Luận án Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim

Dây chuyền may công nghiệp là dây chuyền sản xuất sản phẩm may theo quy
trình công nghệ được thiết lập trước đó với số công nhân xác định trong điều kiện tổ
chức, kỹ thuật nhất định. Quá trình sản xuất sản phẩm may theo dây chuyền đem lại
hiệu quả cao do được chuyên môn hóa công việc [1, 2, 7, 8].
Dây chuyền sản xuất được Henry Ford giới thiệu lần đầu tiên năm 1900 để cải
thiện một số yếu tố trong sản xuất, tăng năng suất và đạt hiệu quả cao. Công nhân chỉ
làm một số nguyên công nhất định tại các vị trí làm việc, vì vậy không cần phải đào
tạo toàn bộ quy trình sản xuất.
Sản xuất theo dây chuyền là một hình thức đặc biệt của tổ chức sản xuất chuyên
môn hóa sản phẩm, được thiết kế để sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm với số
lượng lớn, đồng nhất về quy trình công nghệ, quá trình sản xuất ổn định [1, 2, 9].
Quá trình sản xuất sản phẩm may theo dây chuyền có đặc điểm sau [1, 2]:
- Quy trình công nghệ được chia thành các nguyên công sản xuất theo trình tự
hợp lý được thực hiện trong khoảng thời gian tương ứng với mức thời gian lao động
của nguyên công trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định của nhà máy.
- Công nhân tại các vị trí làm việc trên dây chuyền được chuyên môn hóa công
việc.
- Trên dây chuyền may, máy móc, thiết bị được sắp xếp theo trình tự của quy
trình công nghệ may sản phẩm từ nguyên công đầu tới nguyên công cuối cùng. Việc
sắp xếp trang thiết bị trên dây chuyền phụ thuộc vào điều kiện về mặt bằng, các đặc
trưng cơ bản của dây chuyền may, phù hợp với quy trình công nghệ may sản phẩm,
đường đi của bán thành phẩm ngắn, xuôi dòng theo chiều từ đầu đến cuối chuyền,
thuận lợi cho quá trình làm việc của công nhân và tiết kiệm diện tích.
- Bán thành phẩm trên dây chuyền được vận chuyển từ vị trí làm việc này sang
vị trí khác bằng các hệ thống như băng chuyền, tự động, thủ công hoặc cơ khí theo
một hướng nhất định.
- Giữa các vị trí làm việc có mối quan hệ chặt chẽ trong suốt thời gian sản xuất
thể hiện qua nhịp dây chuyền và đường đi của bán thành phẩm. 
pdf 162 trang phubao 24/12/2022 11643
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_toi_uu_can_bang_day_chuyen_cong_nghiep_ma.pdf
  • pdf2 TÓM TẮT LUẬN ÁN.pdf
  • pdf3 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN.pdf
  • pdf4 THÔNG TIN LUẬN ÁN.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim

  1. c) Xác định nhịp dây chuyền để tối đa hóa hiệu suất cân bằng dây chuyền may sản phẩm Polo-Shirt Áp dụng mô đun GALB-E của phần mềm ALBS V1.0 để tìm giá trị nhịp dây chuyền sao cho hiệu suất cân bằng là lớn nhất. Kết quả phối hợp các NCCN thành NCSX sản phẩm Polo-Shirt của mã hàng SM20-010 bằng mô đun GALB-E được trình bày trong phụ lục PL4.4. Hình 3.61 Biểu đồ nhịp riêng của các NCSX xây dựng bằng mô đun GALB-E Biểu đồ nhịp riêng của các NCSX hình 3.61 cho thấy có 12/14 NCSX có nhịp riêng thuộc khoảng giới hạn nhịp chiếm 85,7% tổng số NCSX, hiệu suất dây chuyền bằng 95,8%, nhịp dây chuyền bằng 61 giây. Các NCSX 6 và 8 non tải nhưng không thể ghép với nhau vì khác loại máy và vi phạm điều kiện trình tự công nghệ. Bảng 3.35 Các chỉ số cân bằng dây chuyền may bằng mô đun GALB-E Ký TT Chỉ số Công thức và đơn vị Kết quả hiệu 1 Nhịp của dây chuyền R (giây) 61 2 Số công nhân cần cho dây chuyền N (người) 18 3 Hiệu suất dây chuyền Le 퐿푒 = 푠 . 