Luận án Nghiên cứu phát triển phương pháp đo phổ trở kháng điện nhằm xác định sự có mặt của Kali Nitrat có trong thịt lợn thăn

Trong các phương pháp đánh giá chất lượng thực phẩm, có thể nói phương pháp sử dụng phân tích phổ trở kháng điện (EIS- Electrical impedance spectroscopy) là phương pháp đơn giản và hiệu quả đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để phân tích các đặc trưng y sinh. Đây phương pháp phân tích đặc tính trở kháng bằng cách cung cấp dòng xoay chiều quét ở các tần số khác nhau để tạo ra phổ trở kháng của đối tượng cần nghiên cứu [8]. EIS đã được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sinh học. Theo các đối tượng sinh học, ứng dụng của EIS có thể được chia thành ba khía cạnh: chụp cắt lớp trở kháng điện trong tạo ảnh y tế [10–11]; đánh giá chất lượng và an toàn trong công nghiệp thực phẩm và sinh lý thực vật trong nông học [12–14]. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu của EIS ứng dụng trong thực phẩm rất phong phú, trong đó có thể kể đến: nghiên cứu về hàm lượng chất khô của sầu riêng [15] và quá trình chín của chuối [16]; sự thay đổi của các mô khoai tây và rau bina trong hoặc sau khi gia nhiệt [17, 18]; độ ẩm của lát cà rốt trong quá trình sấy [19]; chất lượng thịt lợn trong quá trình bảo quản [20]; biến đổi của thịt bò theo thời gian [21]; phân biệt cơ ức gà tươi và đông lạnh sau rã đông [22]; xác định độ ẩm và độ mặn của cá hồi vân ướp muối [23]; ước tính độ tươi của cá chép [24]; phát hiện thời gian tạo tạp chất trong sữa bò [25]; xác định hàm lượng chất gây nghiện trong nước trái cây tự nhiên [26]; quá trình lên men của bột bánh mì [27]; và đánh giá chất lượng của dầu ăn [28]. Tuy được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm, song chưa có các nghiên cứu cho thấy ứng dụng EIS để phát hiện thịt ôi thiu đặc biệt là thịt được xử lý qua KNO3.
docx 96 trang phubao 4542
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu phát triển phương pháp đo phổ trở kháng điện nhằm xác định sự có mặt của Kali Nitrat có trong thịt lợn thăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_phat_trien_phuong_phap_do_pho_tro_khang_d.docx
  • docxBia tom tat luan an TS Dang Thanh Trung.docx
  • pdfBia tom tat luan an TS Dang Thanh Trung.pdf
  • pdfLuận án TS Dang Thanh Trung.pdf
  • docThong tin đưa lên website (tiếng anh).doc
  • pdfThong tin đưa lên website (tiếng anh).pdf
  • docThong tin đưa lên website (tiếng việt).doc
  • pdfThong tin đưa lên website (tiếng việt).pdf
  • docxTóm tắt luận án TS Dang Thanh Trung.docx
  • pdfTóm tắt luận án TS Dang Thanh Trung.pdf
  • docTrich yeu luan an.doc
  • pdfTrich yeu luan an.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu phát triển phương pháp đo phổ trở kháng điện nhằm xác định sự có mặt của Kali Nitrat có trong thịt lợn thăn

  1. 55 Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của hệ thống tương tự như mô hình một kênh đã trình bày ở chương trước, điểm khác biệt là mạch đo sẽ tích hợp hai bộ khuếch đại giống nhau. Để có thể đo được đồng thời hai mẫu thịt cùng một lúc, tín hiệu sẽ được điều phối tới hai bộ khuếch đại này thông qua bộ chuyển mạch kênh. Dữ liệu sau đó cũng được lưu trên máy tính. Mô tả chi tiết hệ thống hai kênh đo trình bày trong [80, 81]. Mạch đo hoàn thiện như trên Hình 3.2. Sử dụng hệ thống dựa trên mạch đo hai kênh ở trên đã