Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến tổ chức và cơ tính hợp kim nhôm ADC12 trong quá trình đúc máng nghiêng và tạo hình bán lỏng

Quá trình đông đặc của hợp kim xảy ra trong một khoảng nhiệt độ hữu
hạn, trong khoảng nhiệt độ đó hai pha cùng tồn tại, pha lỏng và pha rắn, vật
liệu khi đó ở trạng thái bán lỏng. Trong quá trình đông đặc, phần trăm pha rắn
chứa trong hợp kim bán lỏng, được gọi là tỷ phần pha rắn fs, tăng lên. Ngược
lại, phần trăm pha lỏng chứa trong hợp kim bán lỏng, gọi là tỷ phần pha lỏng
fl, giảm đi [50], [59], [63].
Công nghệ tạo hình bán lỏng dựa trên đặc tính xúc biến (thixotropy) của
hợp kim ở trạng thái bán lỏng, có thể xuất hiện trong khoảng nhiệt độ giữa
đường rắn và đường lỏng của hợp kim, khi đó độ nhớt tỷ lệ nghịch với tốc độ
cắt [63], [86]. Do đó công nghệ tạo hình bán lỏng có thể xem là một phương
pháp tạo hình trung gian giữa đúc và rèn [61], [86]. Công nghệ này có được cả
ưu điểm của công nghệ đúc và công nghệ rèn mà lại hạn chế được các nhược
điểm của chúng. So với đúc, công nghệ tạo hình bán lỏng cho phép tạo ra các
chi tiết có hình dạng phức tạp, cơ tính đồng đều, đặc biệt là các bộ phận có
thành mỏng với cơ tính cao. Trong công nghệ đúc vật liệu có xu hướng co ngót,
rỗ và xốp làm giảm cơ tính của chi tiết thành phẩm, công nghệ tạo hình bán
lỏng khắc phục được điều này. So với công nghệ rèn, công nghệ tạo hình bán
lỏng tạo ra các chi tiết với cơ tính tốt tiệm cận với rèn, nhưng độ phức tạp hình
học của chi tiết tạo hình cao hơn, năng lượng tạo hình thấp hơn [30], [97]. Công
nghệ tạo hình bán lỏng đã được chứng minh là hiệu quả trong một số lĩnh vực
ứng dụng như hàng không vũ trụ và đáng chú ý nhất là trong ngành công nghiệp
ô tô và ngành viễn thông [63]. 
pdf 140 trang phubao 5883
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến tổ chức và cơ tính hợp kim nhôm ADC12 trong quá trình đúc máng nghiêng và tạo hình bán lỏng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_cac_thong_so_cong_nghe_den.pdf
  • pdf6 - Tom tat luan an.pdf
  • docx8. Trang thong tin_Eng_Vie.docx
  • pdfQD Nguyen Anh Tuan.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến tổ chức và cơ tính hợp kim nhôm ADC12 trong quá trình đúc máng nghiêng và tạo hình bán lỏng

  1. 101 Bảng 4.5. Phân tích ANOVA cho giới hạn bền Nguồn biến Tổng bình Bậc Bình phương Giá trị Giá trị P Mức ảnh thiên phương tự do trung bình F hưởng % Mô hình 3778,50 4 944,63 92,53 < 0,0001 Tương hợp x1 2556,12 1 2556,12 250,40 < 0,0001 66,5% x2 171,13 1 171,13 16,76 0,0094 4,4% x3 190,13 1 190,13 18,62 0,0076 4,9% x1x2 861,13 1 861,13 84,36 0,0003 22,4% Curvature 17,00 1 17,00 1,67 0,2533 Residual 51,04 5 10,21 Lack of Fit 46,37 3 15,46 6,62 0,1340 K.tương hợp Pure Error 4,67 2 2,33 Cor Total 3846.55 10 Hệ số R² 0,9867 Adjusted R² 0,9760 Predicted R2 0,9111 Adeq 28,0756 Precision Bảng 4.6. Phân tích ANOVA cho độ giãn dài