100 (%) 95,8 푅. ′ 4 Hiệu suất cân bằng H = . 100 (%) 85,7 d) Thiết lập vị trí làm việc và đường đi của bán thành phẩm trên dây chuyền Ứng dụng phần mềm ALBS V1.0 thiết lập vị trí làm việc và tối ưu đường đi của BTP theo ba phương án như hình 3.62, 3.63, 3.64, đường đi BTP của cả ba phương án đều xuôi chiều trên dây chuyền, không có vị trí nào có BTP di chuyển ngược chiều. Đối với phương án GALB-1 và GALB-2 bố trí như hình 3.62 và 3.63 có quãng đường vận chuyển giữa các vị trí làm việc ngắn và hợp lý, còn phương án GALB-E hình 3.65 cho thấy có một đường vận chuyển BTP giữa vị trí của NCSX 2 đến NCSX 11 dài hơn các vị trí khác nhưng phương án này cần số công nhân ít nhất. Đối với phương án bố trí vị trí làm việc trên dây chuyền của nhà máy hình 3.65 cho thấy BTP phải vận chuyển qua lại giữa các NCSX, các vị trí số 11 đến 6, 13 đến 14 có BTP di chuyển ngược chiều, các vị trí số 2 đến 11, 6 đến 12 có quãng đường vận chuyển BTP dài hơn các vị trí khác. 133
  2. Kết quả triển khai thực nghiệm phương pháp cân bằng chuyền may sản phẩm Polo-Shirt với sự hỗ trợ của phầm mềm thiết lập Triển khai tổ chức sản xuất sản phẩm Polo-shirt nam mã hàng SM20-010 trên bốn dây chuyền may theo bốn phương án tại nhà máy may Đồng Văn. Kết quả xác định được chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các dây chuyền may được trình bày trong bảng 3.36. Bảng 3.36 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các dây chuyền may thực nghiệm Ký Đơn GALB- GALB- GALB- Nhà TT Chỉ số hiệu vị 1 2 E máy 1 Nhịp của dây chuyền R giây 58,9 60,5 61 55,4 Số công nhân làm 2 N người 20 19 18 19 việc trên dây chuyền 3 Hiệu suất dây chuyền Le % 89,3 91,5 95,8 91,5 4 Hiệu suất cân bằng H % 75 80 85,7 50 Năng suất dây 5 Wdc sp/dc 470 456 450 428 chuyền bình quân Năng suất lao động sp/ 6 Wld 23,5 24,0 25 22,5 bình quân người Diện tích mặt bằng 7 S m2 32,3 30,8 29,3 30,8 dây chuyền Mật độ sản phẩm 8 M sp/m2 15,2 15,4 16,0 14,5 trên dây chuyền dsp a)Hiệu suất dây chuyền b)Hiệu suất cân bằng c)Năng suất lao động d)Mật độ sản phẩm trên dây chuyền Hình 3.66 Biểu đồ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các dây chuyền may 135
  3. Biểu đồ tương quan đa biến hình 3.67 được trình bày dưới dạng một ma trận, nó biểu thị mối tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dây chuyền may áo Polo-Shirt nam mã hàng SM20-010. Biểu đồ gồm bảy dòng và bảy cột, theo đường chéo trên biểu đồ là các biểu đồ phân bố của bảy chỉ tiêu kinh tế của dây chuyền. Phía dưới đường chéo là các biểu đồ tương quan giữa các chỉ tiêu của dây chuyền. Các giá trị nằm phía trên đường chéo là hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu của dây chuyền. Theo biểu đồ tương quan đa biến có một số nhận xét như sau: - Khi tăng số lượng công nhân N tham gia sản xuất không làm tăng hiệu suất dây chuyền Le (hệ số tương quan r = - 0,97), năng suất dây chuyền Wld tăng nhưng không làm tăng năng suất lao động bình quân Wld. Điều này cho thấy trong thực tế sản xuất cần phải chọn số công nhân phù hợp với quy trình công nghệ, điều kiện tổ chức sản xuất. - Nhịp dây chuyền R có mối tương quan chặt chẽ với hiệu suất cân bằng H (r = 0,99), năng