Luận án Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng chất lỏng tản nhiệt chứa thành phần ống Nanô Cacbon trong quản lý nhiệt cho vệ tinh

Cácbon là một nguyên tố hóa học có ký hiệu C và số nguyên tử 6. Nó là phi
kim và hóa trị 4 - tạo ra 4 electron để tạo thành liên kết hóa học cộng hóa trị. Nó
thuộc nhóm 14 của bảng tuần hoàn. Cácbon chỉ chiếm khoảng 0,025% vỏ Trái đất
[1]. Ba đồng vị của Cácbon tồn tại trong tự nhiên, với đồng vị 12C và 13C là ổn
định, trong khi đồng vị 14C là một hạt nhân phóng xạ, phân rã với chu kỳ bán rã
khoảng 5.730 năm. Trước đây người ta biết đến 3 dạng thù hình chính của Cácbon
là kim cương, Graphit và Cácbon vô định hình (Fullerenes).
Kim cương là một dạng rắn của nguyên tố Cácbon với các nguyên tử được sắp
xếp trong một cấu trúc tinh thể được gọi là khối kim cương. Ở nhiệt độ và áp suất
khí quyển, một dạng rắn khác của Cácbon được gọi là than chì là dạng Cácbon ổn
định về mặt hóa học, nhưng kim cương hầu như không bao giờ chuyển đổi thành
dạng này. Kim cương có độ cứng và độ dẫn nhiệt cao nhất so với bất kỳ vật liệu tự
nhiên nào, do vậy được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như cắt và đánh
bóng các đồ vật. Đây cũng chính là lý do mà kim cương có thể chịu được áp lực sâu
trong lòng đất, nơi chúng được tìm thấy.
Graphit là một dạng tinh thể của nguyên tố Cácbon với các nguyên tử được
sắp xếp theo cấu trúc hình lục giác. Nó xuất hiện tự nhiên ở dạng này và là dạng
Cácbon ổn định nhất trong các điều kiện tiêu chuẩn. Dưới áp suất và nhiệt độ cao,
nó chuyển thành kim cương. Graphit được sử dụng trong bút chì và chất bôi trơn.
Nó là một chất dẫn nhiệt và điện tốt. Độ dẫn điện cao của Graphit làm cho nó hữu
ích trong các sản phẩm điện tử như điện cực, pin và tấm pin mặt trời [2]. 
pdf 139 trang phubao 24/12/2022 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng chất lỏng tản nhiệt chứa thành phần ống Nanô Cacbon trong quản lý nhiệt cho vệ tinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_che_tao_va_ung_dung_chat_long_tan_nhiet_c.pdf
  • docDong gop moi - To Anh Duc - Viet.doc
  • docDong gop moi - To Anh Duc - Anh.doc
  • pdfDong gop moi - To Anh Duc - Anh.pdf
  • pdfDong gop moi - To Anh Duc - Viet.pdf
  • pdfQuyet dinh 1019 17-6-22 cap HV To Anh Duc.pdf
  • pdfQuyet dinh 1019 cap HV To Anh Duc.pdf
  • pdfTom tat luan an - Anh.pdf
  • pdfTom tat luan an - Viet.pdf
  • docxTrich yeu luan an - To Anh Duc.docx
  • pdfTrich yeu luan an - To Anh Duc.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng chất lỏng tản nhiệt chứa thành phần ống Nanô Cacbon trong quản lý nhiệt cho vệ tinh

  1. 88 - Nắp buồng chân không: được làm từ thép và có lớp cao su và dầu mỡ để đảm bảo độ kín chân không. - Bộ phận phát nhiệt: 04 bánh phát, công suất của mỗi bánh phát vào khoảng 2 kW và được điều khiển bằng thiết bị điều khiển bên ngoài. - Bộ phận hút chân không: Buồng được hút chân không bởi một bơm chân không để đạt được áp suất 10-4 bar. - Bộ phận đo áp suất: là đồng hồ đo áp suất đặt ở trước của buồng đo. - Bộ phận nhiệt độ thấp: bao gồm một bình đựng nitơ lỏng để cung cấp cho buồng nitơ bên trong thùng, có thể đạt đến -75oC. - Bộ phận