Báo cáo Phân tích hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điên lực Sóc Sơn

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cả trong sản xuất và sinh hoạt. Điện năng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống.

Quá trình kinh doanh điện năng bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất – Truyền tải – Phân phối điện năng xảy ra đồng thời, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một khâu thương mại trung gian nào. Do tính chất không dự trữ được của điện năng nên quá trình sản xuất truyền tải sử dụng điện diễn ra đồng thời và có liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời.

Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, công cuộc đổi mới và thách thức thời đại đang đặt ra trước các doanh nghiệp nhưng nhiệm vụ hết sức to lớn và nặng nề, nhằm góp phần phát triển và làm giàu cho doanh nghiệp, cho nhà nước và cho mỗi cá nhân. Công ty Điên lực Sóc Sơn với chức năng là kinh doanh bán điện trên địa bàn huyện nhằm phục vụ an toàn, ổn định, hiệu quả và kịp thời nhu cầu sử dụng điện của các cơ quan Đảng bộ, Nhà nước, các tổ chức kinh tế – xã hội và các tầng lớp dân cư trên toàn huyện Sóc Sơn. Trong điều kiện đó, để có thể phát triển được thì Công ty phải thường xuyên tự hoàn thiện để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng thời có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. ích.

doc 51 trang Thái Toàn 04/04/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Phân tích hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điên lực Sóc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_phan_tich_hieu_qua_kinh_doanh_dien_nang_cua_cong_ty.doc

Nội dung text: Báo cáo Phân tích hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điên lực Sóc Sơn

