Luận văn Ảnh hưởng của tuổi, mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của trâu Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada

Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố lứa
tuổi, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất
tinh cọng rạ của trâu Murah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh
Moncada, qua đó giúp cơ sở chăn nuôi trâu đực giống có biện pháp chăn nuôi, khai thác
tinh đạt hiệu quả cao với từng lứa tuổi trâu và ở từng mùa vụ trong năm.
Phương pháp nghiên cứu
Tổng số có 800 mẫu tinh dịch của 5 trâu đực giống Murrah (có độ tuổi, khối lượng
đồng đều) được nghiên cứu đánh giá. Mỗi trâu đực khai thác 160 mẫu tinh dịch ở 4 giai
đoạn tuổi và 4 mùa trong năm. Các giai đoạn tuổi được phần chia gồm: từ 36 tháng tuổi trở
xuống, từ 37 đến 48 tháng tuổi, từ 49 đến 60 tháng tuổi và trên 60 tháng tuổi. Các mùa
trong năm gồm có: mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 6, Mùa
thu từ tháng 7 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12.
pdf 78 trang Thái Toàn 04/04/2025 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ảnh hưởng của tuổi, mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của trâu Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_anh_huong_cua_tuoi_mua_vu_den_chat_luong_tinh_dich.pdf

Nội dung text: Luận văn Ảnh hưởng của tuổi, mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của trâu Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ TRUNG HIẾU ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI, MÙA VỤ ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA TRÂU MURRAH NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH MONCADA Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi 2. TS. Lê Văn Thông NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Trung Hiếu i
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình, sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, cán bộ công nhân viên Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Lê Văn Thông - Giám đốc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương, PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi – Bộ môn sinh lý tập tính động vật, Khoa chăn nuôi – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đánh giá kết quả và hoàn thành luận văn đồng thời bồi dưỡng cho tôi những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Bá Quế, chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cải tạo giống trâu Việt Nam” giai đoạn 2011-2014, đã cho phép tôi được sử dụng các kết quả của đề tài và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Với tình cảm sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Sinh lý tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đã ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành các thủ tục cần thiết để bảo vệ thành công luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, anh em, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Trung Hiếu ii
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình ................................................................................................................. vi Danh mục hình ................................................................................................................. vi Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii Thesis abstract ................................................................................................................ viii Phần 1. mở đầu ................................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 3 2.2. Một số chỉ tiêu sinh vật học về tinh dịch trâu Murrah ........................................ 3 2.2.1. Màu sắc tinh dịch ................................................................................................ 4 2.2.2. Thể tích tinh dịch (ml) ........................................................................................ 4 2.2.3. pH tinh dịch ........................................................................................................ 6 2.2.4. Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ ml) ............................................................................. 6 2.2.5. Hoạt lực tinh trùng A (%) ................................................................................... 7 2.2.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ...................................................................................... 9 2.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống ......................................................................................... 10 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới phẩm chất tinh đông lạnh của trâu Murrah ........ 11 2.3.1. Giống và cá thể ................................................................................................. 11 2.3.2. Tuổi ................................................................................................................... 12 2.3.3. Mùa vụ .............................................................................................................. 12 2.3.4. Thức ăn ............................................................................................................. 13 2.3.5. Quản lý, chăm sóc và khai thác tinh ................................................................. 13 2.4. Thụ tinh nhân tạo trâu bằng tinh đông lạnh ...................................................... 14 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................... 15 2.5.1. Những nghiên cứu trong nước .......................................................................... 15 2.5.2. Những nghiên cứu ngoài nước ......................................................................... 17 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 19 3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 19 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 19 iii