điều khiển: nằm ở phía trên có thể điều khiển hoạt động của buồng chân không. Tương tự, hình 4.4 là bản thiết kế theo mặt cắt dọc của buồng chân không mô phỏng quá trình quản lý nhiệt cho vệ tinh. 4.2.3. Bản vẽ thiết kế 3D của mô hình buồng chân không Hình 4.5 và hình 4.6 là bản vẽ thiết kế 3D mặt trước của buồng chân không mô phỏng quá trình quản lý nhiệt cho vệ tinh. Có thể quan sát rõ các chi tiết của hệ thống bao gồm: vỏ buồng chân không, nắp buồng chân không, bộ phận phát, bộ phận hút chân không, đồng hồ đo áp suất, bộ phận nhiệt độ thấp và bộ phận điều khiển. Hình 4.7 và hình 4.8 là bản thiết kế 3D mặt sau của buồng chân không mô phỏng quá trình quản lý nhiệt cho vệ tinh, có thể quan sát thấy rõ vị trí của bơm chân không, các hệ thống đường dẫn chất lỏng nitơ, hệ thống thoát khí, hệ thống dây điều khiển điện và dây đo cảm biến nhiệt của buồng chân không, cùng các đường khí nối giữa bơm chân không và buồng chân không. Các hệ thống được liên kết với kích thước và vị trí tối ưu trong thiết kế. Hình 4.9 là bản thiết kế 3D mặt trên của buồng chân không mô phỏng quá trình quản lý nhiệt cho vệ tinh. Có thể quan sát thấy rõ vị trí của bảng điều khiển hệ thống, ngoài ra còn có bơm chân không, các hệ thống đường dẫn chất lỏng nitơ, hệ thống thoát khí, hệ thống dây điều khiển điện và dây đo cảm biến nhiệt của buồng chân không. Có thể nói buồng chân không đã được luận án nghiên cứu và thiết kế một cách tối ưu, và điều đó đã được thể hiện chi tiết thông qua các bản vẽ trên.
  2. 90 Hình 4.7. Bản vẽ 3D mặt sau của buồng chân không mô phỏng quá trình quản lý nhiệt cho vệ tinh Hình 4.8. Bản vẽ 3D mặt sau của buồng chân không mô phỏng quá trình quản lý nhiệt cho vệ tinh
  3. 92 Hình 4.10. Vỏ buồng chân không cho hệ mô phỏng vệ tinh đã được chế tạo thành công 4.3.2. Chế tạo bộ phận bức xạ nhiệt Luận án chế tạo bộ phận bức xạ nhiệt cho mô hình mô phỏng quản lý nhiệt của vệ tinh với các thông số như sau: - Loại bức xạ nhiệt: hồng ngoại. - Bộ phận bức xạ nhiệt: bánh bức xạ công suất 2 kW. - Số lượng bộ phận bức xạ nhiệt: 04. - Tổng công suất bức xạ nhiệt: 8 kW. Hình 4.11 là ảnh chụp của cụm 04 bánh bức xạ nhiệt hồng ngoại của hệ thống mô phỏng mà luận án đã chế tạo với tổng công suất 8 kW. Hình 4.11. Ảnh chụp của cụm 04 bánh bức xạ nhiệt hồng ngoại
  4. 94 Hình 4.13. Ảnh chụp buồng đựng nitơ lỏng của hệ thống mô phỏng đã được chế tạo thành công 4.3.4. Chế tạo hệ thống cảm biến và điều khiển Để phục vụ cho quá trình mô phỏng vệ tinh, cần phải có hệ thống cảm biến nhiệt độ cũng như hệ thống điều khiển để có thể điều khiển được các thông số bên trong hệ mô phỏng theo như ý muốn của người làm thí nghiệm. Do vậy luận án đã thiết kế các hệ thống này với các thông tin cụ thể như sau: - Cảm biến nhiệt độ: loại cặp nhiệt K. - Phạm vi đo của cảm biến: -100oC đến 100oC. - Số lượng cảm biến: 02. - Số bộ điều khiển công suất nhiệt: 04. Hình 4.14 là ảnh chụp của hệ thống cảm biến và điều khiển cho hệ thống mô phỏng vệ tinh mà luận án đã chế tạo thành công: - 4 núm đen là 4 nút để điều khiển nhiệt lượng phát ra bởi từng bánh xe. - Màn hình hiển thị 2 nhiệt độ ứng với 2 cảm biến nhiệt độ ở bên trong bộ mô phỏng.