suất lao động bình quân Wld (r = 0,94) và mật độ sản phẩm trên dây chuyền Mdsp (r = 0,94), có mối tương quan yếu hơn với năng suất dây chuyền Wdc (r = 0,65). Điều này cho thấy khi chọn nhịp dây chuyền hợp lý sẽ cho kết quả hiệu suất cân bằng cao, giảm được tổn thất thời gian chờ hàng do sự mất cân bằng dây chuyền, từ đó tăng năng suất dây chuyền, tăng năng suất lao động bình quân và mật độ sản phẩm trên dây chuyền. - Hiệu suất cân bằng H có mối tương quan chặt chẽ với năng suất dây chuyền Wdc, năng suất lao động bình quân Wld và mật độ sản phẩm trên chuyền Mdsp. Khi hiệu suất cân bằng tăng thì năng suất dây chuyền tăng, năng suất lao động bình quân tăng và mật độ sản phẩm trên chuyền tăng theo. Trong các mục tiêu cân bằng dây chuyền thì hiệu suất cân bằng H có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất dây chuyền, năng suất lao động trung bình và mật độ sản phẩm. 3.3 Kết luận chương 3 Theo mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận án xác lập được nội dung nghiên cứu, đề xuất phương pháp nghiên cứu và đã đạt được những kết quả chính sau: Thiết lập và mô hình hóa lý thuyết ba bài toán cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim phù hợp với yêu cầu sản xuất thực tế: - Bài toán cân bằng dây chuyền may khi cho trước công suất GALB-1 với mục tiêu tối thiểu hóa số lượng công nhân, tối đa hóa hiệu suất cân bằng. - Bài toán cân bằng dây chuyền may khi cho trước số công nhân GALB-2 với mục tiêu tối thiểu hóa nhịp dây chuyền, tối đa hóa hiệu suất cân bằng. - Bài toán tìm nhịp dây chuyền để tối đa hóa hiệu suất cân bằng, tối thiểu hóa số lượng công nhân GALB-E. Cân bằng dây chuyền may là một bài toán lớn và phức tạp đòi hỏi phải có thuật toán giải phù hợp để đạt được kết quả tối ưu. Đối với bài toán cân bằng dây chuyền may khi cho trước công suất GALB-1 luận án đề xuất các thuật toán theo hai hướng tiếp cận: - Theo hướng chính xác, luận án đề xuất thuật toán giải bài toán GALB-1 dựa trên thuật toán Vét cạn. Luận án sử dụng thuật toán Vét cạn để thu được lời giải tối ưu cho các quy trình công nghệ may nhỏ hơn 30 nguyên công, lời giải tối ưu là cơ sở để đánh giá một cách chính xác thuật toán gần đúng. 137
  4. KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN Trong phạm vi nghiên cứu của luận án đã đạt được một số kết quả chính như sau: 1. Thiết lập và mô hình hóa ba bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền may góp phần giải quyết vấn đề nâng cao năng suất dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim trong điều kiện Việt Nam: - Bài toán cân bằng dây chuyền may khi cho trước công suất với mục tiêu tối thiểu hóa số lượng công nhân, tối đa hóa hiệu suất cân bằng chuyền. - Bài toán cân bằng dây chuyền may khi cho trước số công nhân với mục tiêu tối thiểu hóa nhịp dây chuyền, tối đa hóa hiệu suất cân bằng chuyền. - Bài toán tìm nhịp dây chuyền để tối đa hóa hiệu suất cân bằng chuyền, tối thiểu hóa số lượng công nhân. 2. Đề xuất thuật toán cân bằng dây chuyền may khi cho trước công suất trên cơ sở ứng dụng kết hợp thuật toán Luyện kim-Tham lam để tối thiểu hóa số công nhân, tối đa hóa hiệu suất cân bằng chuyền. Thuật toán đề xuất cho lời giải tối ưu với các bộ dữ liệu quy trình công nghệ may có số nguyên công nhỏ hơn 30, thời gian tính