tương đối Nguồn biến Tổng bình Bậc Bình phương Giá Giá trị Mức ảnh thiên phương tự do trung bình trị F P hưởng % Mô hình 2,35 3 0,7833 27,38 0,0007 Tương hợp x1 1,44 1 1,44 50,50 0,0004 56,1% x1x2 0,5000 1 0,5000 17,48 0,0058 19,4% x1x3 0,4050 1 0,4050 14,16 0,0094 15,7% Curvature 0,0547 1 0,0547 1,91 0,2160 Residual 0,1717 6 0,0286 Lack of Fit 0,1650 4 0,0413 12, 37 0,0762 K.tương hợp Pure Error 0,0067 2 0,0033 Cor Total 2,58 10 R² 0,9319 Adjusted R² 0,8979 Predicted R2 0,7323 Adeq 15,7840 Precision
  2. 103 4.3.3. Thông số công nghệ tối ưu Tính năng tối ưu hóa hàm mục tiêu được sử dụng cho tất cả các yếu tố đầu ra. Quá trình tối ưu hóa là tìm ra các giá trị hợp lý của các thông số tạo hình, để thu được giá trị giới hạn bền và độ giãn dài tương đối trong quá trình ép chảy bán lỏng là lớn nhất. Giá trị tối ưu được lựa chọn khi hàm mục tiêu có giá trị lớn nhất (bảng 4.7) như sau: nhiệt độ tạo hình (560 oC) thời gian giữ nhiệt (5 phút) và tốc độ ép (15 mm/s). Bảng 4.7. Tối ưu hoá giá trị thực nghiệm No Nhiệt Thời Vận Giới hạn Độ giãn Hàm độ tạo gian giữ tốc bền dài tương mục hình nhiệt đầu ép (Mpa) đối (%) tiêu 1 560,068 5,151 14,833 311,437 3,391 1,000 Lựa chọn 2 560,109 5,055 14,844 311,163 3,384 0,986 4.4. Khảo sát sự đồng đều về tổ chức tế vi và cơ tính của sản phẩm 4.4.1. Tổ chức tế vi của vật liệu sau quá trình tạo hình bán lỏng Tổ chức tế vi của phôi sau khi ép bán lỏng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tính của sản phẩm. Vì vậy, sau khi ép chảy bán lỏng bán lỏng vẫn giữ được tổ chức vi mô cầu hoá giúp nâng cao cơ tính sản phẩm. Luận án đã tiến hành khảo sát tổ chức tế vi của phôi và sản phẩm sau khi tạo hình bán lỏng nhằm đánh giá sự thay đổi tổ chức của hợp kim nhôm ADC12 sau tạo hình. Sau khi ép lấy mẫu để kiểm tra tổ chức tế của chi tiết thể hiện trên hình 4.14. Hình 4.14. Tổ chức tế vi của phôi và chi tiết ép No5 (x50) (a) Phôi được chuẩn bị tổ chức (b) Chi tiết ép chảy (với T = 568 oC, t = 5 phút, v= 15 mm/s )
  3. 105 Để đánh giá sự khác biệt giữa phôi đã qua chuẩn bị tổ chức và phôi không qua chuẩn bị tổ chức, đã tiến hành cắt phôi chưa qua chuẩn bị tổ chức như trên hình 4.16, tổ chức của phôi được chụp trên kính hiển vi quang học thể hiện trên hình 4.17a, phôi sau khi ép cũng được chụp ảnh tổ chức tế vi, kết quả cho ở hình 4.17b. Rõ ràng nếu phôi không được chuẩn bị tổ chức thì các hạt α-Al thu được ở dạng nhánh cây, phân bố trong toàn bộ thể tích sản phẩm sau khi được tạo hình trong cùng điều kiện công nghệ như các phôi đã được chuẩn bị tổ chức. Hình 4.16. Phôi đúc cắt dây cho ép chảy bán lỏng Hình 4.17. Tổ chức tế vi của phôi và chi tiết ép (x50) (a) Phôi ép từ phôi đúc được mua về từ công ty Chiến Thắng (b) Chi tiết ép (với T = 560 oC, t = 20 phút, v = 15 mm/s) Đã nghiên cứu thử nghiệm với các phôi được chuẩn bị tổ chức trong điều khiện khác nhau, một số kết quả cho trong hình 4.18 và 4.19.