  5. 96 Hình 4.15. Ảnh chụp hệ thống mô phỏng vệ tinh đã được lắp ráp và chế tạo thành công Hình 4.16 là ảnh chụp của mô hình buồng chân không nghiên cứu mô phỏng vệ tinh cho quá trình quản lý nhiệt trong quá trình hoạt động thử nghiệm. Hình 4.16. Ảnh chụp mô hình buồng chân không nghiên cứu mô phỏng vệ tinh cho quá trình quản lý nhiệt trong quá trình hoạt động thử nghiệm
  6. 98 Hình 4.17. Thiết kế mô hình vệ tinh NanoDragon tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam Hình 4.18a. Mô hình vệ tinh được sử dụng trong mô phỏng Hình 4.18b. Mô hình vệ tinh được đặt vào hệ mô phỏng chân không
  7. 100 Bảng 4.1. Kết quả khảo sát trong tình huống giả định thứ nhất STT Hàm lượng Thời gian Nhiệt độ bão hòa khi dùng CNTs (% vol) bão hòa Coolanol/CNTs 1 0,0 43,0 phút 62,6oC 2 0,2 43,0 phút 61,8oC 3 0,4 43,5 phút 60,9oC 4 0,6 44,0 phút 60,0oC 5 0,8 44,0 phút 59,1oC 6 1,0 44,5 phút 58,4oC 4.4.3. Tình huống giả định lấy nhiệt linh kiện công suất để sưởi ấm linh kiện lạnh Trong tình huống này, luận án giả định vệ tinh hoạt động ở điều kiện không có bức xạ mặt trời và không gian ở nhiệt độ thấp khoảng -75oC. Nhiệt lượng từ linh kiện công suất thay vì tỏa ra vỏ thì sẽ được sử dụng để sưởi ấm cho khối camera giả định vốn cần có nhiệt độ hoạt động ổn định. Hình 4.20. Sơ đồ hệ truyền nhiệt trong tình huống giả định 2
  8. 102 Hình 4.21. Sơ đồ mạch hệ thống quản lý nhiệt bằng chất lỏng cho tình huống giả định 1 Trong mô hình này: P: là công suất tỏa nhiệt từ linh kiện của vệ tinh C1: nhiệt dung của linh kiện CL: nhiệt dung của chất lỏng tản nhiệt R1: nhiệt trở giữa linh kiện và chất lỏng tản nhiệt R2: nhiệt trở giữa chất lỏng tản nhiệt và lớp vỏ vệ tinh CV: nhiệt dung của lớp vỏ U: nhiệt độ của lớp vỏ Từ mô hình trên, luận án xác định được hệ phương trình vi phân mô tả quá trình tản nhiệt trong tình huống này như sau: Trong đó:
  9. 104 b) Kết quả mô phỏng - Tình huống giả định 1 Hình 4.23. Kết quả mô phỏng của tình huống giả định 1 (hình là số liệu thực nghiệm) Hình 4.23 là kết quả mô phỏng ở tình huống giả định 1, khi nhiệt lượng từ linh kiện sẽ được tỏa ra vỏ. Ở đây có thể thấy rằng độ tăng nhiệt độ diễn ra rất nhanh trong khoảng 25 phút đầu tiên, sau đó dần tiến tới giá trị bão hòa (là giá trị mà khi thời gian tiếp tục tăng lên, thì nhiệt độ của lớp vỏ vệ tinh vẫn giữ ở mức ổn định). Khi không pha CNTs vào chất lỏng tản nhiệt, nhiệt độ bão hòa của lớp vỏ ổn định ở mức khoảng 62,5oC. Khi tăng dần lượng CNTs cho vào chất lỏng tản nhiệt, thì nhiệt độ bão hòa giảm dần đi. Với hàm lượng CNTs lớn nhất được đo trong luận án này, giá trị nhiệt độ bão hòa giảm xuống còn 58,3oC. Như vậy, nhiệt độ bão hòa của vỏ vệ tinh đã giảm được khoảng 4,2oC. Ngoài ra, một số giá trị thực nghiệm (hình tam giác) cũng được đưa vào để kiểm chứng độ chính xác của mô hình tính toán. Hình 4.23 cho thấy rằng các kết quả đo đạc khá khớp với tính toán lý thuyết, từ đó khẳng định tính đúng đắn của mô hình lý thuyết mà luận án đề ra.