giảm đáng kể thời gian khảo sát các mẫu thịt tại các thời điểm khác nhau. Hình 3.2. Mạch đo phổ trở kháng điện hai kênh 3.2. Thực nghiệm đo và đánh giá kết quả Sau khi hoàn thiện hệ thống đo 2 kênh, luận án tiếp tục khảo sát, lấy dữ liệu trở kháng thịt lợn thăn. Mục này sẽ mô tả chi tiết quá trình thực nghiệm, bàn luận và đánh giá dữ liệu trở kháng thịt theo thời gian cũng như đáng giá, so sánh dữ liệu trở kháng này trong trường hợp thịt nguyên trạng và thịt được xử lý qua KNO3. Luận án tiến hành ba thực nghiệm như sau:
  2. 57 vừa được cắt có dạng hình hộp chữ nhật thì thớ dọc của thịt sẽ ở 2 mặt nhỏ (chiều rộng, chiều cao) của hình hộp chữ nhật. Điện cực được sử dụng trong quá trình đo được tạo từ một cặp kim y tế (Hình 3.3) bằng thép không gỉ loại 4B-3, kích thước 0.9x36 mm, chuẩn CSN 85 59 36. Hai điện cực đặt song song cách nhau 2cm được gắn vào một tấm mica trong làm đế với chiều dài kim cắm vào mẫu thịt là 2.3cm. Sau khi chuẩn bị xong, mẫu được đưa vào hộp có kích thước 50x30x25 mm3 (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) như trên Hình 3.4. Hình 3.3. Điện cực sử dụng trong quá trình đo Hình 3.4. Mẫu thịt và cách bảo quản mẫu trong quá trình đo Thời gian và thời điểm đo: Thời gian đo kéo dài 23 tiếng, mỗi lần đo các nhau 1 tiếng. Dải tần số tín hiệu đầu vào: 100 Hz đến 1MHz
  3. 59 Pha (radian) Tần số (Hz) Hình 3.6. Đồ thị biên độ pha theo tần số mẫu 1 b) Mẫu 2 Kết quả đo của lần thực nghiệm thứ nhất đo trong 23 giờ với mẫu đo 2 được mô tả trong Hình 3.7 và 3.8. Sau khi để qua 24 giờ nhận thấy, mẫu thịt bốc mùi hôi do có sự phân hủy, mẫu thịt có chảy nước, màu sắc cũng bị nhạt hơn so với lúc đầu. Trở kháng (Ohm) Tần số (Hz) Hình 3.7. Đồ thị biên độ trở kháng theo tần số mẫu 2
  4. 61 Pha (Radian) Tần số (Hz) Hình 3.10. Đồ thị biên độ pha theo tần số mẫu 3 d) Phổ trở kháng Trên hình 3.11 là dạng phổ trở kháng (đồ thị phần thực, phần ảo) của các mẫu thịt lợn đặc trưng trong dải tần số 100Hz - 1MHz. Giống như kết quả đo trong chương 2, sự khác biệt lớn nhất trên các đồ thị là ở các thành phần tần số thấp tại các thời điểm khác nhau. Từ kết quả khi “fit” dữ liệu vào mô hình tương đương, có thể thấy sự biến đổi các tham số trong mô theo thời gian chính là sự biến đổi của các thành phần đặc trưng của thịt như trở kháng ngoại bào, trở kháng nội bào và điện dung màng tế sinh chất ( màng tế bào) theo thời gian.
  5. 63 Re (Ohm) Thời gian (h) Hình 3.13. Giá trị trở kháng ngoại bào theo thời gian mẫu 1 Cm (F) Thời gian (h) Hình 3.14. Giá trị điện dung màng sinh chất mẫu 1 Ri (Ohm) Thời gian (h) Hình 3.15. Giá trị trở kháng nội bào theo thời gian mẫu 2
  6. 65 Re (Ohm) Thời gian (h) Hình 3.19. Giá trị trở kháng ngoại bào theo thời gian mẫu 3 Cm (F) Thời gian (h) Hình 3.20. Giá trị điện dung của màng sinh chất mẫu 3 Nhận xét: Do sự chênh lệch giữa thời điểm bắt đầu đo thực nghiệm và bản chất của mỗi mẫu thịt lợn, dẫn đến sự chênh lệch giá trị trở kháng ở thời điểm ban đầu và hình dạng của đồ thị khác nhau. Ví dụ, mẫu 2 và mẫu 3 có trở kháng ngoại bào tại thời điểm ban đầu thấp hơn các mẫu 1. Tuy nhiên, về mặt tổng thể, trở kháng ngoại bào giảm theo thời gian; trở kháng nội bào có xu hướng không thay đổi hoặc tăng không đáng kể; giá trị điện dung màng sinh chất có xu hướng giảm trong khoảng 5 giờ đầu, trong các giờ tiếp theo giá trị điện dung không có xu hướng tăng.
