Tiểu luận Miễn dịch và vai trò của bạch cầu đối với quá trình miễn dịch của cơ thể
I. KHÁI NIỆM
1.1. Miễn dịch
Miễn dịch là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại.
Chức năng bảo vệ cơ thể bao gồm hai loại cơ chế miễn dịch, lần lượt xuất hiện trong quá trình tiến hóa của các loài và liên hệ chặt chẽ với nhau ở các động vật bậc cao:
• Miễn dịch tự nhiên (hay miễn dịch không đặc hiệu), đáp ứng tức thì.
• Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu), đáp ứng sau vài ngày với đặc điểmlà khả năng "ghi nhớ".
Ở cấp độ phân tử, cả hai cơ chế đều có khả năng phân biệt (nhận diện) các thành phần của cơ thể, tức cái "ta" với tất cả những phân tử khác gọi chung là cái "không ta".
Miễn dịch đặc hiệu xuất hiện vào thời điểm phân kỳ giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống cách đây 500 triệu năm. Miễn dịch tự nhiên có tính nguyên thủy hơn, cần thiết cho sự sinh tồn của mọi sinh vật.
File đính kèm:
tieu_luan_mien_dich_va_vai_tro_cua_bach_cau_doi_voi_qua_trin.doc
Nội dung text: Tiểu luận Miễn dịch và vai trò của bạch cầu đối với quá trình miễn dịch của cơ thể
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TIỂU LUẬN: MIỄN DỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA BẠCH CẦU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ Người thực hiện: Phạm Hữu Trí Buôn Ma Thuột,i 2010
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................II CHƯƠNG I ...........................................................................................................1 I. KHÁI NIỆM ......................................................................................................1 1.1. Miễn dịch ....................................................................................................1 1.2. Hệ miễn dịch ...............................................................................................1 II. CÁC LOẠI MIỄN DỊCH..................................................................................2 2.1. Đáp ứng miễn dịch dịch thể ........................................................................2 2.2. Đáp ứng miễn dịch tế bào ...........................................................................3 a. Miễn dịch không đặc hiệu ...........................................................................3 b. Miễn dịch đặc hiệu......................................................................................3 CHƯƠNG II..........................................................................................................4 I. CÁC CO QUAN DẠNG LYMPHO..................................................................4 II. CÁC TẾ BÀO DẠNG LYMPHO ....................................................................4 III. QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA ĐỂ TẠO CÁC DÒNG TẾ BÀO...........................5 IV. BẠCH CẦU VÀ LÂM BA CẦU....................................................................6 4.1. Bach cầu ......................................................................................................6 4.1.1. Phân loại bạch cầu.................................................................................7 4.1.2. Công thức bạch cầu...............................................................................7 4.1.3. Chức năng của bạch cầu........................................................................8 4.2. Lâm ba cầu ................................................................................................10 4.2.1. Chức năng của ỉympho bào B .............................................................11 4.2.2. Chức năng của lympho bào T .............................................................12 i