  10. 106 mô phỏng môi trường không gian cho quá trình quản lý nhiệt; thiết kế và chế tạo vỏ buồng chân không, bộ phận bức xạ nhiệt, bộ phận nhiệt độ thấp, hệ thống cảm biến và điều khiển, lắp ráp hoàn thiện buồng chân không nghiên cứu phỏng vệ tinh. Kết quả thử nghiệm cho thấy việc pha thêm CNTs vào chất lỏng nền mang lại hiệu quả trao đổi nhiệt tốt hơn cho vệ tinh. Chất lỏng đặc chủng chứa thành phần CNTs có khả năng ứng dụng tốt trong mục đích quản lý nhiệt cho vệ tinh, đặc biệt là áp dụng cho các loại vệ tinh khối lượng lớn như vệ tinh địa tĩnh, vệ tinh trong thông tin liên lạc và có thể được dùng cho cả các vệ tinh nhỏ. Những kết quả thực nghiệm này đã được đăng trên tạp chí “Digest Journal of Nanomaterials and Biostructures”, Volume 17, Number 1, January - March 2022.
  11. 108 - Nghiên cứu sinh dự kiến sẽ xây dựng mô hình vệ tinh lớn hơn và thử nghiệm các chất lỏng nanô chế tạo được với mô hình vệ tinh đó, mà đòi hỏi điều kiện quản lý nhiệt phức tạp hơn.
  12. 110 - Phạm Văn Trình, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Trọng Tâm, Tô Anh Đức, Mai Thị Phượng, Nguyễn Tuấn Hồng, Phan Ngọc Hồng, Phan Ngọc Minh, Bùi Hùng Thắng, “Chế tạo và tính chất dẫn nhiệt của chất lỏng nano etylen glycol chứa vật liệu hybrid CNT-graphen, Tạp chí Hóa học”, 55(3e12) 258-262, tháng 6 năm 2017. 2) Công bố khoa học khác: - TO ANH DUC, BUI HUNG THANG, BUI ANH TUAN, MAI THI PHUONG, PHAN NGOC MINH, PHAN HONG KHOI, "A Considerable Increase in Lifetime of LED Bulbs Using The U-shaped Liquid-Cooled Configuration", IOSR Journal of Applied Physics (IOSR-JAP), 13(6), 2021, pp. 10-13. - To Anh Duc, Bui Hung Thang, Bui Anh Tuan, Mai Thi Phuong, Phan Ngoc Minh, Bui Huy, “Investigation of Heat Dissipation Efficiency of the Liquid-Cooled Spring Lamp”, Advances in Research, 23(1):22-26, 2022. - Đơn đăng ký sáng chế: “Quy trình chế tạo chất lỏng đặc chủng sử dụng sử dụng trong quản lý nhiệt cho vệ tinh chứa thành phần Graphen”, Bùi Hùng Thắng, Cao Thị Thanh, Tô Anh Đức, Vũ Đình Lãm, Phạm Anh Tuấn, Phan Ngọc Minh (Đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ chấp nhận đơn ngày 15/8/2019 theo Quyết định số 69157/QĐ-SHTT). - Đơn đăng ký sáng chế: “Quy trình chế tạo chất lỏng đặc chủng chứa thành phần graphen và ống nano cacbon dùng cho quản lý nhiệt trong không gian”, Bùi Hùng Thắng, Cao Thị Thanh, Tô Anh Đức, Vũ Đình Lãm, Phạm Anh Tuấn, Phan Ngọc Minh (Đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ chấp nhận đơn ngày 12/2/2020 theo Quyết định số 910w/QĐ-SHTT).
