Luận án Định hướng phát triển ngành bưu điện tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1996 đến năm 2010
Chúng ta đang chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỷ 21 là thế kỷ của thông tin; với tư cách ngành Bưu điện là một ngành thông tin liên lạc, là ngành thuộc kết cấu hạ tầng. Từ đó đặt ra cho ngành Bưu điện hai vấn đề lớn cần được nghiên cứu giải quyết.
Thứ nhất là phát triển nó như thế nào để làm tốt chức năng là ngành kết cấu hạ tầng, đồng thời thực hiện có hiệu qu? nhiệm vụ kinh doanh; Thứ 2 là phát triển nó như thế nào để rút ngắn khoảng cách và bắt kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới khi bước vào thế kỷ thông tin (Yêu cầu của nội dung này là thực hiện hiện đại hóa và nhảy vọt hóa); nhất là ở một tỉnh miền núi như tỉnh Lâm Đồng thì những vấn đề nêu trên được giải quyết như thế nào?
Thứ nhất là phát triển nó như thế nào để làm tốt chức năng là ngành kết cấu hạ tầng, đồng thời thực hiện có hiệu qu? nhiệm vụ kinh doanh; Thứ 2 là phát triển nó như thế nào để rút ngắn khoảng cách và bắt kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới khi bước vào thế kỷ thông tin (Yêu cầu của nội dung này là thực hiện hiện đại hóa và nhảy vọt hóa); nhất là ở một tỉnh miền núi như tỉnh Lâm Đồng thì những vấn đề nêu trên được giải quyết như thế nào?
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Định hướng phát triển ngành bưu điện tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1996 đến năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_an_dinh_huong_phat_trien_nganh_buu_dien_tinh_lam_dong_t.pdf
Nội dung text: Luận án Định hướng phát triển ngành bưu điện tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1996 đến năm 2010
- Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước1 họp tại Trường Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ngày 16/5/1997, (Cách đây đã 20 năm tính đến 2017) - Đạt loại giỏi; được Hội đồng chấm Luận án nhất trí đề nghị cho chuyển tiếp nghiên cứu sinh. (Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM nhập vào Đại học Quốc gia Tp.HCM khi Đại học Quốc gia Tp.HCM được thành lập và lấy tên là Trường Đại học Kinh tế, sau một thời gian lại tách ra, trở lại tên gọi cũ như trước đây là Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM). Xem Bản nhận xét của 2 phản biện và Biên bản chấm Luận án ở các trang cuối cùng. Có thể xem Luận án tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế tp. Hồ Chí Minh, gõ từ khóa Lê Quang Tường, trên Google khoảng trang thứ 3 là thấy thông tin chi tiết Luận án tại Thư viện của Trường. Sau đây là toàn văn Luận Aùn: 1 Hồi đó Hội đồng chấm Luận án cao học gọi là Hội đồng chấm Luận án cấp Nhà nước. Sau này Luận án cao học đổi thành Luận văn thạc sĩ và Hội đồng chấm luận văn không gọi là Hội đồng cấp nhà nước nữa. 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ __________________________ LÊ QUANG TƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI KỲ 1996 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN CAO HỌC KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996 2
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ __________________________ LÊ QUANG TƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI KỲ 1996 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 5.02.05 LUẬN ÁN CAO HỌC KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PTS. NGUYỄN QUANG THU Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996 3