  7. 67 của màng là sự “nối liền” giữa chất lỏng nội bào và chất lỏng ngoại bào, điều này làm tăng lượng chất lỏng ngoại bào do chênh lệch nồng độ ion giữa môi trường nội bào và ngoại bào, dẫn tới tăng độ dẫn điện của chất lỏng ngoại bào vì chúng đều là các ion tự do, có nghĩa là trở kháng ngoại bào giảm theo thời gian sau giết mổ. Sự gia tăng lượng chất lỏng ngoại bào đồng thời là sự mất đi của lượng chất lỏng nội bào, điều này dẫn đến trở kháng nội bào tăng lên sau giết mổ. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, trở kháng nội bào có sự biến đổi phức tạp trong khoảng thời gian đo vì sự tác động của vi sinh vật cũng như điều kiện nhiệt độ môi trường. Sự khác biệt giữa các nghiên cứu được chỉ ra cụ thể trong Bảng 3.1. Bảng 3.1 cho thấy nghiên cứu có sự khác biệt về điều kiện bảo quản là rất rõ ràng, mẫu thịt lợn được đóng gói và trong điều kiện nhiệt độ môi trường với thời gian là 1 ngày. Điều này làm cho sự phát triển của vi sinh vật tăng nhanh dẫn tới trở kháng ngoại bào và điện dung màng tế bào giảm nhanh trong 24 giờ là phù hợp nguyên lý. Bảng 3.1. Các nghiên cứu về sự biến đổi thịt theo thời gian Thời gian Nghiên cứu Đối tượng Điều kiện bảo quản thực nghiệm Thịt bò Friesian và J. L. Damez và Các mẫu thịt được đóng gói chân Tối đa 14 Holstein, khoảng 6 cộng sự [51] không và lưu trữ ở nhiệt độ 40C ngày năm tuổi Xue Bai và Đóng gói chân không và giữ ở Thịt lợn Tối đa 8 ngày cộng sự [83] nhiệt độ 50C Chia làm 2 trường hợp: Mahdi - Không đóng gói, bảo quản trong Guermazi và Thịt bò tủ lạnh 50C 4 ngày cộng sự [84] - Đóng gói chân không, bảo quản trong tủ lạnh 50C
  8. 69 Thứ tự đo: Như mô tả ở trên, mỗi một mẫu thịt sẽ được đo tại ba thời điểm: thịt nguyên trạng; được ngâm qua KNO3 và thời điểm sau 24 tiếng sau khi đã rửa KNO3. Mẫu thịt sau mỗi lần xử lí đều được kiểm tra, theo dõi về màu sắc và mùi. Mẫu qua 24 giờ được rửa sạch cũng được kiểm tra sự tồn tại của KNO3 với hợp chất KNO3 trong môi trường H2SO4 đặc nguội. Phương trình phản ứng: 2(C6H5)2NH + 2KNO3 + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O + 4(C6H5)NO (3.1) Trong đó, (C6H5)NO là chất Nitrosobenzene có màu xanh đậm khi bão hòa và có màu vàng nhạt khi nồng độ thấp, vì vậy Diphenylamine là một chất thử để kiểm tra hiệu quả với KNO3. 3.2.2.3. Kết quả thực nghiệm a) Mẫu 1 Kết quả đo của Mẫu 1 được biểu diễn trên Hình 3.21, 3.22. Hình 3.21. Tương quan biên độ trở kháng theo tần số tại ba thời điểm đo của mẫu 1
  9. 71 c) Mẫu 3 Kết quả đo của Mẫu 3 được biểu diễn trên Hình 3.25, 3.26. Hình 3.25. Tương quan biên độ trở kháng theo tần số tại ba thời điểm đo của mẫu 3 Hình 3.26. Tương quan biên độ pha theo tần số tại ba thời điểm đo của mẫu 3 d) Mẫu 4 Kết quả đo của Mẫu 4 được biểu diễn trên Hình 3.27, 3.28.