  13. 112 9. M.S.S. Saravanan, T. Nagaraj, S. Mohan, S.R.K. Singh, K. Sivaprasad, S.P.K. Babu, J.B. Sajin, “Synthesis of metal catalyst carbon nanotubes by arc- discharge method used for energy efficient applications”, AIP Conference Proceedings 2039, 020072, 2018. 10. T. Guo, P. Nikolaev, A. Thess, D.T. Colbert and R.E. Smalley, “Catalytic growth of single-walled nanotubes by laser vaporization”, Chem. Phys. Lett., 243, 49-54, 1995. 11. L. Sun, G. Yuan, L. Gao, J. Yang, M. Chhowalla, M.H. Gharahcheshmeh, K.K. Gleason, Y.S. Choi, B.H. Hong, Z.F. Liu, “Chemical vapour deposition”, Nat Rev Methods Primers 1, 5, 2021. 12. N. Anzar, R. Hasan, M. Tyagi, N. Yadav, J. Narang, “Carbon nanotube - A review on Synthesis, Properties and plethora of applications in the field of biomedical science”, Sensors International, Volume 1, 100003, 2020. 13. G.N. Anastasiya, D.A. Darya, F.K. Elena, S. Mika, V.K. Pavel, “Hybrid Materials Based on Carbon Nanotubes and Nanofibers for Environmental Applications”, Frontiers in Chemistry, Volume 8, 546, 2020. 14. W. Huijie, L. Yong, Z. Xiaoliang, W. Fei, R. Xinyuan, T. Feng, L. Tengfei, W. Guangxin, R. Fengzhang, “Application of Carbon Nanotube-Based Materials as Interlayers in High-Performance Lithium-Sulfur Batteries: A Review”, Frontiers in Energy Research, Volume 8, 221, 2020. 15. M. Sheikhpour, M. Naghinejad, A. Kasaeian, A. Lohrasbi, S.S. Shahraeini, S. Zomorodbakhsh, “The Applications of Carbon Nanotubes in the Diagnosis and Treatment of Lung Cancer: A Critical Review”, Int J Nanomedicine. 2020; 15:7063-7078, 2020. 16. W. Huijie, L. Yong, Z. Xiaoliang, W.R. Ren Xinyuan, T.L. Li Tengfei, W. Guangxin, R. Fengzhang, “Application of Carbon Nanotube-Based Materials as Interlayers in High-Performance Lithium-Sulfur Batteries: A Review”, Frontiers in Energy Research, Volume 8, 221, 2020. 17. A. Corletto, J.G. Shapter, “Nanoscale Patterning of Carbon Nanotubes: Techniques, Applications, and Future”, Adv. Sci. 2021, 8, 2001778, 2021.