  5. 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 19 3.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 19 3.2. Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ....................................................................... 19 3.3. Điều kiện khí hậu khu vực ba vì h nội .............................................................. 20 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 21 3.4.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ........................................................................ 21 3.4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ........................................................................ 21 3.4.3. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh cọng rạ của trâu Murrah trên đàn trâu cái địa phương. ................................................................................... 22 3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22 3.5.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ...................................... 22 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ....................... 22 3.5.3. Phương pháp đánh giá tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng trâu Murrah trên đàn trâu cái địa phương ............................. 26 3.6. Xử lý số liệu...................................................................................................... 27 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 29 4.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ................................................................................ 29 4.1.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah ........................ 29 4.1.2. Ảnh hưởng của tuổi đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ....................................................................................................... 36 4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ........................................................................ 40 4.2.1. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah .................. 40 4.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ....................................................................................................... 46 4.3. Tỷ lệ thụ thai của tinh trâu murrah đông lạnh dạng cọng rạ trên đàn trâu cái địa phương .................................................................................................. 50 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 52 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 52 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 52 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 53 Phụ lục .......................................................................................................................... 64 iv
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt % Phần trăm 0C độ C A Hoạt lực tinh trùng C Nồng độ tinh trùng Cm Centimet Cs Cộng sự ĐTC Đạt tiêu chuẩn FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc FSH Follicle-stimulating hormone K Tinh trùng kỳ hình kg Kilogam km Kilomet KTT Khai thác tinh LH Lutenizing hormone ml Mililit n Dung lượng mẫu nghiên cứu PGF2α Prostaglandin F2α SE Standard Error TTNT Thụ tinh nhân tạo V Thể tích tinh dịch VAC Tổng số tinh trùng tiến thẳng % Phần trăm v
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Nhiệt độ và độ ẩm ở khu vực nghiên cứu theo từng mùa trong giai đoạn 2013-2016 ........................................................................................... 21 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah .................. 30 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tuổi đến tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn và các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn của trâu Murrah .......................................................................................................... 37 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của tuổi đến số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ trên lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn ........................................................................ 39 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Murrah .......................................................................................................... 39 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah .............. 41 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn và các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch ............................................. 47 Bảng 4.7. Số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ trên lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của trâu Murrah theo mùa vụ ............................................................ 49 Bảng 4.8. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Murrah theo mùa vụ ................. 49 Bảng 4.9. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của trâu Murrah ............................................. 50 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Các dạng kỳ hình phổ biến của tinh trùng ....................................................... 9 vi