- LỜI CAM ĐOAN Đây là Tiểu luận của tôi, tôi cam đoan rằng nội dung trình bày trong Tiểu luận là những kiến thức mà tôi đã học từ Đại học, Cao học gần đây và tài liệu tham khảo. Chắc chắn nội dung của Tiểu luận chưa được phong phú, đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, bạn bè đồng nghiệp và độc giả để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Phạm Hữu Trí ii
- CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH I. KHÁI NIỆM 1.1. Miễn dịch Miễn dịch là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại. Chức năng bảo vệ cơ thể bao gồm hai loại cơ chế miễn dịch, lần lượt xuất hiện trong quá trình tiến hóa của các loài và liên hệ chặt chẽ với nhau ở các động vật bậc cao: • Miễn dịch tự nhiên (hay miễn dịch không đặc hiệu), đáp ứng tức thì. • Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu), đáp ứng sau vài ngày với đặc điểm là khả năng "ghi nhớ". Ở cấp độ phân tử, cả hai cơ chế đều có khả năng phân biệt (nhận diện) các thành phần của cơ thể, tức cái "ta" với tất cả những phân tử khác gọi chung là cái "không ta". Miễn dịch đặc hiệu xuất hiện vào thời điểm phân kỳ giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống cách đây 500 triệu năm. Miễn dịch tự nhiên có tính nguyên thủy hơn, cần thiết cho sự sinh tồn của mọi sinh vật. 1.2. Hệ miễn dịch Hệ miễn dịch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường. Đó là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người và vật khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn 1
- của tế bào. Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt đế tấn công các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống. Ngay cả trước khi khái niệm miễn dịch được hình thành, nhiều thầy thuốc cổ đại đã miêu tả những cơ quan mà về sau người ta chứng minh được là thuộc hệ miễn dịch. Các cơ quan chính của hệ miễn dịch gồm tuyến ức, lách, tủy xương, các mạch lympho, hạch lympho và các mô lympho thứ cấp (như các hạch amidan) và da. Các cơ quan chính tuyến ức và lách đã được nghiên cứu đơn thuần về mặt mô học qua các tử thiết. Ngoài ra, có thể dùng phẫu thuật lấy ra các hạch lympho và một số mô lympho thứ cấp để nghiên cứu khi bệnh súc còn sống. Nhiều tế bào thuộc hệ miễn dịch không liên kết với một cơ quan đặc biệt nào, mà chỉ tập trung hoặc lưu chuyển giữa nhiều mô trong khắp cơ thể. II. CÁC LOẠI MIỄN DỊCH Quá trình đáp ứng miễn dịch là kết quả của sự hợp tác nhiều loại tế bào để nhận diện và phản ứng với kháng nguyên. Trong đó quan trọng nhất là sự hợp tác giữa đại thực bào với các loại quần thể lympho bào và sự hợp tác giữa các quần thể lympho bào với nhau. Lympho bào bao gồm nhiều loại quần thể với các tính chất khác nhau và các chức năng khác nhau, do sự không thuần nhất về tính chất và chức năng của các lympho bào nhưng chúng lại có chung một hình dạng nên người ta dùng một danh từ chung để chỉ tất cả các loại tế bào trên là tế bào dạng lympho. Quá trình đáp ứng miễn dịch có hai kiểu: 2.1. Đáp ứng miễn dịch dịch thể Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể được đại thực bào vây bắt, xử lý rồi trình diện cho lympho bào B hay còn gọi là các lympho bào phụ thuộc vào túi Fabricius. Lympho bào B được biệt hóa trở thành tế bào plasma sản xuất ra kháng thể dịch thể, kháng thể này có trong dịch của cơ thể. 2