  10. 73 Hình 3.30. Tương quan biên độ pha theo tần số tại ba thời điểm đo của mẫu 5 f) Trạng thái mẫu thịt sau 24 giờ Quá trình thực nghiệm trên 5 mẫu đo, kết quả cho thấy mẫu thịt rửa bằng KNO3 sau 24 giờ chưa bị phân hủy, không có mùi hôi thối, màu sắc mẫu thịt giữ nguyên hoặc đỏ hơn so với màu ban đầu. Tất cả các mẫu đo đều được kiểm tra phản ứng với chất chỉ thị màu. Cả ba mẫu thịt: thịt sạch và thịt rửa KNO3 và thịt sau 24 giờ đều được rửa lại một lần nữa trong 50ml nước, mẫu nước này sau đó để phục vụ kiểm nghiệm với chất chỉ thị. Kết quả thu được như trong Hình 3.32. Hình 3.31. So sánh mẫu thịt chưa qua xử lí KNO3 và đã qua xử lí bằng KNO3 sau 24 giờ. Hình a1) a2) a3) a4) a5) a6) lần lượt là các mẫu thịt sạch chưa qua xử lí bằng KNO3. Hình b1) b2) b3) b4) b5) b6) lần lượt là các mẫu thịt đã qua xử lí bằng KNO3 sau 24 giờ
  11. 75 kiểm nghiệm về trạng thái của mẫu thịt sau khi được xử lí bằng KNO3 trong 24 giờ. Mẫu thịt được chuẩn bị tương tự như trong thực nghiệm 1 và thực nghiệm 2. Sau khi hệ thống đo liên tục trong 24 giờ, mẫu thịt được lấy ra và ngâm bằng KNO3 1.5M trong 1 giờ và tiếp tục lấy dữ liệu trong 24 giờ tiếp theo. 3.2.3.2. Kết quả thực nghiệm a) Mẫu 1 Thịt nguyên trạng Thịt ngâm KNO3 Trở kháng (Ohm) Tần số (Hz) Hình 3.33. Phổ biên độ trở kháng của mẫu thịt sạch và thịt được xử lí bằng KNO3 trong 24 giờ lấy dữ liệu Thịt ngâm KNO3 Thịt nguyên trạng Pha (Radian) Tần số (Hz)
  12. 77 Thịt ngâm KNO3 Thịt nguyên trạng Pha (Radian) Tần số (Hz) Hình 3.36. Phổ biên độ pha của mẫu thịt sạch và thịt được xử lí bằng KNO3 sau 24 giờ c) Mẫu 3 Thịt nguyên trạng Thịt ngâm KNO3 Trở kháng (Ohm) Tần số (Hz) Hình 3.37. Phổ biên độ trở kháng của mẫu thịt sạch và thịt được xử lí bằng KNO3 sau 24 giờ
  13. 79 Khi tăng nồng độ KNO3 thì mẫu thịt sau khi rửa có màu càng giống với mẫu trước khi bắt đầu đo, đồng thời loại bỏ được mùi hôi thối. Các giá trị đặc trưng về pha hay biên độ trở kháng không thay đổi đáng kể khi tăng nồng độ KNO3. Từ các kết quả về biên độ và pha trở kháng có thể thấy hình dạng của đồ thị biên độ trở kháng theo thời gian cũng như đồ thị pha theo thời gian ứng với các mẫu thịt trước khi sử dụng KNO3 là giống nhau, tương tự với các mẫu sau khi rửa KNO3. Tuy nhiên, sai lệch giữa các lần thực nghiệm là không thể tránh khỏi. Cụ thể là ở các lần thực nghiệm, các mẫu có thể không đồng nhất về kích thước và thời gian giết mổ lợn không nằm trong việc kiểm soát hay thời điểm bắt đầu đo là khác nhau, cùng với đó là sự thay đổi nhiệt độ môi trường. Ngoài ra còn phải kể tới sai số của điện cực và sai số của hệ thống trong quá trình đo cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thu được [82]. Quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh cũng đã thử nghiệm sử dụng hai dạng điện cực: điện cực chế tạo từ kim khâu y tế và điện cực từ kim tiêm y tế; thực nghiệm cho thấy có sự khác biệt giữa các kết quả cho hai loại điện cực. Điều này chứng tỏ rằng việc lựa chọn điện cực, cách bố trí điện cực tối ưu phù hợp với đối tượng nghiên cứu cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc nhằm thu được tín hiệu tốt nhất, qua đó phản ánh trung thực giá trị trở kháng cần nghiên cứu. 3.3. Kết luận chương 3 Hệ thống tự động đo trở kháng phức hai kênh đã được đề xuất [công trình số 4] nhằm giải quyết bất cập khi số lượng mẫu thịt rất lớn được đo và theo dõi trong thời gian dài (24 giờ trước và sau khi ngâm rửa mẫu với KNO3). Mô hình tự động đo hai hoặc nhiều kênh đã cho phép đo cùng một lúc nhiều mẫu thịt giúp giảm đáng kể thời gian thực nghiệm, khảo sát. Các kết quả qua ba thực nghiệm [công trình số 5]:
  14. 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những kết quả đạt được Việc phân tích phổ trở kháng điện của mô sinh học dựa trên các mô hình tương đương của Fricke và Cole-Cole đã chứng minh được khả năng đánh giá chất lượng thực phẩm, đặc biệt là đối với thịt trong đó có thịt lợn. Các kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy mô hình cải tiến là phù hợp với đối tượng đo. Luận án đã giải quyết được các vấn đề đã nêu ra trong mục tiêu nghiên cứu với các đóng góp mới sau: Một là, đề xuất phương pháp đo phổ trở kháng điện của thịt lợn thăn dựa trên việc cải tiến hai mô hình tương đương truyền thống (mô hình Fricke và mô hình Cole-Cole). Nội dung đóng góp mới này đã công bố trong các công trình [1], [2], [3] trong danh sách các công trình đã công bố của luận án. Hai là, thiết kế, phát triển mạch đo phổ trở kháng điện cho thịt lợn thăn nhằm xác định sự có mặt của KNO3. Nội dung đóng góp đã công bố trong các công trình [4], [5], [6] trong danh sách các công trình đã công bố của luận án. 2. Các kiến nghị Kết quả của luận án có thể coi là những thành công nghiên cứu bước đầu tại Việt Nam, do đó, bài toán đánh giá chất lượng thịt và các vấn đề liên quan cần tiếp tục được đầu tư nghiên cứu một cách quy mô hơn. Đây là bài toán phức tạp nhưng có ý nghĩa thực tiễn cao không chỉ đối với thị trường Việt Nam. Trên cơ sở những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại hạn chế, trong tương lai cần tiếp tục giải quyết những nội dung như: - Mở rộng đối tượng đo, trong khuân khổ của luận án, chỉ mới đo các mẫu thịt lợn nạc thăn, các vị trí thịt khác trên cơ thể lợn cần tiếp tục được khảo sát, tính toán.
  15. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyen Thi Duong, Lucy Lapar, Fred Unger, Pham Van Hung, Duong Nam Ha, Nguyen Thi Thu Huyen, Tran Van Long, Dang Thi Be, House hold pork consumption behaviour inVietnam-Implications for Pro- small holder pig value chain upgrading, Conference on International Research on Food Security, Natural Resource Management and Rural Development, 2015. [2]. WHO, Nitrate and Nitrite in Drinking-Water. Background Document for Development of WHO Guidelines for Drinking-Water Quality, WHO, Geneva, Switzerland, 2016. [3]. Ward M.H., Jones R.R., Brender J.D., De Kok T.M., Weyer P.J., Nolan B.T., Villanueva C.M., Van Breda S.G., Drinking Water Nitrate and Human Health: An Updated Review, Int. J. Environ. Res. Public Health, 2018;15:1557. [4]. Larsson K., Darnerud P.O., Ilbäck N.G., Merino L., Estimated dietary intake of nitrite and nitrate in Swedish children. Food Addit. Contam. Part A, 2011;28:659–666, doi: 10.1080/19440049.2011.555842. [5]. Temme E.H.M., Vandevijvere S., Vinkx C., Huybrechts I., Goeyens L., Van Oyen H., Average daily nitrate and nitrite intake in the Belgian population older than 15 years, Food Addit. Contam. Part A. 2011;28:1193–1204, doi: 10.1080/19440049.2011.584072 [6]. Tamme T., Reinik M., Roasto M., Juhkam K., Tenno T., Kiis A., Nitrates and nitrites in vegetables and vegetable-based products and their intakes by the Estonian population, Food Addit. Contam 2006;23:355–361, doi: 10.1080/02652030500482363.