toán hợp lý, có độ tin cậy, khách quan. Thuật toán ứng dụng để thiết kế các dây chuyền may nhằm đạt được sản lượng đầu ra mong muốn. 3. Đề xuất thuật toán cân bằng dây chuyền may khi cho trước số công nhân thực hiện theo hai bước: Bước đầu tiên áp dụng thuật toán Tìm tiếm Nhị phân để xác định nhịp tối ưu. Bước thứ hai, áp dụng thuật toán kết hợp Luyện kim-Tham lam để tối đa hiệu suất cân bằng. Thuật toán cho lời giải ổn định, gian tính hợp lý, có độ tin cậy, khách quan. Thuật toán ứng dụng để cân bằng các dây chuyền may có số công nhân cố định đảm bảo phân công công việc một cách đồng đều, giảm thời gian ngừng máy, dây chuyền hoạt động nhịp nhàng. 4. Đề xuất thuật toán tìm nhịp dây chuyền để tối đa hóa hiệu xuất cân bằng, tối thiểu hóa số công nhân gồm hai bước: Bước thứ nhất, xây dựng tập các giá trị của nhịp dây chuyền. Bước thứ hai, áp dụng thuật toán Luyện kim để tối đa hóa hiệu suất cân bằng, tối thiểu hóa số công nhân. Thuật toán cho lời giải hợp lý, có độ tin cậy, khách quan. Thuật toán Luyện kim phù hợp để thiết kế mới các dây chuyền may nhằm đạt được công suất tối ưu, đây là một bài toán lớn, phức tạp mang lại hiệu quả kinh tế cao. 5. Xác định được thời gian hợp lý của các nguyên công may sản phẩm áo Polo- Shirt bằng phương pháp hợp lý hóa thao tác may, là cơ sở quan trọng để xác định mức thời gian nguyên công của các sản phẩm may từ vải dệt kim. Xác định được số lớp và khoảng cách đặt bán thành phẩm để tối ưu thời gian may một chi tiết trong tập bán thành phẩm áo Polo-Shirt. Thiết lập sơ đồ bố trí vị trí làm việc và tối ưu đường đi của bán thành phẩm trên dây chuyền. Đây là các điều kiện tối ưu tổ chức cân bằng dây chuyền may nhằm nâng cao năng suất lao động. 6. Chương trình phần mềm ALBS V1.0 được thiết lập gồm ba mô đun tối ưu cân bằng dây chuyền may. Phần mềm cho cho kết quả đảm bảo tính chính xác, tin cậy, ổn định, xử lý khối lượng dữ liệu lớn trong thời gian hợp lý. Phần mềm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu thực nghiệm trong luận án, có khả năng ứng dụng vào thực tế để cân bằng dây chuyền may các loại sản phẩm khác nhau có điều kiện tổ chức sản xuất tương tự như trong nghiên cứu của luận án. 139
  5. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 1. Đinh Mai Hương, Hà Thị Thơm, Phan Thanh Thảo (2017), “Nghiên cứu ảnh hưởng của quy trình thao tác may tới năng suất của dây chuyền may sản phẩm áo Polo-Shirt dệt kim”, tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, ISSN 1859-3585, số 40, trang 106-111. 2. Đinh Mai Hương, Dương Thị Mai, Phan Thanh Thảo (2017), “Áp dụng một số công cụ sản xuất tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong chuyền may sản phẩm chất liệu dệt kim”, tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, ISSN 1859-3585, số 43, trang 88-94. 3. Đinh Mai Hương, Phan Thanh Thảo (2018), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố về điều kiện may đến thời gian thực hiện thao tác phụ của công nhân may sản phẩm dệt kim bằng phương pháp MTM và hệ thống thời gian định trước GSD”, Hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí lần thứ 5, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, ISBN: 978-604-67-1103-2, trang 1492-1499. 