  14. 114 27. K.A. Kumar, S.N. Kulkarni, L. Bharath, “Synthesis, Properties and Characterization of Nanofluid – A Critical Review”, INTERNATIONAL JOURNAL OF ENGINEERING RESEARCH & TECHNOLOGY (IJERT) Volume 10 (9), 2021. 28. R.S. Ruoff, D.C. Lorents, “Mechanical and thermal properties of carbon nanotubes”, Carbon, Volume 33(7), 925-930, 1995. 29. M.A. Sheremet, “Applications of Nanofluids”, Nanomaterials 2021, 11, 1716, 2021. 30. J.A. Eastman, S.U.S. Choi, S. Li, W. Yu, L.J. Thompson, “Anomalously increased effective thermal conductivities of ethylene glycol-based nanofluids containing copper nanoparticles”, Applied Physics Letters, Vol. 78(6), 718–720, 2001. 31. Y. Li, J. Zhou, S. Tung, E. Schneider, S. Xi, “A review on development of nanofluid preparation and characterization”, Powder Technology, Volume 196(2), 89–101, 2009. 32. C.H. Lo, T.T. Tsung, L.C. Chen, “Shape-controlled synthesis of Cu-based nanofluid using submerged arc nanoparticle synthesis system (SANSS)”, Journal of Crystal Growth, vol. 277, no. 1–4, pp. 636–642, 2005. 33. C.H. Lo, T.T. Tsung, L.C. Chen, C.H. Su, H.M. Lin, “Fabrication of copper oxide nanofluid using submerged arc nanoparticle synthesis system (SANSS)”, Journal of Nanoparticle Research, vol. 7, no. 2-3, pp. 313–320, 2005. 34. H.T. Zhu, Y.S. Lin, Y.S. Yin, “A novel one-step chemical method for preparation of copper nanofluids”, Journal of Colloid and Interface Science, vol. 277, no. 1, pp. 100–103, 2004. 35. A.K. Jagadeesan, K. Thangavelu, V. Dhananjeyan, “Carbon Nanotubes: Synthesis, Properties and Applications, 21st Century Surface Science” - a Handbook, 2020.
  15. 116 46. S.J. Kim, I.C. Bang, J. Buongiorno, L.W. Hu, “Study of pool boiling and critical heat flux enhancement in nanofluids,” Bulletin of the Polish Academy of Sciences—Technical Sciences, vol. 55(2), 211–216, 2007. 47. A.R.I. Ali, B. Salam, “A review on nanofluid: preparation, stability, thermophysical properties, heat transfer characteristics and application”. SN Appl. Sci. 2, 1636, 2020. 48. A.R. Prasad, S. Singh, H. Nagar, “A review on Nanofluids: Properties and applications”, International journal of advanced research and innovative ideas in Education, Vol 3(3), 70-76, 2017. 49. Y. Sawant, K. Pathare, R. Patel, P. Choughule. “NANOFLUIDS WITH RECENT APPLICATION & FUTURE TRENDS”, International Journal of Innovations in Engineering Research and Technology, 8(06), 458–468, 2021. 50. W. Abbas, M.M. Magdy, “Heat and Mass Transfer Analysis of Nanofluid Flow Based on Cu, Al2O3, and TiO2 over a Moving Rotating Plate and Impact of Various Nanoparticle Shapes”, Mathematical Problems in Engineering, Volume 2020, 9606382, 2020. 51. S. Almurtaji, N. Ali, J.A. Teixeira, A. Addali, “Effect of Multi-Walled Carbon Nanotubes-Based Nanofluids on Marine Gas Turbine Intercooler Performance”, Nanomaterials 2021, 11, 2300, 2021. 52. M.C. Mbambo, S. Khamlich, T. Khamliche, M.K. Moodley, K. Kaviyarasu, I.G. Madiba, M.J. Madito, M. Khenfouch, J. Kennedy, M. Henini, E. Manikandan, M. Maaza, “Remarkable thermal conductivity enhancement in Ag—decorated graphene nanocomposites based nanofluid by laser liquid solid interaction in ethylene glycol”, Sci Rep 10, 10982, 2020. 53. D.P. Kulkarni, D.K. Das, R.S. Vajjha, “Application of Nanofluids in Heating Buildings and Reducing Pollution”, Appl. Energ. 86, 2566–2573, 2009.