  16. 85 [15]. P. Kuson and A. Terdwongworakul, Minimally-destructive evaluation of durian maturity based on electrical impedance measurement, Journal of Food Engineering, vol. 116, no. 1, pp. 50-56, 2013. [16]. A. Chowdhury, T. K. Bera, D. Ghoshal, and B. Chakraborty, Studying the electrical impedance variations in banana ripen- ing using electrical impedance spectroscopy (EIS), in Pro- ceedings of the 2015 3rd International Conference on Computer, Communication, Control and Information Technology (C3IT '15), pp. 1-4, February 2015. [17]. A. Fuentes, J. L. Va ÃÅzquez-Gutie ÃÅrrez, M. B. Pe ÃÅrez-Gago, E. Vonasek, N. Nitin, and D. M. Barrett, Application of nonde- structive impedance spectroscopy to determination of the effect of temperature on potato microstructure and texture, Journal of Food Engineering, vol. 133, pp. 16-22, 2014. [18]. T. Watanabe, Y. Ando, T. Orikasa, T. Shiina, and K. Kohyama, Effect of short time heating on the mechanical fracture and electrical impedance properties of spinach (Spinacia oleracea L.), Journal of Food Engineering, vol. 194, pp. 9-14, 2017. [19]. A. Kerte, Z. Hlava, E. Voza, and L. Staron, Relationship between moisture content and Electrical impedance of carrot slices during drying, International Agrophysics, vol. 29, no. 1, pp. 61-66, 2015. [20]. H. B. Nguyen and L. T. Nguyen, Rapid and non-invasive evaluation of pork meat quality during storage via impedance measurement, International Journal of Food Science and Tech- nology, vol. 50, no. 8, pp. 1718-1725, 2015. [21]. M. Guermazi, O. Kanoun, and N. Derbel, Investigation of long time beef and veal meat behavior by bioimpedance spectroscopy for meat monitoring, IEEE Sensors Journal, vol. 14, no. 10, pp. 3624-3630, 2014.
  17. 87 [30]. L. C. R. A. R. V. M. H. Alma Alarcon-Rojo, Ultrasound and meat quality: A Review, Ultrasonics Sonochemistry, p. 55, September 2018. [31]. P. B. J. C. S.A. El Karam, Application of ultrasonic data to classify bovine muscles, in Proceedings of the IEEE Ultrasonics Symposium, November 1997. [32]. R. K. M. H. P. I. C. J Ophir, Elastography of beef muscle, Meat Science, vol. 36, no. 1-2, pp. 239-50, December 1994. [33]. K. S. B. B. P. B. Saı̈d Abouelkaram, Effects of muscle texture on ultrasonic measurements, vol. 69, no. 4, pp. 447-455, June 2000. [34]. G.Monin, Recent methods for predicting quality of whole meat, Meat Science, vol. 49, pp. S231-S243, 1998. [35]. D.-W. Sun, Infrared Spectroscopy for Food Quality Analysis and Control, January 2009. [36]. E. E. G. A. N. İ. Kezban Candogan, Authentication and Quality Assessment of Meat Products by Fourier-Transform Infrared (FTIR) Spectroscopy, Food Engineering Reviews, vol. 13, March 2021. [37]. I. M. E. A. N. A. F. Sonia Andrés, Prediction of sensory characteristics of lamb meat samples by near infrared reflectance spectroscopy, Meat Science, vol. 76, no. 3, pp. 509-516, July 2007. [38]. O. P. M. E. R. D. J. L. A. Nuria Prieto, A Review of the Principles and Applications of Near-Infrared Spectroscopy to Characterize Meat, Fat, and Meat Products, Applied Spectroscopy, vol. 71, no. 8, May 2017. [39]. S. M. F. D. L. H. P. J. T. Saeideh Ostovarpour, Investigation of chemical composition of meat using spatially off- set Raman spectroscopy, The Analyst, vol. 144, pp. 2618-2627, March 2019. [40]. H. S. R. v. d. V. D. L. H. Stephanie M. Fowler, Preliminary investigation of the use of Raman spectroscopy to predict meat and eating quality traits of beef loins, Meat Science, p. 138, January 2018.