4. Đinh Mai Hương, Dương Công Lực, Phan Thanh Thảo (2018), “Xây dựng quy trình thao tác hợp lý may sản phẩm áo Polo-Shirt nam chất liệu dệt kim tại Việt Nam”, Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt may - Da giầy lần thứ 1, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ISBN: 978-604-924-374-5, trang 235-240. 5. Dinh Mai Huong, Nguyen Viet Dung, Truong Van Long, Do Phan Thuan, Phan Thanh Thao, Nguyen Duc Nghia (2019), “Simulated Annealing for the Assembly Line Balancing Problem in the Garment Industry”, In: Proceedings of the Tenth International Symposium on Information and Communication Technology, Hanoi university of science and technology, ISBN: 978-1-4503-7245-9, p.36-42, doi.org/10.1145/3368926.3369698. 6. Đinh Mai Hương, Trương Văn Long, Đỗ Phan Thuận, Phan Thanh Thảo, Nguyễn Đức Nghĩa (2020), “Ứng dụng chiến lược vét cạn để tối ưu cân bằng dây chuyền may công nghiệp”, tạp chí Khoa học và Công nghệ các trường Đại học kỹ thuật, ISSN 2354-1083, số 141, trang 034-041. 7. Dinh Mai Huong, Nguyen Viet Dung, Truong Van Long, Do Phan Thuan, Phan Thanh Thao, Nguyen Duc Nghia (2020), “Cycle time enhancement by simulated annealing for a practical assembly line balancing problem”, Informatica, ISSN 0350-5596, Vol 44(2), p.127-138, doi.org/10.31449/inf.v44i2.3083. 8. Đinh Mai Hương, Phan Thanh Thảo (2021), “Nghiên cứu xác định thời gian may hợp lý một số nguyên công may sản phẩm Polo-Shirt”, tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, ISSN 1859-3585, tập 57, số 3, trang131-137. 141
  6. [21] Ó. Rubiano-Ovalle and A. Arroyo-Almanza (2009), “Solving a two-sided assembly line balancing problem using memetic algorithms”, Ing. y Univ., vol. 13, no. 2, pp. 267–280. [22] M. Fathi, D. B. M. M. Fontes, M. Urenda Moris, and M. Ghobakhloo (2018), “Assembly line balancing problem: A comparative evaluation of heuristics and a computational assessment of objectives”, J. Model. Manag., vol. 13, no. 2, pp. 455–474. [23] G. Pan (2014), “A quantitative analysis of cellular manufacturing in apparel industry by using simulation”, J. Ind. Eng. Manag., vol. 7, no. 5, pp. 1385– 1396. [24] B.Senthil Kumar and Dr. V.R. Sampath (2012), “Garment Manufacturing Through Lean Initiative-An Empirical Study On WIP Fluctuation In T-Shirt Production Unit”, Int. J. Lean Thinkin, vol. 3, no. 2, pp. 1–13. [25] V. R. Babu (2012), “Apparel production systems and factory layout”, Ind. Eng. Appar. Prod., pp. 63–77. [26] A. C. Caputo and M. Palumbo (2005),“Manufacturing re-insourcing in the textile industry: A case study”, Ind. Manag. Data Syst., vol. 105, no. 2, pp. 193– 207. [27] M. Syduzzaman and A. S. Golder (2015),“Apparel analysis for layout planning in sewing section”, Int. J. Curr. Eng. Technol., vol. 5, no. 3, pp. 1736–1742. [28] Nguyễn Thị Lệ (1998), "Nghiên cứu hoàn thiện dây chuyền may trong điều kiện Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại Học Bách Khoa Hà Nội. [29] Nguyễn Chí Công (2011), "Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố thiết bị tới tính liên tục quá trình may công nghiệp", Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại Học Bách Khoa Hà Nội. [30] Phạm Thị Kim Tuyến (2016), "Nghiên cứu áp dụng triết lý sản xuất tinh gọn Lean nhằm giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp may áo jacket