  4. 107 được chuẩn bị tổ chức, khẳng định vai trò của việc chuẩn bị tổ chức bằng máng máng nghiêng cho phôi. Số lượng hạt α-Al trong phôi ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hạt α-Al chi tiết ép. Trên hình 4.18a, b số lượng các hạt α-Al là khá nhiều giúp tạo ra một số lượng lớn các hạt α-Al trong chi tiết thành phẩm. Như trên hình 4.19a cho thấy, phôi không qua chuẩn bị tổ chức bằng phương pháp máng nghiêng mà sử dụng phương pháp đúc gần đường lỏng thì tổ chức của phôi thu được với số lượng hạt α-Al ít hơn, khi tạo hình thu được tổ chức trên hình 4.19b với hạt α-Al có độ cầu hoá thấp hơn và số lượng ít hơn so với tổ chức phôi được chuẩn bị tổ chức bằng phương pháp máng nghiêng. Không cần thiết sử dụng lò giữ nhiệt để gia nhiệt và giữ nhiệt cho cốc hứng. Vì đối với phôi không sử dụng lò giữ nhiệt như trên hình 4.18 cũng cho tổ chức phôi ép cầu hoá với số lượng α-Al lớn. 4.4.2. Kết quả thử cơ tính của chi tiết sau khi tạo hình Bảng 4.8 trình bày kết quả thử cơ tính của chi tiết ép chảy từ hợp kim nhôm ADC12. Dữ liệu tham khảo được lấy từ tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS H5302 2000 [7] và một số tài liệu khác [88]. Bảng 4.8. Cơ tính của hợp kim nhôm ADC12 và tương đương Cơ tính TT Công nghệ sản xuất Vật liệu Giới hạn Giới hạn δ, bền, MPa chảy, MPa % 1 Đúc khuôn kim loại [7] ADC12 228 154 1,4 2 Đúc khuôn kim loại [102] AЛ25 220 220 0,5 3 Dập lỏng (P = 150 MPa) [102] AЛ25 250 240 0,85 4 Cơ tính chi tiết chảy bán lỏng ADC12 283 251 3,3 Kết quả cho thấy giới hạn bền của chi tiết tạo hình bằng phương pháp ép chảy bán lỏng tăng 24 % và độ giãn dài của chi tiết tăng 135 % so với giới hạn bền và độ giãn dài của chi tiết được tạo hình bằng phương pháp đúc thông
  5. 109 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN ÁN 1. Kết quả luận án Luận án đã được hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra với các kết quả nghiên cứu chính như sau: - Nghiên cứu đã khẳng định có thể sử dụng công nghệ tạo hình bán lỏng cho hợp kim nhôm ADC12 (có vùng đông đặc hẹp). Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ tạo hình bán lỏng giúp tăng độ giãn dài và giới hạn bền của hợp kim nhôm ADC12 trong quá trình tạo hình bán lỏng nhưng vẫn duy trì các đặc tính cơ học khác, giúp cải thiện cơ tính chi tiết thành phẩm. - Luận án đã xây dựng mô hình thực nghiệm rót đúc trên máng nghiêng, đã tiến hành đánh giá xác định khoảng nhiệt độ đông đặc của hợp kim nhôm ADC12 làm cơ sở cho việc xác định khoảng biến thiên của các thông số công nghệ cho quá trình rót đúc trên máng cũng như quá trình ép chảy bán lỏng. - Dựa trên phương pháp quy hoạch thực nghiệm đã tiến hành thực nghiệm rót đúc trên máng nghiêng hợp kim nhôm ADC12, xác định ảnh hưởng của các thông số công nghệ chính như: nhiệt độ rót, chiều dài