng 4.10. Sai số đo áp suất khi lưu lượng thay đổi
  12. 103 Bảng 4.11. So sánh sai số đo áp suất trước và sau khi áp dụng các giải pháp Hình 4.26. Miền sai số đo lực nén của TBTNGCTTL trước và sau khi áp dụng các giải pháp Bảng 4.11 cho thấy, việc áp dụng các giải pháp kĩ thuật đã giúp cho sai số đo lực của thiết bị TNGCTTL giảm xuống đáng kể, ở mức lực nén 955 tấn (75x105Pa) đã đạt được sai số đo lực 1%, ở lực nén 1250 Tấn (100x105Pa) sai số đo lực đã giảm từ 2,96% khi chưa áp dụng các giải pháp xuống còn 0,49% khi đã áp dụng các giải pháp kĩ thuật, tương ứng với mức giảm lên đến 2,47%. Hình 4.26 cho thấy miền sai số đo lực nén của thiết bị đã thu hẹp đáng kể, tương ứng với độ chính xác cảu thiết bị TNGCTTL được nâng lên. Trước khi áp dụng các giải pháp, với lực nén từ 2500 Tấn trở lên (180.105 Pa) thì TBTNGCTTL
  13. 105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 1. Dựa vào mô hình tính toán (2.70) đã nghiên cứu ảnh hưởng đến dao động áp suất của hệ thống TĐTL của các yếu tố như sau: Lưu lượng bơm thủy lực (hình 4.1, hình 4.2, hình 4.3), Độ nhớt dầu thủy lực (hình 4.4, hình 4.5, hình 4.6), Tải trọng thí nghiệm (hình 4.7), Bình tích áp (hình 4.10), chiều dài đường ống thủy lực (hình 4.11, hình 4.12, hình 4.13). 2. Đã ứng dụng bình tích áp vào hệ thống TĐTL của TBTNGCTTL. Đã bổ sung bằng lý thuyết ảnh hưởng cuả bình tích áp đưa vào hệ phương trình ĐLH (2.70) để mô phỏng nhằm đánh giá ảnh hưởng của hệ TĐTL có bình tích áp và không có bình tích áp (hình 4.10). Đã kiểm chứng bằng thực nghiệm để so sánh ảnh hưởng của hệ TĐTL trước và sau khi có bình tích áp (Hình 4.20). Với việc lắp thêm bình tích áp đã giảm được hệ số kđ của hệ TĐTL từ 1,07 xuống 1,03, đồng thời giảm sai số phép đo lớn nhất từ 7,8% xuống còn 3,2%. 3. Đã xác định được bằng lý thuyết và có kiểm chứng bằng kết quả thực nghiệm mức độ ảnh hưởng của vị trí lắp sensor áp suất đến biên độ dao động áp suất hệ TĐTL. Bằng lý thuyết đã xác định được chênh lệch áp suất giữa 2 vị trí lắp sensor là Pca (công thức 4.2). Từ đó có thế xác định được các ảnh hưởng của vận tốc dòng chảy (Hình 4.8), kích thước hình học của tuy ô thủy lực (hình 4.10) đến sai số của phép đo áp suất trong hệ TĐTL của thiết bị. Đã điều chỉnh vị trí lắp sensor áp suất từ vị trí sau van phân phối về trước XLTL nhờ đó giảm sai số đo lớn nhất của phép đo lên tới 3,18 % (Bảng 4.6), đồng thời loại bỏ ảnh hưởng của kích thước hình học đường ống, vận tốc dòng chảy đến kết quả phép đo, góp phần nâng cao độ chính xác của thiết bị. 4. Đã ứng dụng biến tần vào điều chỉnh lưu lượng cho phù hợp khi thí nghiệm gối cầu của TBTNGCTTL. Từ bơm có lưu lượng cố định là 12l/ph, với việc sử dụng biến tấn điều chỉnh số vòng quay để lưu lượng xuống còn 3l/ph đã giảm sai số lớn nhất của phép đo xuống 5,1%. 5. Sau khi áp dụng các giải pháp kĩ thuật: lắp bình tích áp, chuyển vị trí lắp sensor đo áp suất, điều chỉnh lưu lượng bơm đã giúp cho sai số đo lực của thiết bị
  14. 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Luận án đã giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu và mục tiêu đề ra. Các kết quả thu được có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao với các kết quả cụ thể như sau: 1. Đã xây dựng được mô hình ĐLH hệ thống TĐTL của TBTNGCTTL do Việt Nam chế tạo như biểu thức (2.70) và giải bằng phần mềm matlab Simulink, kết quả thu được hoàn toàn trùng khớp với kết quả thực nghiệm với sai số 1,59% (Hình 3.14) chứng tỏ mô hình toán đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. 2. Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm nhiều loại gối cầu tải trọng lớn với các thí nghiệm khác nhau thu được mối quan hệ lực – biến dạng nén gối cầu là phương trình bậc hai (biểu thức 2.67). Đã kiểm chứng bằng thực nghiệm trên 3 loại gối cầu khác nhau với các kết quả như hình 3.9, hình 3.10, hình 3.11 là hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn thí nghiệm gối công bố [30]. Điều đó cho thấy biểu thức (2.67) là hoàn toàn đúng đắn. 3. Dựa vào mô hình toán (2.70) ta thấy rằng tại đầu mỗi nấc gia tải, biên độ dao động của áp suất trong hệ thống TĐTL dao động xung quanh giá trị trung bình là rất lớn (Hình 2.13), với sai số lớn nhất 3,4% trong khi yêu cầu đối với thiết bị đo lường là sai số không quá 1%. Đây là nguyên nhân gây ra sai số kết quả đo của thiết bị TNGCTTL. 4. Dựa vào mô hình tính toán (2.70) đã nghiên cứu ảnh hưởng đến dao động áp suất của hệ thống TĐTL của các yếu tố như sau: Lưu lượng bơm thủy lực (hình 4.1, hình 4.2, hình 4.3), Độ nhớt dầu thủy lực (hình 4.4, hình 4.5, hình 4.6), Tải trọng thí nghiệm (hình 4.7), Bình tích áp (hình 4.10), chiều dài đường ống (hình 4.11, hình 4.12, hình 4.13). 5. Đã đề xuất và kiểm chứng bằng thực nghiệm việc lắp sensor áp suất gần hệ xy lanh thuỷ lực. Đối với thiết bị thử nghiệm gối cầu 8000 tấn của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, giải pháp này làm biên độ dao động áp suất lớn nhất của hệ thống thuỷ lực khi làm việc giảm lên đến 3,18% so với đặt tại đầu ra của van phân phối thuỷ lực.
  15. 109 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN 1. Ths Phạm Đình Nam, TS Nguyễn Văn Thịnh, PGS.TS Thái Hà Phi, “Thiết bị thí nghiệm gối cầu tải trọng 6.400 Tấn được thiết kế chế tạo trong nước và ứng dụng trong thực tiễn phục vụ ngành GTVT”, Tạp chí Giao thông vận tải (Số 8/2016). 2. Ths Phạm Đình Nam, PGS.TS Thái Hà Phi, TS.Trần Xuân Bộ, KS Nguyễn Ngọc Hải, “Nghiên cứu động lực học thiết bị thí nghiệm gối cầu tải trọng 6.400 Tấn”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam (Tập 62 - Số 11 - tháng 11/2020). 3. Pham DN., Thai HP., Nguyen NH., Tran XB. (2021) Modelling and Simulating Hydraulic System of a Testing Equipment for Bridge Bearings with a Capacity of 6400 Tons. In: Long B.T., Kim YH., Ishizaki K., Toan N.D., Parinov I.A., Vu N.P. (eds) Proceedings of the 2nd Annual International Conference on Material, Machines and Methods for Sustainable Development (MMMS2020). MMMS 2020. Lecture Notes in Mechanical Engineering. Springer, Cham. 4. NCS Phạm Đình Nam, PGS.TS Thái Hà Phi. “Nghiên cứu Động lực học hệ TĐTL làm cơ sở khoa học nhằm nâng cao độ chính xác của thiết bị thí nghiệm gối cầu tải trọng lớn do Việt Nam chế tạo”, Tạp chí Cơ khí Việt Nam (ISSN 0866-7056), (số 1+2, năm 2022). 5. NCS Phạm Đình Nam, PGS.TS Thái Hà Phi. “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao độ chính xác của thiết bị thí nghiệm gối cầu tải trọng lớn do Việt Nam chế tạo phục vụ ngành GTVT”, Tạp chí Giao thông vận tải (ISSN 2354- 0818), số tháng 5/2022 6. Phạm Đình Nam, “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị kiểm tra sức chịu tải gối cầu tải trọng đến 5000 tấn”, mã số DT143010. Đề tài NCKH cấp bộ năm 2014-2015. 7. Ths Phạm Đình Nam, “Một số giải pháp trong thiết kế, chế tạo thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng gối cầu siêu tải trọng đến 5.000 Tấn”. Tuyển tập báo cáo - Hội nghị khoa học công nghệ thường niên năm 2015
  16. 111 vận tải, Hà Nội 5/2001.37,67-38. 11. Nguyễn Xuân Khang. “Nghiên cứu cơ sở khoa học chế tạo thiết bị thi công chuyên dùng phục vụ xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam”. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị KHCN Cơ khí chế tạo toàn quốc lần thứ hai. Tháng 11/2009; 116-122 12. Nguyễn Xuân Khang. “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khai thác kỹ thuật hệ thống truyền động thủy lực trên các máy thi công công trình giao thông vận tải”. Tập san Viện Khoa học và Công nghệ GTVT. Số 3/1998; 32-36 13. Nguyễn Xuân Khang. “Những chỉ tiêu và giải pháp kỹ thuật trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị thủy lực phục vụ thi công công trình GTVT”. Tập san Viện Khoa học kỹ thuật GTVT; Số 4/1996; 23-25. 