Tiểu luận Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay
An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản với mỗi con người. thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp , thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an toàn xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.
Vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới nói chung và của nước ta nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm. Việc sản xuất sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường,… đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở một số nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo âu của mỗi người chúng ta.
File đính kèm:
tieu_luan_thuc_trang_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_o_viet_nam_hi.docx
Nội dung text: Tiểu luận Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM ..........................oOo.......................... Khoa: Công nghệ thực phẩm BÀI TIỂU LUẬN Môn : Độc tố học thực phẩm Đề tài: Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay Giáo viên hướng dẫn: Nhóm: 1.1 TP.HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2017
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1. CÁC KHÁI NIỆM : ....................................................................................2 1.1 Thực phẩm là gì ? ..........................................................................................2 1.2 Phân loại ........................................................................................................3 1.3 Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ? .................................................................3 1.4 các khâu trong chế biến thực phẩm ...............................................................3 2. HIỆN TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .........................................................................................................5 2.1 Tích cực:........................................................................................................5 2.2 Tiêu cực .......................................................................................................11 3. NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM, NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM. .............................................................................15 3.1 Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật ( nguyên nhân chủ yếu) ........................15 3.2 Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chứa độc tố. .16 3.3 Ngộ độc thực phẩm do chế biến và bảo quản thực phẩm............................17 3.4 Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật ..................17 3.5 Ngộ độc thực phẩm do các chất phụ gia......................................................17 4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM ...........................................................................................................22 4.1. Về phía người tiêu dùng: ............................................................................22 4.2. Về phía nhà sản xuất: .................................................................................22 4.3. Về phía quản lý nhà nước:..........................................................................23 Ý KIẾN NHÓM ................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................26
- LỜI MỞ ĐẦU An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản với mỗi con người. thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp , thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an toàn xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế. Vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới nói chung và của nước ta nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm. Việc sản xuất sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở một số nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo âu của mỗi người chúng ta.
- Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay 1. CÁC KHÁI NIỆM : 1.1 Thực phẩm là gì ? Thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể. Thực phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. 1.2 Phân loại Thực phẩm gồm 3 loại chính : - nhóm cacbohydrat ( tinh bột ) - lipit ( chất béo ) - protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Hình ảnh rau, củ, quả tươi sống Hình ảnh thịt tươi sống 1.3 Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ? Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không
- chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người. 1.4 các khâu trong chế biến thực phẩm. Là mọi điều kiện và mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp về mặt cảm quan của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm. Các khâu trong chế biến sản phẩm Chăn nuôi, trồng trọt Thu hái, đánh bắt, giết mổ . Sơ chế Chế biến Vậnchuyển, Đóng hộp bảo quản tại Bảo quản cơ sở quầy bán mua mua Sơ chế Chế biến lại Chế biến Sử dụng Bảo quản Sử dụng
- 2. HIỆN TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Tình hình chung: Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người nhằm góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công tác bảo vệ, bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý, giáo dục như: ban hành luật, điều lệ, thanh tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng,... nhưng các bệnh do sử dụng phải thực phẩm kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. 2.1 Tích cực: ▪ Trồng trọt : Hiện nay mô hình nuôi trồng thực phẩm sạch đang ngày càng mở rộng và phát triển. Mô hình trồng rau sạch treo tường Nếu diện tích trồng rau của bạn khá hạn hẹp và chỉ trống các khoảng trên tường, bạn nên tận dụng không gian này và thực hiện mô hình trồng rau sạch treo tường. - Nguyên liệu: Bạn có thể chọn các lon sữa hoặc lon nước không dùng tới, tận dụng để trồng rau xanh. - Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn đổ đất sạch đóng túi chuyên phục việc trồng rau trong nhà và gieo hạt giống như hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Bạn cũng nên sử dụng phân hữu cơ với tỉ lệ từ 10 - 30% khi trồng rau trong nhà là được. Với mô hình này, bạn xây thêm bệ đựng nước phía dưới hàng rau để khi tưới nước, nước sẽ chảy xuống bệ và không tràn ra nhà hoặc sân. Thông thường, mô hình này thường áp dụng ở lan can, sân thượng hoặc khoảng sân trước nh
- Dưới đây là một số hình ảnh về mô hình trồng rau từ chai nhựa, lon sữa: Tận dụng vỏ lon sữa trồng rau cải Tận dụng chai nước ngọt trồng rau muống Mô hình trồng cây trên tường Trồng rau treo tường từ vỏ chai Thậm chí có thể trồng hoa từ lon sữa và treo tường Mô hình trồng rau trong nhà lưới Diện tích đất trồng trong nhà bạn rộng hơn chút hoặc bạn có khu vườn nhỏ, bạn có thể áp dụng mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới. Đây là loại nhà lưới kín được phủ bằng lưới từ trên mái, xung quanh và có cửa ra ngoài. Mục đích nhà lưới kín để che chắn và ngăn ngừa côn trùng.