  16. 118 64. P.R. Mashaeia, M. Shahryarib, S. Madani, "Analytical study of multiple evaporator heat pipe with nanofluid; A smart material for satellite equipment cooling application", Aerospace Science and Technology, Volume 59, 112–121, 2016. 65. J.R. Wertz, D.F. Everett, J.J. Puschell, “Space Mission Engineering: The New SMAD”, 2011. 66. D.G. Gilmore, "Spacecraft Thermal Control Handbook. Vol. 1: Fundamental Technologies”, The Aerospace Corporation Press, California, (2002). 67. R.C. van Benthem, H.J. van Gerner, J. van Es, A. van Vliet, P. van Put Elst, D.J. Schwaller, “Valve-less Mechanically Pumped Fluid Loop (MPFL) using East and West Panels of a Large Telecommunication Satellite as Radiator”, 45th International Conference on Environmental Systems, Bellevue, Washington, 12-16 July 2015. 68. R. Thorslund, A. Bjorneklett, M. Antelius, T. Tjiptahardja, T. Huens, A. Scommegna, A. Walker, “Development of an Engineering Model of a monophasic Electro Hydro Dynamic (EHD) pumped fluid loop within the frame of the NEOSAT pre-development activities”, 46th International Conference on Environmental Systems, Vienna, Austria, 10-14 July 2016. 69. J.X. Wang, Y.Z. Li, H.S. Zhan, S.N. Wang, Y.H Liang, W. Guo, Y. Liu, S.P. Tian, “A highly self-adaptive cold plate for the single-phase mechanically pumped fluid loop for spacecraft thermal management”, Energy Conversion and Management, Volume 111, 57-66, 2016. 70. V.S. Jasvanth, V. Jaikumar, “Design and testing of an ammonia loop heat pipe”, Applied Thermal Engineering 111, 1655-1663, 2017. 71. N. Czaplicka, A. Grzegórska, J. Wajs, J. Sobczak, A. Rogala, “Promising Nanoparticle-Based Heat Transfer Fluids—Environmental and Techno- Economic Analysis Compared to Conventional Fluids”, Int. J. Mol. Sci, 22, 9201, 2021.
  17. 120 82. P. Estellé, S. Halelfadl, T. Maré, “Thermal conductivity of Cnt water based nano- fluids: experimental trends and models overview”, J. Therm. Eng. 1 (2), 381–390, 2015. 83. A. Nasiri, M. Shariaty-Niasar, A.M. Rashidi, R. Khodafarin, “Effect of CNT structures on thermal conductivity and stability of nanofluid”, Int. J. Heat Mass Transf. 55 (5–6), 1529–1535, 2012. 84. S. Naddaf, Z. Heris, “Experimental study on thermal conductivity and elec- trical conductivity of diesel oil-based nanofluids of graphene nanoplatelets and carbon nanotubes”, Int. Commun. Heat Mass Transf. 95, 116–122, 2018. 85. S.P. Venkatesan, J. Hemanandh, “Experimental investigation on convective heat transfer coefficient of water/ethylene glycol-carbon nanotube nanofluids”, Int. J. Ambient Energy, 1–3, 2018 86. D. Bohne, S. Fischer, E. Obermeier, “Thermal, Conductivity, Density, Viscosity, and Prandtl-Numbers of Ethylene Glycol-Water Mixtures ” Volume 742, 739–742, 1984. 87. P. Wang, J.J. Kosinski, A. Anderko, R.D. Springer, M.M. Lencka, J. Liu, "Ethylene Glycol and Its Mixtures with Water and Electrolytes: Thermodynamic and Transport Properties", Ind. Eng. Chem. Res. 2013, Volume 52(45), 15968–15987, 2013. 88. O. Keklikcioglu, T. Dagdevir, V.Ozceyhan, “Second law analysis of a mixture of ethylene glycol/water flow in modified heat exchanger tube by passive heat transfer enhancement technique”, J Therm Anal Calorim 140, 1307–1320, 2020. 89. X. Li, C. Zou, “Thermo-physical properties of water and ethylene glycol mixture based SiC nanofluids: An experimental investigation”, International Journal of Heat and Mass Transfer, Volume 101, Pages 412- 417, October 2016.
