Luận văn Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT

Mục đích nghiên cứu:
Cung cấp cho các nhà chọn giống, quản lý và người chăn nuôi thông tin về khả
năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai gà lông màu.
Phương pháp nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu: có 2 nội dung
- Nội dung 1: Trên đàn gà sinh sản
Nghiên cứu khả năng sinh sản của 3 công thức lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy
và BTVN11 với gà mái VBT.
- Nội dung 2: Trên đàn gà thịt thương phẩm
Xác định khả năng sản xuất thịt của gà lai F2 là con của 3 tổ hợp lai kinh tế nói trên
*Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên gà trống BTVN11, Lạc Thủy, Móng, gà mái VBT và
các con lai giữa chúng
pdf 73 trang Thái Toàn 04/04/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_kha_nang_san_xuat_cua_mot_so_to_hop_lai_giua_ga_tro.pdf

Nội dung text: Luận văn Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THỊ THÚY HÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ TRỐNG MÓNG, LẠC THỦY VÀ BTVN11 VỚI GÀ MÁI VBT Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn TS. Hoàng Thanh Hải NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Lê Thị Thúy Hà i
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Bùi Hữu Đoàn và TS. Hoàng Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Lê Thị Thúy Hà ii
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình ................................................................................................................ vii Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii Thesis abstract ................................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 3 2.1.1. Tính trạng năng suất của gia cầm ....................................................................... 3 2.1.2. Cơ sở khoa học của lai kinh tế ............................................................................ 6 2.1.3. Cơ sở khoa học của ưu thế lai ............................................................................. 8 2.1.4. Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của các giống gà thí nghiệm ......................................................................................................... 13 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................................ 14 2.2.1. Một số kết quả chọn lọc và lai tạo gia cầm trên thế giới .................................. 14 2.2.2. Một số kết quả lai tạo và chọn lọc gia cầm trong nước .................................... 16 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 19 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 19 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 19 3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 19 3.3.1. Nội dung 1: Trên đàn gà sinh sản ..................................................................... 19 3.3.2. Nội dung 2: Trên đàn gà thịt thương phẩm ...................................................... 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 19 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1 ................................................................ 19 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2 ................................................................ 22 iii
  5. 3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 26 Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 27 4.1. Kết quả thu được trên đàn bố mẹ ...................................................................... 27 4.1.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng............................................................................... 27 4.1.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở ................................................................ 28 4.1.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng ................................................................................ 29 4.2. Kết quả nghiên cứu trên đàn thương phẩm ...................................................... 30 4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của các giống gà thí nghiệm ........................................... 30 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm ................................................................ 33 4.2.3. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm .......................................................... 34 4.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thương phẩm................................................ 43 4.2.5. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm ............................................ 44 4.2.6. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi .......................... 46 4.2.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt trên gà thương phẩm ..................................................................................................... 47 4.2.8. Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế khi nuôi gà bố mẹ ............................. 50 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 51 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 51 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 51 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 52 Phụ lục .......................................................................................................................... 56 iv
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt CT1 Công thức 1 CT2 Công thức 2 CT3 Công thức 3 ĐVT Đơn vị tính NS Năng suất TĂ Thức ăn TL Tỷ lệ TLNS Tỷ lệ nuôi sống TT Tuần tuổi TTTA Tiêu tốn thức ăn v