- Nếu kháng nguyên vào lần sau chúng sẽ kết hợp và làm mất tác dụng của kháng nguyên để kết thúc quá trình đáp ứng miễn dịch. 2.2. Đáp ứng miễn dịch tế bào Cơ thể cũng tiếp nhận kháng nguyên kích thích do đại thực bào chuyển đến biệt hóa lympho bào T hay còn gọi lympho bào phụ thuộc tuyến ức, lympho T được biệt hóa trở thành lympho T mẫn cảm kháng nguyên và chính bản thân chúng là kháng thể tế bào. Kháng thể này có trên bề mặt tế bào để đón đợi kháng nguyên vào lần sau và kết hợp đặc hiệu với chúng để kết thúc quá trình miễn dịch. Như vậy thực chất của quá trình đáp ứng miễn dịch là quá trình hoạt động của hai loại tế bào lympho B và lympho T với sự tham gia của đại thực bào và sự phối hợp điều khiển của các cơ quan dạng lympho. Tùy vào đặc tính của miễn dịch mà người ta chia ra: a. Miễn dịch không đặc hiệu Do cơ thể thường xuyên tiếp xúc với kháng nguyên như phổi, ruột. Những kháng nguyên này thường xuyên tác động lên tế bào miễn dịch không đặc hiệu kích thích tạo ra globulin miễn dịch không đặc hiệu. Những chất miễn dịch trong máu không đặc hiệu bao gồm: properdin, leusosim, ... b. Miễn dịch đặc hiệu Những kháng thể chống lại những kháng nguyên tương ứng, chủ yếu đó là miễn dịch thu nạp, đặc trưng của miễn dịch thu là rất đặc hiệu. Miễn dịch thu nạp là do cơ thể sản sinh ra. Trong quá trình sống của từng cá thể qua ốm khỏi một bệnh tương ứng (ví dụ bệnh đậu) hay qua tiêm phòng vaccin gọi là miễn dịch thu nạp nhân tạo. 3
- CHƯƠNG II CÁC TẾ BÀO THAM GIA TRONG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH I. CÁC CO QUAN DẠNG LYMPHO Các cơ quan dạng lympho là nơi sản sinh, duy trì, huấn luyện, biệt hóa và điều khiển sự hoạt động của các tế bào dạng lympho có nhiệm vụ trong quá trình đáp ứng miễn dịch nên chúng được gọi là các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch. Các tế bào dạng lympho có nguồn gốc chung từ tủy xương, chúng tham gia vào cơ chế đáp ứng miễn dịch, là cơ chế chủ yếu bảo vệ cơ thể. Do vậy chúng được gọi là các tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoặc các tế bào mang thông tin miễn dịch. Các cơ quan và các tế bào có thấm quyền miễn dịch hợp lại gọi là hệ thống miễn dịch của cơ thể hay hệ miễn dịch. Các cơ quan dạng lympho chia làm hai loại: Cơ quan dạng lympho trung tâm và cơ quan dạng lympho ngoại vi. II. CÁC TẾ BÀO DẠNG LYMPHO Dựa vào sự khác nhau trong quá trình biệt hóa và sự khác nhau về chức năng, người ta chia ra các tế bào dạng lympho thành hai quần thế chính: - Quần thể lympho B chịu trách nhiệm trong đáp ứng miễn dịch dịch thể, được biệt hóa tại túi Bursa Fabricius. - Quần thể lympho T chịu trách nhiệm trong đáp ứng miễn dịch tế bào được biệt hóa tại tuyến ức (Thymus) và sau đó cư ngụ tại các vùng phụ thuộc tuyến ức của hạch lâm ba hoặc lách. Quần thể lympho T còn tham gia vào sự điều hòa các đáp ứng miễn dịch. Từ quần thể lớn này lại tiếp tục biệt hóa thành các tiểu quần thể hoạt động chuyển hóa cao hơn trong các chức năng miễn dịch khác nhau. 4
- Để phân biệt các lympho B và lympho T hoặc giữa các lympho T với nhau, người ta dựa vào các đặc điểm cấu trúc bề mặt của chúng. Những đặc điểm cấu trúc bề mặt này gọi là các dấu ấn bề mặt. Có hai loại dấu ấn bề mặt: - Kháng nguyên bề mặt (Surface antigen). - Thụ thể bề mặt (Surface receptor). Ngoài ra ngay ở các tế bào lympho B còn có loại thứ ba là các kháng thể bề mặt hay còn gọi là các globulin miễn dịch bề mặt (Surface immunoglobulin). III. QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA ĐỂ TẠO CÁC DÒNG TẾ BÀO Sự tạo thành các tế bào thực bào cũng như các tế bào lympho tham gia trong phản ứng miễn dịch được tóm tắt như sau: Bước 1: Tất cả các dòng tế bào nói trên đều xuất phát từ một tế bào nguồn ở tủy xương hay còn gọi là tế bào gốc hoặc tế bào mầm. Bước 2: Từ tế bào nguồn sẽ biệt hóa thành