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU CHUƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, 7 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN THẾ GIỚI VÀ BƯU ĐIỆN VIỆT NAM I.1.TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC LÝ THUYẾT CÓ 8 LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH I.1.1. Lý thuyết về khoa học dự báo 8 I.1.2. Một số nội dung của lý thuyết về thiết lập chiến lược và việc hình 12 thành những ma trận quan trọng I.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHUYÊN NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN 17 THÔNG I.3. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA NGÀNH BƯU ĐIỆN 20 I.4. MỘT SỐ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BƯU ĐIỆN THẾ 22 GIỚI I.5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BƯU ĐIỆN VIỆT NAM 27 TRONG THỜI GIAN QUA I.5.1. Tình hình phát triển của Ngành Bưu điện Việt Nam trong thời gian qua 27 I.5.1.1. Về viễn thông 27 a. Tình hình phát triển thiết bị và công nghệ mạng viễn thông 27 b. Tình hình về sản lượng và doanh thu các loại dịch vụ viễn thông 29 I.5.1.2. Về lĩnh vực bưu chính và phát thanh báo chí 30 I.5.1.3. Tình hình về dịch vụ kinh doanh mạng bưu chính và phát hành báo 31 chí CHƯƠNG 2 33 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG II.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN LÂM ĐỒNG. 33 II.2. MỘT SỐ NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 34 KINH DOANH Ở ĐỊA PHƯƠNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BƯU LÂM ĐỒNG II.3. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA NGÀNH BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỐI VỚI 37 VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH 4
- II.4.THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ 38 THUẬT NGÀNH BƯU ĐIỆN LÂM ĐỒNG II.4.1. Mạng truyền dẫn và chuyển mạch 38 II.4.2. Mạng điện báo 38 II.4.3. Mạng bưu chính 39 II.5.TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU 40 CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG II.5.1. Tình hình phát triển và sản lượng điện thoại 40 II.5.2. Tình hình sản lượng và doanh thu các loại dịch vụ bưu chính viễn 42 thông. II.5.2.1. Tình hình sản luợng và doanh thu các loại dịch vụ viễn thông 43 II.5.2.2. Tình hình sản lượng và doanh thu của mạng bưu chính phát hành 45 báo chí II.6. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN SỰ 47 II.6.1. Thực trạng về tổ chức 47 II6.1.1. Các đơn vị cấp trên 48 II.6.1.2. Nội bộ tổ chức Bưu điện Tỉnh Lâm Đồng 49 II.6.2. Nhân sự và lao động 51 II.7. VỀ CÔNG TÁC MARKETING 53 II.8. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN 53 II.9. Công tác tài chính kế toán 54 II.10. NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG PHÁT 56 TRIỂN BƯU ĐIỆN LÂM ĐỒNG TRONG THỜI KỲ QUA CHƯƠNG 3 58 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 III. 1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỤC, TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG 58 III.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM 59 ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010 III .2.1. Về quan điểm III.2.2. Một số mục tiêu chủ yếu 59 III.3. XÂY DỰNG MA TRẬN TOWS CỦA BƯU ĐIỆN LÂM ĐỒNG, THỜI 60 KỲ 1996-2010 III.4. XÂY DỰNG MA TRẬN VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC SPACE CỦA ĐIỆN 64 LÂM ĐỒNG THỜI KỲ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 III.5. DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU TỪ NAY ĐẾN 2010. 64 - Máy điện thoại các loại 65 5