máng nghiêng và góc nghiêng của máng đến tổ chức tế vi thu được. Kết thực nghiệm cho thấy phôi thu được có tổ chức tế vi dạng cầu, đã xây dựng được phương trình hồi quy mô tả ảnh hưởng của các thông số công nghệ chính đến hai thông số đầu ra là kích thước hạt trung bình và hệ số hình dạng. Trên cơ sở đó, đã xác định được thông số công nghệ tối ưu khi chuẩn bị tổ chức bán lỏng hợp kim nhôm ADC12 bằng phương pháp máng nghiêng là: nhiệt độ rót ở 580 oC, chiều dài máng L = 300 mm và góc nghiêng của máng α = 65 o, khi đó thu được tổ chức tế vi dạng cầu có kích thước hạt trung bình d = 48 µm, hệ số hình dạng Sf = 0,82. - Đã xây dựng mô hình thực nghiệm ép chảy bán lỏng hợp kim nhôm ADC12 chi tiết có thành mỏng, trên cơ sở trang thiết bị hiện có của Bộ môn Gia công áp lực, HVKTQS; đã xác định khoảng biến thiên của các thông số công nghệ trong quá trình ép chảy xúc biến hợp kim nhôm ADC12. - Đã tiến hành thực nghiệm ép chảy bán lỏng hợp kim nhôm ADC12 trên mô hình thực nghiệm ép chảy bán lỏng và phương pháp quy hoạch thực nghiệm, khảo sát ảnh hưởng của các thông số công nghệ chính như: nhiệt độ tạo hình,
  6. 111 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyen Anh Tuan, Dao Van Luu, Lai Dang Giang (2020); Effect of processing parameters on the thixotropic semi-solid microstructure of ADC12 aluminium cast alloy by cooling slope, Tuyển tập báo cáo hội nghị 45 năm Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, trang 355 - 362, ISBN: 978-604- 9985-06-5. 2. Lai Dang Giang, Nguyen Anh Tuan, Dao Van Luu, Nguyen Vinh Du and Nguyen Manh Tien (2021); Optimization of Process Parameters on Microstructure and Mechanical Properties of ADC12 Alloy Aptomat Contact Fabricated by Thixoextrusion, The 1st International Electronic Conference on Metallurgy and Metals - IEC2M 2021, Mater. Proc. vol. 3, no. 1, p. 29, doi: ISSN 2673 – 4605. 3. Nguyen Anh Tuan, Dao Van Luu, Lai Dang Giang (2021); Optimization of Processing Parameters of Primary Phase Particle Size of Cooling Slope Process for Semi-solid Casting of ADC 12 Al Alloy, Structural Health Monitoring and Engineering Structures. Lecture Notes in Civil Engineering, vol 148. Springer, Singapore. pp 49-61, doi: (SCOPUS). 4. Tuan Nguyen Anh, Giang Lai Dang, Van Luu Dao (2021), Muti object prediction and optimization process parameters in cooling slope using Taguchi- grey relational analysis, Modern Mechanics and Applications. Lecture Notes in Mechanical Engineering. Springer, Singapore. pp 811-822, (SCOPUS). 5. Lại Đăng Giang, Đào Văn Lưu, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Phong, Đặng Văn Thức, Hoàng Tú (2022), Nghiên cứu sự thay đổi tổ chức tế vi của hợp kim nhôm ADC12 trong quá trình đúc lưu biến, Journal of Science and Technique, vol 17, No. 2, trang 34 - 44, ISSN: 1859-0209.
