Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng quá trình khởi động và làm việc của động cơ đồng bộ công suất lớn

Động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ là loại động cơ xoay chiều được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Sự khác biệt giữa hai loại này là động cơ đồng bộ quay đồng bộ với tần số lưới. Ngược lại, động cơ không đồng bộ yêu cầu một hệ số "trượt", tốc độ của rotor chậm hơn một chút so với tốc độ của từ trường stator, để phát triển mô-men xoắn [1-5]. Động cơ đồng bộ sẵn có từ những loại động cơ công suất nhỏ, tự kích thích [9], [24], [31-32], [64-68] đến những động cơ công suất lớn với nguồn kích thích ngoài [6-7], [14], [18-23], [25-30], [33-34], [71-73], [75-76]. Động cơ đồng bộ nhỏ được sử dụng trong các ứng dụng thời gian như trong đồng hồ đồng bộ, bộ hẹn giờ trong các thiết bị [24], [31] máy ghi băng và cơ chế chính xác [9], [16], [32], trong đó động cơ phải hoạt động ở tốc độ chính xác và ổn định được mô men. Động cơ công suất lớn được sử dụng trong công nghiệp, đặc biệt với những tải dẫn động cần công suất lớn hàng trăm đến hàng nghìn KW. Động cơ đồng bộ công suất lớn có 2 chức năng quan trọng. Đầu tiên, nó là một phương tiện hiệu quả cao để chuyển đổi năng lượng xoay chiều thành cơ năng [6], [8], [12-14], [18-22], [26]. Thứ hai, nó có thể hoạt động như một bộ hiệu chỉnh hệ số công suất để phát triển hệ số công suất của lưới [23], [27], [29].

Về cấu tạo, động cơ đồng bộ bao gồm 3 thành phần chính: Stator; rotor; và hệ thống chổi than, vành trượt (hình 1.1).

pdf 181 trang phubao 4462
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng quá trình khởi động và làm việc của động cơ đồng bộ công suất lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_chat_luong_qua_trinh_k.pdf
  • pdf2. TÓM TẮT LUẬN ÁN DQ HƯNG.pdf
  • pdf4. Luận điểm mới (tiếng anh).pdf
  • pdf4. Luận điểm mới (tiếng việt).pdf
  • pdfCV-Toanvan luanan gui BGD.pdf