  8. TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Vũ Trung Hiếu Tên Luận Văn: Ảnh hưởng của tuổi, mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của trâu Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada. Ngành: Chăn Nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố lứa tuổi, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh cọng rạ của trâu Murah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, qua đó giúp cơ sở chăn nuôi trâu đực giống có biện pháp chăn nuôi, khai thác tinh đạt hiệu quả cao với từng lứa tuổi trâu và ở từng mùa vụ trong năm. Phương pháp nghiên cứu Tổng số có 800 mẫu tinh dịch của 5 trâu đực giống Murrah (có độ tuổi, khối lượng đồng đều) được nghiên cứu đánh giá. Mỗi trâu đực khai thác 160 mẫu tinh dịch ở 4 giai đoạn tuổi và 4 mùa trong năm. Các giai đoạn tuổi được phần chia gồm: từ 36 tháng tuổi trở xuống, từ 37 đến 48 tháng tuổi, từ 49 đến 60 tháng tuổi và trên 60 tháng tuổi. Các mùa trong năm gồm có: mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 6, Mùa thu từ tháng 7 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12. Kết quả chính và kết luận Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng sống, số lượng tinh cọng rạ trong một lần khai thác theo từng giai đoạn tuổi, theo từng mùa vụ và tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng trâu Murrah trên đàn trâu cái địa phương cho thấy, yếu tố tuổi và mùa vụ có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah. Giai đoạn từ 49 đến 60 tháng tuổi có phẩm chất tinh dịch đạt tốt nhất, thể tích tinh dịchđạt 4,07ml, hoạt lực tinh trùng đạt 77,43%, nồng độ tinh trùng đạt 1,14 tỷ/ml, số lượng cọng rạ trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn đạt 160,58 liều, hoạt lực sau giải đông đạt 45,82%. Chất lượng tinh dịch, số lượng cọng rạ trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của trâu Murrah thấp nhất trong mùa hạ, sau đó đến mùa xuân, mùa thu và tốt nhất là mùa đông (P<0,05) .Tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu của các trâu đực giống trên đàn trâu cái địa phương đạt 50,77% và dao động từ 50,00% đến 50,91% tùy theo từng cá thể trâu đực, tuy nhiên không thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). vii
  9. THESIS ABSTRACT Master candidate: Vu Trung Hieu Thesis title: “Effects of age, season on semen quality of Murrah buffaloes raised at Moncada research and produce frozen semen station”. Major: Husbandry Code: 60.62.01.05 University’s name: Vietnam National University of Agriculture Research Objectives The objective of this study was evaluating the influence of age, season on quantity, quality semen, and the ability to producing frozen semen of Murrah buffalo at Moncada research and produce frozen semen station. Thereby, helping breeding farms have effective management and semen collection depending on age and season. Materials and Methods 800 semen samples from 5 Murrah buffalo bulls (the same: age, weight) is assessed. Each buffalo were collected 160 semen samples at stage 4 periods of age and 4 seasons. Age stages were divided into 4 groups: under 36 months of age, from 37 to 48 months of age, from 49 to 60 months and over 60 months of age. The seasons include: Spring: from January to March; Summer: from April to June; Autumn: from July to September and Winter: from October to December. Results and conclusions The results showed that there was a clear effect of age and season on semen quality and production of frozen semen Murrah buffaloes. The period from 49 to 60 months of age had the best quality semen: V (Volume) 4.07ml, motility (A) 77.43%, C (sperm concentration) 1.14 billion/ml, the number of straws per a standard ejaculation was 160.58 straws, post-thawing motility was 45.82%. Semen quality, the number of straws per a standard ejaculation of Murrah buffalo was the lowest in Summer, followed by Spring, Autumn and Winter was the best (P<0.05). The fertility rate at first insemination on the swamp buffalo herd was 50.77% and about from 50.00% to 50.91% depending on each individual male buffalo (P> 0.05). viii
  10. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hàng ngàn năm qua, trâu là loài động vật cung cấp sức kéo, sữa và thịt chất lượng cao cho con người, cung cấp phân bón cho cây trồng và là một nguồn vốn tiết kiệm góp phần cải thiện cuộc sống của người nông dân (Gupta and Das, 1994) . Có 2 loại hình trâu gồm trâu sông (River buffalo) và trâu đầm lầy (Swamp buffalo). Chúng có chung nguồn gốc từ trâu rừng và được tách biệt ước tính đã ít nhất từ 10.000 đến 15.000 năm trước đây. Do quá trình chọn lọc và sử dụng mà ngoại hình, khả năng sản xuất và số lượng nhiễm sắc thể của hai loại hình trâu có những đặc điểm khác nhau. Trâu sông có 50 nhiễm sắc thể (Ahmad et al., 2004), sống tập trung ở vùng Tây Á nhằm khai thác sữa và được chia làm nhiều giống khác nhau như Murrah, Nili-Ravi, Kundi, Surti, Mehsana, Jafarabadi (Cockrill, 1974). Trâu trâu đầm lầy có 48 nhiễm sắc thể (Supanuam et al., 2009), sống tập trung ở vùng Đông Nam Á, được sử dụng để cày kéo, lấy thịt và chỉ có một giống (do ít được chọn lọc cải tạo) nhưng có những tên gọi địa phương khác nhau như trâu Ngố, trâu Gié ở Việt Nam, trâu Carabo ở Philipin, trâu Krbau ở Malaysia (Lê Viết Ly và Mai Văn Sánh, 2004). Trên thế giới có khoảng 198,88 triệu con trâu, phân bố chủ yếu ở Châu Á (chiếm 97,17%) và tập trung ở 3 nước Ấn Độ (115,40 triệu con), Pakistan (32,70 triệu con), Trung Quốc (23,25 triệu con) (FAO, 2013). Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có số lượng trâu đầm lầy lớn trên thế giới với 2,51 triệu con năm 2014 (Tổng Cục thống kê, 2015). Trâu Việt Nam chỉ được nuôi để cày kéo, giết thịt mà không có đàn trâu khai thác sữa, do vậy nước ta đã nhập nội giống trâu Murrah trong giai đoạn 1970-1978 từ Trung Quốc, Ấn Độ nhằm nhân thuần phát triển đàn trâu sữa và đồng thời lai tạo với trâu cái Việt Nam. Trâu lai F1 (Murrah x trâu Việt Nam) có tầm vóc lớn hơn, khả năng sinh trưỡng, sinh sản, cày kéo, cho thịt, sữa đều cao hơn so với trâu nội và có thể phát triển tốt trong điều kiện nông thôn (Nguyễn Đức Thạc, 1983; Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực, 1984; Mai Văn Sánh, 1996; Tạ Văn Cần và cs., 2008). 1