  1. Trường Đại học Điện Lực GVHD: Nguyễn Hương Mai MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG..................................................................................................................................4 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH........4 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...............5 1.2.1. Phương pháp so sánh........................................................................................5 1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn......................................................................7 1.2.3. Phương pháp hồi quy........................................................................................9 1.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG. ....12 1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG......................13 1.5. QUY TRÌNH KINH DOANH ĐIỆN NĂNG.......................................................15 1.5.1. Quy trình cấp điện............................................................................................15 1.5.2. Quy trình ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện .....................................15 1.5.3. Quy trình quản lý hệ thống đo đếm điện năng ...............................................16 1.5.4. Quy trình ghi chỉ số công tơ ............................................................................17 1.5.5. Quy trình lập hóa đơn tiền điện ......................................................................17 1.5.6. Quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện ............................................................18 1.5.7. Quy trình giao tiếp với khách hàng sử dụng điện ..........................................18 1.5.8. Quy trình lập báo cáo kinh doanh điện năng.................................................18 1 Lớp: C10_QLNL SVTH: Nguyễn Quang Minh
  2. Trường Đại học Điện Lực GVHD: Nguyễn Hương Mai CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC SÓC SƠN..................................................................................19 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC SÓC SƠN ........................................19 2.1.1. Tên, địa chỉ công ty. .........................................................................................19 2.1.2. Lịch sử hình thành và sự phát triển của điện lực Sóc Sơn............................20 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Điện Lực................................................................21 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của điện lực Sóc Sơn. ............................................................23 2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng ban: ......................................23 2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC SÓC SƠN..................................................................................................27 * Các chỉ tiêu phân tích kinh doanh điện năng. .............................................................27 2.2.1. Điện năng thương phẩm..................................................................................29 2.2.2. Tổn thất điện năng...........................................................................................34 Bảng 2.5. Chỉ tiêu tổn thất điện năng chung các lộ đường dây của Công ty Điện lực Sóc Sơn năm 2011-2012 .........................................................................................36 2.2.3. Doanh thu tiền điện. ........................................................................................37 2.2.4. Giá bán điện bình quân. ..................................................................................39 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC SÓC SƠN ................................................................................42 3.1. NÂNG CAO SẢN LƯỢNG ĐIỆN NĂNG THƯƠNG PHẨM............................42 3.2. NÂNG CAO GIÁ BÁN ĐIỆN BÌNH QUÂN. .....................................................44 3.3. GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG........................................................................46 KẾT LUẬN .......................................................................................................................51 2 Lớp: C10_QLNL SVTH: Nguyễn Quang Minh
  3. Trường Đại học Điện Lực GVHD: Nguyễn Hương Mai LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cả trong sản xuất và sinh hoạt. Điện năng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống. Quá trình kinh doanh điện năng bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất – Truyền tải – Phân phối điện năng xảy ra đồng thời, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một khâu thương mại trung gian nào. Do tính chất không dự trữ được của điện năng nên quá trình sản xuất truyền tải sử dụng điện diễn ra đồng thời và có liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, công cuộc đổi mới và thách thức thời đại đang đặt ra trước các doanh nghiệp nhưng nhiệm vụ hết sức to lớn và nặng nề, nhằm góp phần phát triển và làm giàu cho doanh nghiệp, cho nhà nước và cho mỗi cá nhân. Công ty Điên lực Sóc Sơn với chức năng là kinh doanh bán điện trên địa bàn huyện nhằm phục vụ an toàn, ổn định, hiệu quả và kịp thời nhu cầu sử dụng điện của các cơ quan Đảng bộ, Nhà nước, các tổ chức kinh tế – xã hội và các tầng lớp dân cư trên toàn huyện Sóc Sơn. Trong điều kiện đó, để có thể phát triển được thì Công ty phải thường xuyên tự hoàn thiện để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng thời có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Được sự phân công thực tập tại Công ty Điện lực Sóc Sơn với đề tại tìm hiểu là “phân tích hiệu quả kinh doanh điện năng” trong thời gian thực tập ở đây em đã học được nhiều điều bổ ích. Bản báo cáo này Em xin tóm tắt sơ lược những kiến thức, hiểu biết của mình trong thời gian thực tập tại Công ty. Do thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót về nội dung và hình thức trong bài báo cáo này. Em rất mong được sự chỉ đạo của các cô chú, anh chị trong Công ty cùng các thầy cô giáo trong khoa Quản lý năng lượng để bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn ! 3 Lớp: C10_QLNL SVTH: Nguyễn Quang Minh
  4. Trường Đại học Điện Lực GVHD: Nguyễn Hương Mai CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH - Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh doanh là hoạt động nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động của các mặt trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách. - Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo cho đời sống người lao động và làm tròng nghĩa vụ đối với nhà nước. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tiến hành phân tích toàn diện về mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và quan trọng. Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét việc thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. 4 Lớp: C10_QLNL SVTH: Nguyễn Quang Minh