  7. 113 13. Brabazon D, Browne D, Carr A, (2003), "Experimental investigation of the transient and steady state rheological behaviour of Al–Si alloys in the mushy state", Materials Science Engineering: A, 356 (1-2), pp. 69-80. 14. Brissing K, Young K, (2000), "Semi-solid casting machines, heating systems, properties and applications", Die Casting Engineer, 44 (6), pp. 34-55. 15. Cardoso Legoretta E, Atkinson H V, Jones H, (2008), "Cooling slope casting to obtain thixotropic feedstock I: observations with a transparent analogue", Journal of Materials Science, 43 (16), pp. 5448-5455. 16. Cardoso Legoretta E, Atkinson H V, Jones H, (2008), "Cooling slope casting to obtain thixotropic feedstock II: observations with A356 alloy", Journal of Materials Science, 43 (16), pp. 5456-5469. 17. Chen J, Fan Z, (2002), "Modelling of rheological behaviour of semisolid metal slurries Part 1–Theory", Journal of Materials Science, 18 (3), pp. 237-242. 18. Chen J, Fan Z, (2002), "Modelling of rheological behaviour of semisolid metal slurries Part 3–Transient state behaviour", Materials Science Technology, 18 (3), pp. 250-257. 19. Cho W G, Kang C, (2000), "Mechanical properties and their microstructure evaluation in the thixoforming process of semi-solid aluminum alloys", Journal of Materials Processing Technology, 105 (3), pp. 269-277. 20. CIT M T, Tanabe F. (2004), New semi-solid casting of copper alloys using an inclined cooling plate. Proceedings of the 8th International Conference on Semi-Solid Processing of Alloys and Composites, Limassol, Cyprus; pp. 21-23. 21. Czerwinski F, (2018), "Thermomechanical Processing of Metal Feedstock for Semisolid Forming: A Review", Metallurgical and Materials Transactions B, 49 (6), pp. 3220-3257. 22. Da Silva M, Lemieux A, Blanchette H, Chen X G. (2008), The determination of semi-solid processing ability using a novel rheo- characterizer apparatus. Solid State Phenomena; pp. 343-348. 23. Dao V, Zhao S, Lin W, Zhang C, (2012), "Effect of process parameters on microstructure and mechanical properties in AlSi9Mg connecting-rod fabricated by semi-solid squeeze casting", Materials Science and Engineering: A, 558 pp. 95-102. 24. Das P, Dutta P, (2016), "Phase field modelling of microstructure evolution and ripening driven grain growth during cooling slope processing of A356 Al alloy", Computational Materials Science, 125 pp. 8-19.
  8. 115 39. Gencalp S, Saklakoglu N, (2010), "Semisolid Microstructure Evolution during Cooling Slope Casting under Vibration of A380 Aluminum Alloy", Materials and Manufacturing Processes, 25 (9), pp. 943-947. 40. Gencalp S, Saklakoglu N, (2012), "Effects of Low-Frequency Mechanical Vibration and Casting Temperatures on Microstructure of Semisolid AlSi8Cu3Fe Alloy", Arabian Journal for Science and Engineering, 37 (8), pp. 2255-2267. 41. Goodwin J W, Hughes R W, (2008), Rheology for chemists: an introduction, Royal Society of Chemistry, p. 290. 42. Govender G, Wilkins D, Bean R, Ivanchev L, et al, (2008), "Rheo- processing of semi-solid metal alloys: a new technology for manufacturing automotive and aerospace components: research in action", South African Journal of Science, 104 (7), pp. 257-259. 43. Guan R-G, Tie D, (2017), "A Review on Grain Refinement of Aluminum Alloys: Progresses, Challenges and Prospects", Acta Metallurgica Sinica (English Letters), 30 (5), pp. 409-432. 44. Guan R-G, Wang X, Shang Y-Q, Tie D, et al, (2017), "Shear Model of Metal Melt Flowing on Vibration Wall and Effect of Shear Stress on Solidification Microstructure", Acta Metallurgica Sinica (English Letters), 31 (6), pp. 650-658. 45. Guan R G, Cao F R, Chen L Q, Li J P, et al, (2009), "Dynamical solidification behaviors and microstructural evolution during vibrating wavelike sloping plate process", Journal of Materials Processing Technology, 209 (5), pp. 2592-2601. 46. Guan R G, Shen Y F, Zhao Z Y, Misra R D, (2016), "Nanoscale precipitates strengthened lanthanum-bearing Mg-3Sn-1Mn alloys through continuous rheo-rolling", Sci Rep, 6, p. 154. 47. Guan R G, Zhao Z Y, Chao R Z, Dong L, et al, (2013), "Boundary layer and cooling rate and microstructure formation on the cooling sloping plate", Metals and Materials International, 19 (5), pp. 949-957. 48. Haga T, Nakamura R, Tago R, Watari H, (2010), "Effects of casting factors of cooling slope on semisolid condition", Transactions of Nonferrous Metals Society of China, 20, pp. s968-s972. 49. Hajihashemi M, Niroumand B, Shamanian M, (2014), "The Effect of Process Parameters on the Microstructure and Mechanical Properties of Semisolid Cast Al6061", Metallurgical and Materials Transactions B, 46 (2), pp. 780-792. 50. Hirt G, Kopp R, (2009), Thixoforming: Semi-solid metal processing, John Wiley & Sons, p. 477.