  18. 122 99. Y. Gan and L. Qiao, “Optical properties and radiation-enhanced evaporation of nanofluid fuels containing carbon-based nanostructures,” Energy and Fuels, Volume 26(7), 4224–4230, 2012. 100. V. Kumaresan, R. Velraj, “Experimental investigation of the thermo- physical properties of water-ethylene glycol mixture-based CNT nanofluids,” Thermochim. Acta, Volume 545, 180–186, 2012. 101. T.P. Teng, C.C. Yu, “Heat dissipation performance of MWCNTs nano- coolant for vehicle,” Exp. Therm. Fluid Sci., Volume 49, 22–30, 2013. 102. Q. Li, C. Liu, X. Wang, S. Fan, “Measuring the thermal conductivity of individual carbon nanotubes by the Raman shift method,” Nanotechnology 20(14), 145702, 2009. 103. H. Xie, L. Chen, “Review on the Preparation and Thermal Performances of Carbon Nanotube Contained Nanofluids”, Journal of Chemical & Engineering Data 56(4), 2011. 104. A. Ghajar, W.C. Tang, J. Beam, “Methodology for Comparison of Hydraulic and Thermal Performance of Alternative Heat Transfer Fluids in Complex Systems”. Heat Transfer Engineering. 16. 60-72, 1995. 105. Orlando, F. Franceschini, C. Muscas, S. Pidkova, M. Bartoli, M. Rovere, A. Tagliaferro, "A Comprehensive Review on Raman Spectroscopy Applications", CHEMOSENSORS, Vol. 9, no. 262, 2021. 106. Y.H. Li, W. Qu, J.C. Feng, “Temperature Dependence of Thermal Conductivity of Nanofluids”, Chinese Phys Lett, 25, 3319, 2008. 107. H.J. van Gerner, R.C. Van Benthem, J. van Es, D. Schwaller, S. Lapensée, “Fluid selection for space thermal control systems, 44th International Conference on Environmental Systems”, Tucson, Arizona, 13-17 July 2014. 108. H.J. van Gerner, G. van Donk, A. Pauw, J. van Es, "A Heat Pump for Space Applications", 45th International Conference on Environmental Systems, Bellevue, Washington, 12-16 July 2015.
  19. 124 gaseous nitrogen thermal conditioning technology", Spacecrafts & Technologies. 4. 36-44, 2020. 117. H. Wu, S. Grabarnik, A. Emadi, G. Graaf, R. Wolffenbuttel, “Characterization of thermal cross-talk in a MEMS-based thermopile detector array" Journal of Micromechanics and Microengineering, 2009. 118. L. Min, L. Botao, W. Zijuan, S. Weiwei, D. Wenjing, "Cold & black environment design in large space simulator", Physics Procedia 67, 711– 716, 2015. 119. R.S.S. Chisabasa, E.E. Bürger, G. Loureiro, “Space Simulation Chambers State-Of-The-Art, 67 th International Astronautical Congress (IAC)”, Guadalajara, Mexico, 26-30 September 2016. 120. H. Chao, Z. Lei, L. Ran, L. Ang, "Numerical Simulation of Liquid Nitrogen Spray Equipment for Space Environmental Simulation Facility", International Journal of Environmental and Ecological Engineering, Vol 9(11), 2015. 121. J. Koo, C. Kleinstreuer, “A new thermal conductivity model for nanofluids”, J Nanopart Res 6, 577–588, 2004.