  5. Trường Đại học Điện Lực GVHD: Nguyễn Hương Mai Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có vai trò và tác dụng đối với doanh nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, tứng khía cạnh của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Phân tích cũng là công cụ quan trọng để liên kết mọi hoạt động của các bộ phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp được nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ kinh doanh, mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý cũng như khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đáp ứng những đòi hỏi này của các nhà đầu tư. Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển của các doanh nghiệp. 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 1.2.1. Phương pháp so sánh. Phương pháp này chr được sử dụng ở các thời kỳ so sánh có điều kiện hoạt động tương tự nhau. Để phương pháp này phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong quá trình phân tích cần thực hiện đầy đủ ba bước sau: Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh. Trước hết chọn chỉ tiêu của một kỳ để so sánh, được gọi là kỳ gôc. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chon kỳ gốc so sánh phù hợp. 5 Lớp: C10_QLNL SVTH: Nguyễn Quang Minh
  6. Trường Đại học Điện Lực GVHD: Nguyễn Hương Mai ● Kỳ gốc là kỳ năm trước: Muốn thấy được xu hướng phát triển của đối tượng phân tích. ● Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay là định mức): Muốn thấy được việc chấp hành các định mức đề ra có đúng theo dự kiến không. ● Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế): Muốn thấy được vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng thị trường của doing nghiệp. ● Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hạch toán hay kỳ báo cáo. Bước 2: Điều kiện so sánh được. Để so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem ra so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian: Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán như nhau (cụ thể như cùng tháng, năm, quý, ) và phải đồng nhất trên cả ba mặt: ● Cùng phản ánh nội dung kinh tế. ● Cùng phương pháp tính toán. ● Cùng một đơn vị đo lường. Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế phải được quy đổi về cùng quy mô tươn tự nhau (cụ thể cùng một phân xưởng, bộ phận, một ngành, ). Bước 3: Kỹ thuật so sánh. Để đáp ứng các mục tiêu so sánh người ta thương sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với lỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiên quy mô, khối lượng các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. 6 Lớp: C10_QLNL SVTH: Nguyễn Quang Minh
  7. Trường Đại học Điện Lực GVHD: Nguyễn Hương Mai 1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong những lần thay thế. Bước 1: Xác định công thức Là thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Doanh thu = Giá bán X sản lượng điện tiêu thụ Doanh thu là chỉ tiêu phân tích, giá bán và sản lượng điện tiêu thụ là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Bước 2: xác định các đối tượng phân tích So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được chính là đối tượng phân tích Ví dụ: Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích; a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q=a.b.c Đặt Q1: chỉ tiêu kỳ phân tích,Q1 = a1.b1.c1 Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0.b0.c0 Q1 –Q0 = a1.b1.c1 – a0.b0.c0 = mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là đối tượng cần phân tích. 7 Lớp: C10_QLNL SVTH: Nguyễn Quang Minh
  8. Trường Đại học Điện Lực GVHD: Nguyễn Hương Mai Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Thực hiên theo các trình tự thay thế. ( lưu ý các nhân tó thay thế ở bước trước phỉa được giữ nguyên cho bước sau thay thế) Thay thế bước 1(cho nhân tố a) a0.b0.c0 được thay thế bằng a1.b0.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là : = a1.b0.c0 – a0.b0.c0 Thay thế bước 2 (cho nhân tố b) a1.b0.c0 được thay thế bằng a1.b1.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: = a1.b1.c0 - a1.b0.c0 Thay thế bước 3(cho nhân tố c) a1.b1.c0 được thay thế bằng a1.b1.c1 = a1.b1.c1 - a1.b1.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: ∆c = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆a + ∆b + ∆c = ∆Q Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nhiệp thì phải tìm biện pháp để khắc phục những nhược điểm, thiếu sót để kỳ sau thực hiện tốt hơn. Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến chất lượng kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau. 8 Lớp: C10_QLNL SVTH: Nguyễn Quang Minh
  9. Trường Đại học Điện Lực GVHD: Nguyễn Hương Mai 1.2.3. Phương pháp hồi quy. Trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như nhiều lĩnh vực khác, hồi quy là phương pháp phân tích đầy sức mạnh và không thể thay thế, là phương pháp thống kê toán dùng để ước lượng, dự báo những sự kiện xảy ra trong tương lai dựa vào quy luật quá khứ. a. Phương pháp hồi quy đơn. Còn gọi là hồi quy đơn biến, dùng để xét quan hệ tuyến tính giữa một biến kết quả và một biến giải thích (nếu giữa chúng có quan hệ nhân quả). Trong phương trình tuyến tính, một biến gọi là biến phụ thuộc, một biến kia là tác nhân gây sự biến đổi, gọi là biến độc lập. Phương pháp hồi quy đơn biến (đường thẳng) có dạng tổng quát: Y = a + bX Trong đó: Y: biến số phụ thuộc. X: biến số độc lập. a: tung độ. b: hệ số góc. Y trong phương trình trên được hiểu là Y ước lượng. Căn cứ vào công thức phân tích kết hớp với sản lượng sản phẩm dịch vụ sản xuất cung cấp, có thể xây dựng kế hoạch phân tích chi phí hoạt động kinh doanh tương ứng, với từng mức hoạt động. b. Phương pháp hồi quy bội. Còn gọi là phương pháp hồi quy đa biến, dùng phân tích quan hệ giữa nhiều biến số độc lập (tức biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (biến phân tích hay biến kết quả). Trong thực tế có rất nhiều bài toán kinh tế - cả lĩnh vực kinh doanh và kinh tế học, phải cần đến phương pháp hồi quy đa biến. Chẳng hạn như phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân, sự biến động của tỷ giá ngoại hối; xem xét kinh doanh 9 Lớp: C10_QLNL SVTH: Nguyễn Quang Minh
  10. Trường Đại học Điện Lực GVHD: Nguyễn Hương Mai trong trương hợp có nhiều mặt hang phân tích tổng chi phí với nhiều nhân tố tác động; phân tích giá thành chi tiết; những nguyên nhân ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ Một chỉ tiêu kinh tế chịu tác đông cùng lúc của nhiều nhân tố thuận chiều hoặc trái chiều nhau. Chẳng hạn như doanh thu phụ thuộc và giá cả, thu nhập bình quân, lãi xuất tiền gửi Mặt khác, giữa các nhân tố lại có sự tương quan nội tại tuyến tính với nhau. Phân tích hồi quy vừa giúp ta kiểm định lại giả thiết về những nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng, vừa định lượng được các quan hệ kinh tế giữa chúng. Từ đó làm nền tảng cho phân tích dự báo và có những quyết sách phù hợp, hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng. Phương trình hồi quy đa biến dưới dạng tuyến tính: Y = b0 + b1X1 + b2X2 + + biXi + + bnXn + c Trong đó: Y: biến số phụ thuộc (kết quả phân tích) b0: tung độ gốc bi : các tung độ của phương trình theo các biến Xi Xi : các biến số (các nhân tố ảnh hưởng) e : các sai số 10 Lớp: C10_QLNL SVTH: Nguyễn Quang Minh