  9. 117 64. Kolahdooz A, Nourouzi S, Bakhshi Jooybari M, Hosseinipour S J, (2014), "Experimental investigation of thixoforging parameters effects on the microstructure and mechanical properties of the helical gearbox cap", Journal of Mechanical Science and Technology, 28 (10), pp. 4257-4265. 65. Kumar S D, Ghose J, Mandal A, (2019), "Thixoforming of light-weight alloys and composites: an approach toward sustainable manufacturing", Sustainable Engineering Products and Manufacturing Technologies, pp. 25-43. 66. Kumar S D, Mandal A, Chakraborty M, (2014), "Cooling Slope Casting Process of Semi-solid Aluminum Alloys: A Review", International Journal of Engineering Research Technology: IJERT, pp. 269-283. 67. Lashkari O, Ghomashchi R, (2006), "The implication of rheological principles for characterization of semi-solid Al–Si cast billets", Journal of materials science, 41 (18), pp. 5958-5965. 68. Lashkari O, Ghomashchi R, (2007), "The implication of rheology in semi- solid metal processes: An overview", Journal of materials processing technology, 182 (1-3), pp. 229-240. 69. Lashkari O, Ghomashchi R, (2008), "Deformation behavior of semi-solid A356 Al–Si alloy at low shear rates: effect of fraction solid", Materials Science Engineering: A, 486 (1-2), pp. 333-340. 70. Lashkari O, Ghomashchi R, (2014), "Evolution of primary α-Al particles during isothermal transformation of rheocast semi solid metal billets of A356 Al–Si alloy", Canadian Metallurgical Quarterly, 53 (1), pp. 47- 54. 71. Lashkari O, Ghomashchi R, Ajersch F, (2007), "Deformation behavior of semi-solid A356 Al–Si alloy at low shear rates: the effect of sample size", Materials Science Engineering: A, 444 (1-2), pp. 198-205. 72. Li G, Lu H, Hu X, Lin F, et al, (2020), "Current Progress in Rheoforming of Wrought Aluminum Alloys: A Review", Metals, 10 (2), pp. 238-261. 73. Lipnicki Z, (2017), Dynamics of Liquid Solidification, Springer, p. 146. 74. Lipnicki Z, Weigand B, (2011), "Influence of the thermal boundary layer on the contact layer between a liquid and a cold plate in a solidification process", Heat and Mass Transfer, 47 (12), pp. 1629-1635. 75. Liu D, Atkinson H, Kapranos P, Jirattiticharoean W, et al, (2003), "Microstructural evolution and tensile mechanical properties of thixoformed high performance aluminium alloys", Materials Science Engineering: A, 361 (1-2), pp. 213-224. 76. Liu D, Atkinson H V, Jones H, (2005), "Thermodynamic prediction of thixoformability in alloys based on the Al–Si–Cu and Al–Si–Cu–Mg systems", Acta Materialia, 53 (14), pp. 3807-3819.