tại Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại Học Bách Khoa Hà Nội. [31] Hồ Quốc Dũng (2018), "Ứng dụng giải thuật xếp hạng theo trọng số trong việc cân bằng dây chuyền may công nghiệp", Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, tập 127, số 5A, 2018, Tr. 133–149. [32] F. Blaga, V. Hule, R. Bodea, and I. Stanasel (2013),“ Evaluation of the Textile Industry Fabrication Lines Performances Using Petri Networks Models", Annails of the Oradea University Fascicle of Management and Technological Engineering, no. 3, pp. 5–8. [33] F. Santana-Robles (2012), “Modeling and Simulation of Textile Supply Chain through Colored Petri Nets”, Intell. Inf. Manag., vol. 02, no. 25, pp. 261–268. [34] Hồ Khánh Lâm (2015), "Mạng PETRI lý thuyết và ứng dụng", NXB Khoa học và Kĩ thuật. [35] H. Kaid, A. M. El-tamimi, E. A. Nasr, S. Arabia, and S. Arabia (2015), “Applications of Petri nets Based Models in Manufacturing Systems : A Review”, Proc. 2015 Int. Conf. Oper. Excell. Serv. Eng. Orlando, Florida, USA, no. 1, pp. 516–528. [36] S. Kursun (2011), “Assembly Line Balancing in Garment Production by Simulation”, Assem. Line - Theory Pract, pp. 68–82. 143
  7. [56] Mitsuo Gen, Runwei Cheng and Lin Lin (2008), "Network models and optimization: Multiobjective genetic algorithm approach", Springer Science & Business Media. [57] J. C. Chen, C.-C. Chen, Y.-J. Lin, C.-J. Lin, and Tiffany Y. Chen (2014), “Assembly Line Balancing Problem of Sewing Lines in Garment Industry”, Proceedings of the 2014 International Conference on Industrial Engineering and Operations Management Bali, Indonesia, pp. 1215–1225. [58] G. M. Buxey (1974), “Assembly Line Balancing With Multiple Stations”, Manage. Sci., vol. 20, no. 6, pp. 1010–1021. [59] B. R. Sarker and J. G. Shanthikumari (1983), “A generalized approach for serial or parallel line balancing”, Int. J. Prod. Res., vol. 21, no. 1, pp. 109– 133. [60] P. R. Mc mulen and G. V. Frazier (1998), “Using simulated annealing to solve a multiobjective assembly line balancing problem with parallel workstations”, Int. J. Prod. Res., vol. 36, no. 10, pp. 2717–2741. [61] P. M. Vilarinho and A. S. Simaria (2002), “A two-stage heuristic method for balancing mixed-model assembly lines with parallel workstations”, Int. J. Prod. Res., vol. 40, no. 6, pp. 1405–1420. [62] W. Grzechca (2014), “Assembly line balancing problem with reduced number of workstations”, IFAC Proceedings Volumes (IFAC-PapersOnline), vol. 19, pp. 6180–6185. [63] M. Azizoglu and S. Imat (2018), “Workload smoothing in simple assembly line balancing”, Comput. Oper. Res., vol. 89, pp. 51–57. [64] S. H. Eryuruk, F. Kalaoglu, and M. Baskak (2008), “Assembly line balancing in a clothing company”, Fibres and Textiles in Eastern Europe, vol. 16, no. 1, pp. 93–98. [65] R. Rachamadugu and B. Talbot (1991), “Improving the equality of workload assignments in assembly lines”, Int. J. Prod. Res., vol. 29, no. 3, pp. 619–633. [66] P. K. Agarawal (1985), “The related activity concept in assembly line balancing”, Int. J. Prod. Res., vol. 23, no. 2, pp. 403–421. [67] Y. J. Kim, Y. K. Kim, and Y. Cho (1998), “A heuristic-based genetic algorithm for workload smoothing in assembly lines”, Comput. Oper. Res., vol. 25, no. 2, pp. 99–111. [68] H. Y. Zhang (2017), “An