  18. 89 [48]. H. P. Schwan, Electrical properties of tissue and cell suspensions, Advances in Biological and Medical Physics, vol. 5, pp. 147–209, 1956. [49]. M. Castro-Giraldez, P. Botella, F. Toldr ´ a, and P. Fito, Lowfrequency dielectric spectrum to determine pork meat quality, Innovative Food Science and Emerging Technologies, vol. 11, no. 2, pp. 376–386, 2010 [50]. M. Ibrahim, Mesure de bioimpédance électrique par capteurs interdigités, Université de Lorraine, 2012. [51]. 41.J.L. Damez, S. Clerjon, S. Abouelkaram, and J. Lepetit, Dielec- tric behavior of beef meat in the 1-1500 kHz range: simulation with the fricke/cole-cole model, Meat Science, vol. 77, no. 4, pp. 512–519, 2007. [52]. C. Trainito, Study of cell membrane permeabilization induced by pulsed electric feld – electrical modeling and characterization on biochip, Other, Université Paris-Saclay, 2015. [53]. C. Macdonald, Impedance Spectroscopy: Emphasizing solid materials and systems, January 1989. [54]. J. L. Damez, S. Clerjon, S. Abouelkaram and J. Lepetit, Dielectric behavior of beef meat in the 1–1500 kHz range: Simulation with the Fricke/Cole–Cole model, Meat Science, vol. 77 (4): 512–519, 2007. [55]. H. Fricke, A mathematical treatment of the electric conductivity and capacity of disperse systems. II. The capacity of a suspension of conducting spheroids by a nonconducting membrane for a current of low frequency, Physical Review, vol. 26 (5), pp. 678 - 681, 1925. [56]. M. Guermazi, O. Kanoun, and N. Derbel, Investigation of long time beef and veal meat behavior by bioimpedance spectroscopy for meat monitoring, IEEE Sensors Journal, vol. 14, no. 10, pp. 3624-3630, 2014. [57]. R. C. K.S. Cole, Dispersion and Absorption in Dielectrics - I Alternating Current, Journal of Chemical Physics, vol. 9, p. 341–352, 1941.
  19. 91 [69]. J. Macdonald, Impedance Spectroscopy: Emphasizing solid materials and systems, January 1989. [70]. B. A. Boukamp, Impedance Spectroscopy, Strength and Limitations (Impedanzspektroskopie, Stärken und Grenzen), tm - Technisches Messen, vol. 71, pp. 454-459, September 2004. [71]. J. Macdonald, Impedance Spectroscopy and Its Use in Analyzing the Steady-State AC Response of Solid and Liquid Electrolytes, ournal of Electroanalytical Chemistry , vol. 223, no. 1-2, pp. 25-50, May 1987. [72]. N. Amin, S. Rayhan, A. A. Anik, and R. Jameel, Modelling and characterization of cell abnormality using electrical impedance spectroscopy (EIS) system for the preliminary analysis to predict breast cancer, in Proceedings of the 2016 Second Interna- tional Conference on Research in Computational Intelligence and Communication Networks (ICRCICN ’16), pp. 147–152, Kolkata, India, September 2016. [73]. Y. Ando, K. Mizutani, and N. Wakatsuki, Electrical impedance analysis of potato tissues during drying, Journal of Food Engineering, vol. 121, no. 1, pp. 24–31, 2014. [74]. Sarita Bhagat and Mr.Gopalakrishnan, High Speed Peak Detection, International Journal of Engineering Research and General Science Volume 3, Issue 6, November-December, 2015. [75]. Pierre F. Buckens and Michel S. Veatch , A High P erformance Peak- Detect and Hold Circuit for Pulse Height Analysis, IEEE Transactions On Nuclear Science,Vol.-39, No. 4, 1992. [76]. Calogero D. Presti, Francesco Carrara, Antonino Scuderi, and Giuseppe Palmisano, Fast Peak Detector with Improved Accuracy and Linearity for High Frequency Waveform Processing, STMicroelectronics.
  20. 93 [83]. Xue Bai, Jumin Hou, Lu Wang, Minghui Wang, Xia Wang, Chunhui Wu, Libo Yu, Jie Yang, Yue Leng, Yonghai Sun, “Electrical impedance analysis of pork tissues during storage”, Journal of Food Measurement and Characterization, Volume 12, Issue 1, pp 164–172, March 2018. [84]. M. Guermazi, U. Tröltzsch, O. Kanoun, N. Derbel, “Assessment of beef meat aging using impedance spectroscopy”, 8th International Multi-Conference on Systems, Signals & Devices, March 2011.