- Có thể áp dụng trồng rau trong nhà lưới kín Mô hình trồng rau mầm Trồng rau mầm trong nhà Rau mầm là loại rau dễ trồng và sinh trưởng, thu hoạch nhanh nhất. Thời gian chăm sóc cũng không tốn nhiều, thích hợp với không gian hẹp và có thể trồng ngay trong phòng khách, sân thượng, mảnh nhỏ trong sân. Mô hình trồng rau bằng thùng xốp Trồng rau bằng thùng xốp
- Ưu điểm của mô hình này là thùng xốp nhẹ, dễ di chuyển, tính giữ nhiệt cao và đạt hiệu quả cao khi trồng. Cách trồng rau bằng thùng xốp cũng khá đơn giản. ▪ Chăn nuôi Hiện nay, người dân cả nước đang áp dung nhiều kỹ thuật tiên tiến để đem lại thị sạch trong nhiều loại trang trại nuôi gia cầm gia xúc.Điển hình trong việc nuôi lợn thị sạch: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh trên nền đệm lót sinh học đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi. Trước đây, “chợ thực phẩm tươi sống” là một cụm từ còn xa lạ đối với cả tiểu thương lẫn người tiêu dùng. Tuy nhiên, sau khi Ban Quản lý Dự án LIFSAP Nghệ An nâng cấp cải tạo, xây mới nhiều khu bán thực phẩm tươi sống, thì đây là điểm đến an toàn khi người dân có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tươi sống. Đến với các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, điều khiến không ít người tiêu dùng bất ngờ bởi nhiều khu bán thực phẩm tươi sống đã được xây dựng khang trang, hợp vệ sinh Mô hình chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh trên nền đệm lót sinh học Đầu năm 2012, khu bán thực phẩm tươi sống tại chợ Phuống, xã Thanh Giang (Thanh Chương) được Dự án LIFSAP xây mới theo mẫu chuẩn. Theo chị Nguyễn Thị Mây, người bán thịt lợn ở chợ Phuống: “Sau khi dự án đầu tư nâng cấp khu vực bán hàng thực phẩm tươi sống hoàn thành, chúng tôi có vòi nước sạch được gắn ngay tại quầy bán thịt, có hệ thống thoát nước thải dưới sàn, lối đi lại được lát gạch rất thuận tiện cho việc vệ sinh sau khi bán hàng. Cũng nhờ có nơi bán khang trang, sạch sẽ, nên công việc buôn bán tốt hơn, người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng thực phẩm”.
- Riêng trong năm 2014, có 304 hộ trong vùng GAHP lựa chọn đánh giá, có 283 hộ được cấp giấy chứng nhận VietGAHP, trong đó có 47 hộ chăn nuôi gà và 236 hộ chăn nuôi lợn. Tỉnh Nghệ An đã tổ chức được 215 lớp tập huấn và hội nghị cho nông dân trong các vùng GAHP, với 5.718 người tham gia. Hỗ trợ cung cấp trang, thiết bị phục vụ cho hoạt động GAHP tại tuyến xã, huyện; trang bị hàng hóa, thiết bị cho UBND các xã GAHP, trạm khuyến nông, trạm thú y. Đã lắp đặt được 877 bể biogas và 90 hố ủ phân cho các hộ trong các vùng GAHP. Trong quá trình triển khai dự án, công tác nâng cấp, cải tạo, xây mới chợ buôn bán thực phẩm tươi sống cũng được quan tâm. Tính đến cuối năm 2014, dự án đã thực hiện nâng cấp và bàn giao đưa vào sử dụng 31 chợ thực phẩm, với 1.334 quầy bán thực phẩm tươi sống, phục vụ cho khoảng gần 883.000 người trong các xã có chợ và ở các vùng phụ cận: chợ Giăng, xã Thanh Liên (Thanh Chương), chợ Nam Nghĩa (Nam Đàn), chợ Sy, xã Diễn Kỷ, chợ Diễn Trung (Diễn Châu) và chợ Thị trấn Hòa Bình (Tương Dương). Đồng thời, hỗ trợ nâng cấp 4 lò mổ lớn, 8 lò mổ nhỏ; hỗ trợ nâng cấp chuồng trại cho 512 hộ chăn nuôi... Ðồng thời, đưa công nghệ sinh học vào chăn nuôi, thân thiện với môi trường, tạo hướng đi bền vững. Đến nay, 100% số hộ tham gia dự án đã hiểu được nội dung, ý nghĩa chăn nuôi “sạch”. Về hiệu quả kinh tế, 100% số hộ đang duy trì, phát triển và có xu hướng tăng dần. Năm 2015 kế hoạch dự án tiếp tục mở rộng thêm 1 huyện vùng GAHP, 3 xã điểm gồm 10 nhóm, với 200 hộ dân tham gia. Đồng thời, tiếp tục hoàn thành các hoạt động hỗ trợ theo quy định của dự án và thiết lập liên kết thị trường đầu vào, đầu ra cho các hộ GAHP. 2.2 Tiêu cực Bảng số liệu thống kê số người bị nhiễm độc ở tp.HCM