improved immune algorithm for simple assembly line balancing problem of type 1”, J. Algorithms Comput. Technol., vol. 11, no. 4, pp. 317–326. [69] Zbigniew Michalewicz and David B. Fogel (2013), "How to Solve It: Modern Heuristics", Springer Science & Business Media. [70] P. Brucker, B. Jurisch, and B. Sievers (1994), “A branch and bound algorithm for the job-shop scheduling problem”, Discret. Appl. Math., vol. 49, no. 1–3, pp. 107–127. [71] Allan L. Gutjahr and George L. Nemhauser (1964), “An Algorithm for the Line Balancing Problem”, Manag. Sci., vol. 11, no. 2, pp. 308–315. [72] T. R. Hoffmann (1963), “Assembly Line Balancing with a Precedence Matrixe”, Management Science, pp. 551–562. 145
  8. [91] J. C. Chen, C. C. Chen, L. H. Su, H. Bin Wu, and C. J. Sun (2012), “Assembly line balancing in garment industry”, Expert Syst. Appl., vol. 39, no. 11, pp. 10073–10081. [92] J. C. Chen, M. H. Hsaio, C. C. Chen, and C. J. Sun (2009), “A grouping genetic algorithm for the assembly line balancing problem of sewing lines in garment industry”, Proc. 2009 Int. Conf. Mach. Learn. Cybern., vol. 5, no. July, pp. 2811–2816. [93] S. Kirkpatrick; C. D. Gelatt; M. P. Vecchi (1983), “Optimization by Simulated Annealing”, Sci. New Ser., vol. 220, no. 4598, pp. 671–680. [94] S. Russel (2010), "Artificial Intelligence A Modern Approach", Prentice Hall series in artificial intelligence. [95] Lê Hữu Chiến (2003), "Cấu trúc vải dệt kim", NXB Khoa Học và Kĩ Thuật. [96] jersey/. [97] [98] A. L. Gutjahr and G. L. Nemhauser (1964), “An Algorithm for the Line Balancing Problem”, Manage. Sci., vol. 11, no. 2, pp. 308–315. [99] Nguyễn Văn Tuấn (2018), "Phân tích dữ liệu với R", NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. [100] Nguyễn Văn Tuấn (2018), "Phân tích dữ liệu với R-Hỏi và đáp", NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. [101] Vũ Thị Nhự, Phan Thanh Thảo (2014), “Nghiên cứu giải pháp cải thiện thao tác và tốc độ làm việc của người công nhân may nhằm nâng cao năng suất lao động", Tạp chí Cơ khí Việt Nam, vol. 3, trang 160–168. [102] Phan Thanh Thảo, Lê Thị Trang (2018), “Xây dựng quy trình thao tác chuẩn may các cụm chi tiết chính của sản phẩm dệt kim”, Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt May, Da - Giầy lần thứ 1, pp. 183–194. [103] Nguyễn Tiệp (2008), "Định mức lao động", NXB Lao động-Xã hội. [104] Nguyễn Tiệp (2007), Tổ chức lao động. NXB Lao động-Xã hội. [105] Nguyễn Văn Lân (2003), "Xử lý thống kê số liệu thực nghiệm", NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. [106] GSD Practitioner Manual, GSD Limited, 2014. [107] Tống Đình Quỳ 2014, "Xác suất thống kê", NXB Bách Khoa Hà Nội. [108] Phan Thanh Thảo and Trần Văn Tùng (2021),“Xây dựng cơ sở dữ liệu về quy trình thao tác và thời gian thực hiện thao tác may sản phẩm dệt kim điển hình”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, vol. 57, no. 1, pp. 91–96. [109] S. A. Seyed-Alagheband, S. M. T. F. Ghomi, and M. Zandieh (2011), “A simulated annealing algorithm for balancing the assembly line type II problem with sequence-dependent setup times between tasks”, Int. J. Prod. Res., vol. 49, no. 3, pp. 805–825, [110] Nhà máy May Đồng Văn - Công ty CP Dệt May Hà Nội, Định mức sản phẩm quy chuẩn, 2012. 147