  10. 119 91. Nithin A M, Davidson M J, Rao C S P, (2020), "Mechanical and Metallurgical Studies on Thixoextruded Al-Si Alloys", Journal of Materials Engineering and Performance, p. 12. 92. Pan Q, Findon M, Apelian D. (2004), The continuous rheoconversion process (CRP): A novel SSM approach. 8th International Conference on Semi-Solid Processing of Alloys and Composites 2004. 93. Paskevich A, Wies T, (2017), Verified Software. Theories, Tools, and Experiments: 9th International Conference, VSTTE 2017, Heidelberg, Germany, July 22-23, 2017, Revised Selected Papers, Springer, p. 749. 94. Perez M, Barbé J, Neda Z, Bréchet Y, et al, (2001), "Investigation of the microstructure and the rheology of semi-solid alloys by computer simulation", Le Journal de Physique IV, 11 (PR5), pp. 93-100. 95. Poirier D, Geiger G, (1994), "Transport Phenomena in Materials", Processing, Metals & Materials Society, TMS, Warrendale, Pennsylvania, USA, p. 305. 96. Poirier D R, Geiger G, (2016), Transport phenomena in materials processing, Springer, p. 660. 97. Pola A, Tocci M, Kapranos P, (2018), "Microstructure and Properties of Semi-Solid Aluminum Alloys: A Literature Review", Metals, 8 (3), pp. 181-198. 98. Quaak C J. (1996), Rheology of partially solidied aluminium alloys and composites, PhD thesis, Technische Universiteit, Delft, The Netherlands; p. 167. 99. Ritwik R, Rao A P, Dhindaw B, (2013), "Low-convection-cooling slope cast AlSi7Mg alloy: A rheological perspective", Journal of Materials Engineering and Performance, 22 (9), pp. 2487-2492. 100. Saffari S, Akhlaghi F, (2015), "New Semisolid Casting of an Al-25Wt.% Mg2Si Composite Using Vibrating Cooling Slope", Solid State Phenomena, 217, pp. 389-396. 101. Saklakoğlu N, Gencalp S, Kasman Ş, Saklakoğlu İ, (2011), "Formation of globular microstructure in A380 aluminum alloy by cooling slope casting", Advanced Materials Research, 264, pp. 272-277. 102. Semenov A B, Ngo T B, Semenov B I, (2019), "Thixoforming of Hypereutectic AlSi12Cu2NiMg Automotive Pistons", Solid State Phenomena, 285, pp. 446-452. 103. Shibata R, (1998), "Formation of spherical solid phase in die casting shot sleeve without any agitat", Ref, 1, pp. 465-470. 104. Spencer D, Mehrabian R, Flemings M C, (1972), "Rheological behavior of Sn-15 pct Pb in the crystallization range", Metallurgical Materials Transactions B, 3 (7), pp. 1925-1932.
  11. 121 117. Yurko J, (2004), "Semi-solid rheocasting (SSR) - Increasing the capabilities of die casting", Die Cast Eng, 48 (1), pp. 50-52. 118. Zhao Z Y, Guan R G, Zhang Q S, Dai C G, et al, (2013), "Temperature distribution and its influence on microstructure of alloy AZ31 during semisolid rheo-rolling process", International Journal of Cast Metals Research, 26 (4), pp. 247-254. 119. Zoqui E J, (2014), Alloys for Semisolid Processing, Elsevier, p. 169.
  12. 123 Kết quả thực nghiệm rót đúc 20 mẫu đúc xếp theo bảng 3.3 Thí nghiệm No1 (x100) Thí nghiệm No2 (x100) 580 oC, 300 mm, 45 o 600 oC, 300 mm, 45 o Thí nghiệm No3 (x100) Thí nghiệm No4 (x100) 580 oC, 600 mm, 45 o 600 oC, 600 mm, 45 o Thí nghiệm No5 (x100) Thí nghiệm No6 (x100) 580 oC, 300 mm, 65 o 600 oC, 300 mm, 65 o
  13. 125 Thí nghiệm No13 (x100) Thí nghiệm No14 (x100) 590 oC, 450 mm, 72 o 590 oC, 450 mm, 38 o Thí nghiệm No15 (x100) Thí nghiệm No16 (x100) 590 oC, 350 mm, 55 o 590 oC, 450 mm, 55 o Thí nghiệm No17 (x100) Thí nghiệm No18 (x100) 590 oC, 450 mm, 55 o 590 oC, 450 mm, 55 o