14. Nguyễn Xuân Khang, Nguyễn Văn Thịnh. “Những kết quả nghiên cứu ban đầu ảnh hưởng của độ ẩm tới tính năng kỹ thuật hệ thống truyền động thủy lực trên các máy xây dựng khai thác trong môi trường nhiệt đới”. Tập san Viện Khoa học kỹ thuật GTVT. Số 1/1996; 35-38. 15. Nguyễn Xuân Khang. “Nghiên cứu biện pháp nâng cao tuổi thọ các đường ống thuỷ lực trên các máy xây dựng khai thác trong môi trường nhiệt đới”. Tập san Viện Khoa học và Công nghệ GTVT. Số 3/1999; 33-35 16. Nguyễn Xuân Khang, Nguyễn Văn Thịnh. “Tính toán nhiệt độ làm việc của chất lỏng công tác và xác định vị trí làm mát hợp lý trong HTTĐTL trên các máy xây dựng và xếp dỡ”. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị KHCN Viện KH&CN GTVT. Năm 2000; 167-174. 17. Nguyễn Xuân Khang, Nguyễn Văn Thịnh. “Góp phần nâng cao hiệu suất làm mát chất lỏng công tác trong hệ thống TĐTL trên các máy xây dựng”. Tạp chí Giao thông Vận tải. Số 3/2001; 64, 65. 18. Nguyễn Xuân Khang, Nguyễn Văn Thịnh. “Phương pháp giảm áp lực động trong hệ thống truyền động thuỷ lực trên các máy xây dựng”. Tạp chí Giao thông Vận tải. Số 5/2001; 67-68, 37. 19. Nguyễn Văn Lại, Trần Xuân Bộ, Trần Khánh Dương. “Ảnh hưởng của mô hình
  17. 113 II. Tiếng nước ngoài 34. A. Bureček, L. Hružík and M. Vašina: Simulation of Dynamics of System with Hydraulic Lines and Linear Hydraulic Motor with Mass Load. EPJ Web of Conferences, DOI: 10.1051/C; Published by EDP Sciences, 2013. 35. AASHTO LRFD 2012 Bridge Design Specifications 36. AASHTO LRFDCONS-3-2010 LRFD Bridge Construction Specifications 37. AASHTO Bridge Bearings 38. AASHTO LRFDCONS-3-2010 LRFD Bridge Construction Specifications 39. AASHTO M251 Standard Specification for Plain and Laminated Elastomeric Bridge Bearings. 40. B. Yao, F. Bu, G.T.C. Chiu (2000). An adaptive robust motion control of single rod hydraulic actuators: theory and experiments. IEEE/ASME Trans. On Mechatronics, Vol.5, pp.79-91. 41. C. Bazsó, C.J. Hős: An experimental study on the stability of a direct spring loaded poppet relief valve. Department of Hydrodynamic Systems, Budapest University of Technology and Economics, P.O. Box 91, 1521 Budapest, Hungary. Journal of Fluids and Structures. 42. CC De Wit, H, A Olsson, KJ Astrom: A new model for control of systems with friction. IEEE Trans Automat Contr 1995; 40(3): 419-425. 43. Charles W. Roeder, John F. Stanton,T. Ivan Campbell. Rotation of High Load Multirotational Bridge Bearings. Journal of Structural Engineering/ Volume 121 Issue 4 - April 1995 44. D.W. Canudas, H. Olsson, K.J. Åström, P. Linschinsky (1995). A new model for control of systems with friction. IEEE Trans Autom Control. Vol. 40, pp. 419-25 45. Formula Book for hydraulics and Pneumatics. Linkoping University (2008) 46. Helmke, M.; Majer, H.; Thanassakis, A. (2016): Improvement of hydraulic control quality for deep drawing presses through retrofit. 10th IFK 2016, Dresden
  18. 115 using coupled simulation. ASME/BATH 2015 Symposium on Fluid Power and Motion Control, Chicago. 60. Tobias Schulze, Jürgen Weber: Model Based System Identification for Hydraulic Deep Drawing Presses. The 15th Scandinavian International Conference on Fluid Power, SICFP’17, June 7-9, 2017, Linköping, Sweden. 61. Watton J.: Fundamentals of fluid power control, Cambridge University Press, 2009 62. X.B. Tran, W.H. Khaing, H. Endo, H. Yanada (2014), “Effect of friction model on simulation of hydraulic actuator, Proc IMechE Part I”, J. Systems and Control Engineering, 228, pp.1-9 63. Xuan Bo Tran, Hideki Yanada, “Dynamic Friction Behaviors of Pneumatic Cylinders”, Intelligent Control and Automation, Vol.4, No. 2, 2013, pp. 180-190. 64. W.L.Green, MSC Tech, Ceng, MIMechE, AMCT: The stability of poppet relief vales. University salford, september 1972. 410-413. 65. 66.