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi gà sinh sản ................................................... 20 Bảng 3.2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà sinh sản................................................. 20 Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng gà sinh sản theo các giai đoạn .................................... 21 Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà thương phẩm ................................................... 22 Bảng 3.5. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà thương phẩm ........................................ 23 Bảng 3.6. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thương phẩm ................................................. 23 Bảng 4.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà mái trong 3 công thức lai ................... 27 Bảng 4.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở ......................................................... 28 Bảng 4.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng .......................................................................... 29 Bảng 4.4. Một số đặc điểm ngoại hình khi gà 15 tuần tuổi ....................................... 31 Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm từ 0-15 TT ..................................... 33 Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15 TT ......... 35 Bảng 4.7. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15 TT ............ 35 Bảng 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm 0-15TT ......................... 38 Bảng 4.9. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm 0-15TT ........................... 39 Bảng 4.10. Sinh trưởng tương đối của gà trống thương phẩm 0-15 TT ...................... 41 Bảng 4.11. Sinh trưởng tương đối của gà mái thương phẩm 0 – 15TT ...................... 42 Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) của gà thương phẩm ............................. 43 Bảng 4.13. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm ..................................... 45 Bảng 4.14. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi ................... 46 Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu về dinh dưỡng của thịt gà thương phẩm ........................... 47 Bảng 4.16. Kết quả phân tích một số acid amin trong thịt gà thương phẩm ................ 48 Bảng 4.17. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt ...................................... 49 Bảng 4.18. Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi gà bố mẹ ............................ 50 vi
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Đặc điểm ngoại hình của gà mới nở ............................................................ 30 Hình 4.2. Đặc điểm ngoại hình gà thí nghiệm 15 tuần tuổi ......................................... 32 Hình 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT ........... 37 Hình 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT .............. 38 Hình 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT ............. 40 Hình 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT ............. 40 Hình 4.7. Sinh trưởng tương đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT ........ 42 Hình 4.8. Sinh trưởng tương đối của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT ............ 43 Hình 4.9. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm ........................................ 45 Hình 4.10. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi ..................... 46 vii
  9. TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Lê Thị Thúy Hà Tên Luận văn: Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT. Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: Cung cấp cho các nhà chọn giống, quản lý và người chăn nuôi thông tin về khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai gà lông màu. Phương pháp nghiên cứu * Nội dung nghiên cứu: có 2 nội dung - Nội dung 1: Trên đàn gà sinh sản Nghiên cứu khả năng sinh sản của 3 công thức lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT. - Nội dung 2: Trên đàn gà thịt thương phẩm Xác định khả năng sản xuất thịt của gà lai F2 là con của 3 tổ hợp lai kinh tế nói trên *Đối tượng nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên gà trống BTVN11, Lạc Thủy, Móng, gà mái VBT và các con lai giữa chúng *Phương pháp nghiên cứu - Trên đàn gà sinh sản phân làm 3 lô tương ứng với 3 tổ hợp lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT), mỗi lô gồm 100 mái và 10 trống, thí nghiệm lặp lại 3 lần. Sau đó theo dõi số trứng đẻ ra, lượng thức ăn thu nhận và kết quả ấp nở rồi dùng công thức tính ra các chỉ tiêu: tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ trứng có phôi, số gà con loại 1/tổng trứng ấp, TTTA/10 trứng. - Trên đàn thương phẩm: dùng 3 con lai của 3 tổ hợp lai nói trên để tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm được phân làm 3 lô tương ứng với 3 con lai của 3 công thức lai, mỗi lô có 100 gà con 01 ngày tuổi, thí nghiệm cũng lặp lại 3 lần. Sau đó quan sát, chụp ảnh để mô tả đặc điểm ngoại hình, cân gà để tính khả năng sinh trưởng, mổ khảo sát và phân tích để xem chất lượng thịt. viii
  10. Kết quả chính và kết luận *Kết quả chính - Trên đàn gà bố mẹ Gà VBT trong cả 3 tổ hợp lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT) có tỷ lệ đẻ cao tương đương nhau. Tỷ lệ đẻ trung bình đạt 60,34%, tương ứng với năng suất trứng/mái/44 tuần là 101,34 quả, tiêu tốn thức ăn/10trứng là 2,12 kg -Trên đàn gà thương phẩm + Tỷ lệ nuôi sống từ 0 -15 tuần tuổi của con lai CT1, CT2, CT3 lần lượt là 91,67%, 86,66% và 90%. + Khối lượng cơ thể tại 15 tuần tuổi của CT1; CT2; CT3 lần lượt là 2156,33; 1931,76; 1872,11 (g/con) đối với con trống và 1648,33; 1573,82; 1545,52 (g/con) đối với con mái. + Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của CT1, CT2,CT3 lúc 15 tuần tuổi lần lượt là 3,30; 3,37 và 3,21 kg. + Hàm lượng protein trong thịt gà lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT) lúc 15 tuần tuổi lần lượt là 21,52%; 22,43%, 22,25%. + Độ pH và độ dai của cả 3 loại thị gà thương phẩm đều nằm trong giới hạn sinh lý cho phép. Màu sắc đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt tốt. *Kết luận - Trên đàn gà bố mẹ Khi cho gà trống Móng, Lạc Thủy, BTVN11 phối với gà VBT đã không làm thay đổi đáng kể đến khả năng sinh sản của gà VBT nhưng lại làm thay đổi đến kết quả ấp nở của gà VBT -Trên đàn thương phẩm + Cả 3 con lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT) có tỷ lệ nuôi sống tương đối cao, có màu lông đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có chất lượng thịt thơm ngon. ix