hai dòng. - Dòng tế bào hệ tạo huyết. - Dòng tế bào dạng lympho. Bước 3: a. Dòng tế bào tạo huyết lại tiếp tục biệt hóa tạo thành ba dòng thuần khác là: Tế bào dòng tủy, tế bào dòng hồng cầu và tế bào dòng khổng lồ. Ba dòng này đi vào hệ mạch máu ngoại vi và tiếp tục biệt hóa thành các tế bào trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào qua trình đáp ứng miễn dịch như sau: - Từ dòng tế bào tủy sẽ tạo thành tế bào đơn nhân rồi thành đại thực bào, cũng từ tế bào dòng tủy sẽ tạo thành tế bào bạch cầu đa nhân (trung tính, toan tính và kiềm tính) và tế bào mast. - Từ tế bào dòng hồng cầu sẽ tạo thành hồng cầu cho hệ máu đỏ góp phần gián tiếp vào đáp ứng miễn dịch. - Từ tế bào dòng khổng lồ sẽ tạo thành các tế bào tiểu cầu. b. Dòng tế bào dạng lympho sẽ chia hai ngả đi vào hai cơ quan đặc biệt đê nhận “thông tin miễn dịch” và tiếp tục quá trình biệt hóa. 5
- Bước 4: a. Dòng thứ nhất đi vào tuyến ức (Thymus) được biệt hóa thành các tiền lympho bào rồi sau đó thành các lympho bào T non, các lympho bào T non đi vào hệ máu ngoại vi trở thành các lympho bào T chín và tiếp tục biệt hóa cao hơn tạo thành các tiểu quần thể với các tính chất và chức năng khác nhau: - Lympho T hỗ trợ cho B (THB) - Lympho T ức chế (Ts) - Lympho T gây độc (Tc) - Lympho T gây quá mẫn muộn (TDTH) - Lympho T cảm ứng (Ti) - Lympho T khuếch đại (Ta) - Lympho T điều hòa theo kiểu điều khiển ngược (TFR) - Lympho T hỗ trợ cho T ức chế (THS) b. Dòng thứ hai đi vào một cơ quan đặc biệt đó là túi Bursa Fabricius ở loài gia cầm, còn ở người là một cơ quan lympho tương ứng ở biếu mô ruột, rồi nhận thông tin miễn dịch tại đó. Tại túi Bursa hoặc cơ quan tương ứng, nó được biệt hóa thành các tế bào tiền lympho B, rồi thành lympho B chưa chín, sau đó lympho B chưa chín đi vào mạch máu ngoại vi và biến thành lympho B chín. Từ lympho B chín tiếp tục được biệt hóa thành: - Các tế bào plasma có chức năng tạo thành các kháng thể đặc hiệu. - Các tế bào B nhớ ghi lại các thông tin kháng nguyên để tạo trí nhớ miễn dịch. IV. BẠCH CẦU VÀ LÂM BA CẦU 4.1. Bach cầu Bạch cầu là các tế bào có nhân, hình dáng và kích thước rất khác nhau tùy từng loại. Bạch cầu không phải chỉ lưu thông trong máu, mà nó còn có mặt ở 6
- nhiều nơi trong cơ thể: Bạch huyết, dịch não tủy, hạch bạch huyết, các tố chức liên kết... 4.1.1. Phân loại bạch cầu Về mặt đại thể, với kỹ thuật kinh điển, dựa vào hình dáng, kích thước tế bào, hình dáng nhân, sự bắt màu của hạt trong bào tương. Ngày nay nhờ kỹ thuật hiện đại còn phát hiện được các thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu v.v... Người ta có thể phân loại bạch cầu thành bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân) và bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn nhân). Bạch cầu đa nhân được chia làm 3 loại: Trung tính, ưa axit và ưa kiềm. Bạch cầu đơn nhân được chia làm 2 loại: Monocyt và lymphocyt. Ở người bình thường, tỷ lệ các bạch cầu trong máu ngoại vi như sau: Bạch cầu hạt ưa axit (E): 2,3% Bạch cầu hạt ưa kiềm (B): 0,4% Bạch cầu hạt trung tính (N): 62,0% Bạch cầu monocyt (M): 5,3% Bạch cầu lymphocyt (L): 30,0% 4.1.2. Công thức bạch cầu Là phần trăm của từng loại bạch cầu trong tổng số. Công thức bạch cầu có ý nghĩa rất quan trọng trong chấn đoán phân biệt. Các giá trị bình thường của bạch cầu: Giá trị tuyệt đối Các loại bạch cầu Tỷ lệ phần trăm (trong lmm3) Đa nhân trung tính – NEUTROPHIL 1700 – 7000 60 – 66% Đa nhân ái toan – EOSINOPHIL 50 – 500 2 – 11% Đa nhân ái kiềm – BASOPHIL 10 – 50 0.5 – 1% Mono bào – MONOCYTE 100 – 1000 2 – 2,5% Bạch cầu Lympho – LYMPHOCYTE 1000 – 4000 20 – 25% 7