- a. Bằng phương pháp ngoại suy xu thế 66 b. Bằng phương pháp chuyên gia(delphi) 74 c. Phương pháp kinh nghiệm. 74 - Kết quả dự báo các chỉ tiêu quan trọng của Bưu điện Lâm Đồng 76 III.6-ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN TỈNH TỪ 77 NAYĐẾN NĂM 2010 III.6.1. Yêu cầu định hướng phát triển 77 III.6.2. Những định hướng cơ bản 81 1. Phát triển mạng bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại hóa 81 a. Hướng phát triển mạng bưu chính 81 b. Định hướng phát triển mạng viễn thông 83 2. Đinh hướng phát triển các loại hình dịch vụ Bưu chính viễn thông 84 a. Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ mạng bưu chính 84 b. Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ mạng viễn thông. 88 3. Nâng cao khả năng phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân, 93 đảm bảo an ninh quốc phòng III.7. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 93 III.7.1. Giải pháp về vốn 93 III.7.2. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên 96 đi đôi với sử dụng hợp lý III.7.3. Những giải pháp về thị trường 98 III.7.4. Những giải pháp về công nghệ 99 III.7.5. Các giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cao hiệu 99 qủa hoạt động kinh doanh. III.7.6. Các giải pháp về tổ chức và quản lý. 101 III.7.7. Tăng cường việc kiểm soát, phòng chống việc truyền các nội 103 thông tin độc hại, ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia III.7.8. về chính sách 104 KẾT LUẬN 106 6
- MỞ ĐẦU Chúng ta đang chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỷ 21 là thế kỷ của thông tin; với tư cách ngành Bưu điện là một ngành thông tin liên lạc, là ngành thuộc kết cấu hạ tầng. Từ đó đặt ra cho ngành Bưu điện hai vấn đề lớn cần được nghiên cứu giải quyết. Thứ nhất là phát triển nó như thế nào để làm tốt chức năng là ngành kết cấu hạ tầng, đồng thời thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh; Thứ 2 là phát triển nó như thế nào để rút ngắn khoảng cách và bắt kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới khi bước vào thế kỷ thông tin (Yêu cầu của nội dung này là thực hiện hiện đại hóa và nhảy vọt hóa); nhất là ở một tỉnh miền núi như tỉnh Lâm Đồng thì những vấn đề nêu trên được giải quyết như thế nào? Về phương pháp và nội dung nghiên cứu, Luận án này được thực hiện trên cơ sở sử dụng tổng hợp các lý thuyết về thống kê, khoa học dự báo, các lý thuyết về bưu chính viễn thông, các lý thuyết về quản trị như: Quản trị sản xuất, dịch vụ; marketing, tài chính,... đặc biệt là quản trị chiến lược để từ đó phân tích đánh giá tình hình phát triển ngành bưu điện các nước, trong nước và ở tỉnh Lâm Đồng, nhằm đưa ra một cách khái quát thực trạng và xu thế phát triển của ngành Bưu điện thế giới và Bưu điện Việt Nam; phân tích đánh toàn diện về các điều kiện môi trường bên ngoài, hình thành ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, cũng như phân tích toàn diện quá trình hoạt động của ngành Bưu điện Lâm Đồng, đặc biệt là từ khi có chủ trương tăng tốc phát triển ngành Bưu điện đến nay, trên cơ sở đó hình thành ma trận đánh giá các yếu tố bên trong; từ đó hình thành 2 ma trạân chiến lược là ma trận TOWS và ma trận SPACE, dự báo những vấn đề cơ bản của việc phát triển Bưu điện Lâm Đồng từ nay cho đến năm 2010 bằng các phương pháp dự báo khác nhau. Trên cơ sở những dự báo và 2 chiến lược TOWS và SPACE hình thành các quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện. 7
- CHUƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN THẾ GIỚI VÀ BƯU ĐIỆN VIỆT NAM I.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH` I.1.1. Lý thuyết về khoa học dự báo Dự báo là sự giả định hợp lý về các sự kiện và xu hướng trong tương lai. Là sự tiên đoán có cơ sở khoa học mang tính xác suất và tính phương án về sự phát triển của một đối tượng nào đó trong tương lai. Hiện nay, dù có nhiều cách dự báo khác nhau, nhưng chung qui lại người ta qui ra 2 loại dự báo cơ bản, đó là dự báo chất lượng và dự báo số lượng. ** Loại dự báo chất lượng thường được áp dụng khi các dữ liệu không có sẵn trong quá khứ, hoặc khi các biến số hợp thành được trông đợi sẽ biến đổi rất nhiều trong tương lai. Để tiến hành dự báo loại này, người ta có thể dùng các phương pháp cơ bản sau: Khảo sát, phân tích đánh giá những điều kiện, dữ liệu có liên quan đến vấn đề cần dự báo, tiến hành hỏi ý kiến của các nhà quản lý, thảo luận rộng rãi những vấn đề cần dự báo trong tập thể; hỏi ý kiến của các chuyên gia (Phương pháp chuyên gia). Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo dựa trên sơ sở sự hiểu biết kinh nghiệm và trực cảm của chuyên gia, nó bao gồm quá trình thu thập, xử lý ý kiến chuyên gia và đưa ra kết quả cuối cùng. Cơ sở khoa học của phương pháp này là chuyên gia là những người am hiểu, trình độ chuyên môn cao; có sự tương đồng nhất định giữa phương pháp chuyên gia với phương pháp Aristic từ kinh nghiệm đến trực giác và từ trực giác đến tổng quát, dựa vào phương pháp toán học tổng hợp các ý kiến của chuyên gia để đưa ra những kết luận cuối cùng. Hình thức trưng cầu ý kiến chuyên gia có thể là bằng phỏng vấn, trưng cầu bằng hội đồng, bằng tấn công não, đồ thị dự báo, phương pháp Delphi. Qui mô trưng cầu có thể là một cá nhân hay một tập thể. Phương pháp chuyên gia có 2 phương pháp điển hình, đó là phương pháp Delphi và phương pháp Pattern. Phương pháp Delphi là phương pháp tập thể chuyên gia, hình thức trưng 8
- cầu và mang tính khuyết danh. Nội dung của phương pháp này được tiến hành qua nhiền vòng liên tiếp nhau. Số vòng nhiều hay ít là do đặc điểm của đối tượng dự báo và mức độ nhất trí của chuyên gia. Sau mỗi vòng, nhóm thường trực có nhiệm vụ xử lý ý kiến của chuyên gia; thông qua kết quả, đồng thời yêu cầu các chuyên gia có ý kiến khác với đa số lập luận của mình. Phương pháp Pattern, nội dung của phương pháp này được chia làm 3 giai đoạn: Xây dựng kịch bản, xây dựng cây mục tiêu và đánh giá hệ số quan trọng cho các mục tiêu. Việc xây dựng kịch bản là việc dự báo những vấn đề có tầm bao quát nhất, kết thúc kịch bản phải nêu được những mục tiêu cơ bản được xây dựng trên những bối cảnh đã được dự báo. Việc xây dựng cây mục tiêu được phân cấp theo các mức độ từ những vấn đề cơ bản nhất cho đến vấn đề cụ thể. Việc đánh giá hệ số quan trọng nhằm đạt được tính thuần nhất của kết quả. Đồng thời các thông số đánh giá phải tuân theo những điều kiện logic chuẩn. Đối với mục tiêu i thuộc cấp x-1, thì hệ số quan trọng của nó phải tuân theo điều kiện là lớn hơn không và nhỏ hơn một, có nghĩa là mục tiêu nào không quan trọng sẽ được loại ra ngoài. Tổng các hệ số tầm quan trọng trong cấp có cùng nhánh xuất phát từ mục tiêu trên phải bằng 1. Đồng thời xác định sự quan trọng của các mục tiêu cụ thể đối với mục tiêu trên nó và đối với mục tiêu chung. ** Loại dự báo số lượng: Dự báo số lượng thích hợp với các trường hợp khi các dữ liệu quá khứ có sẵn, và các mối quan hệ của các biến số được nghĩ là không thay đổi lớn trong tương lai. Về kỹ thuật dự báo số lượng, có 3 loại kỹ thuật là mô hình toán kinh tế, hồi qui và ngoại suy xu thế. Phương pháp ngoại suy xu thế là phương pháp được tiến hành bằng việc lấy kết luận do quan sát một phần của đối tượng để suy diễn ra các phần khác; bao gồm cả ngoại suy không gian và ngoại suy thời gian. Phương pháp ngoại suy là sự chuyển dịch định lượng từ không gian này sang không gian khác, hoặc từ thời gian này sang thời gian khác dựa vào các mô hình được xây dựng từ chuỗi thời gian đã biết. Phương pháp này gắn liền với 3 thì thời gian là quá khứ, hiên tại và tương lai. Quá khứ và hiện tại đã và đang thống kê lại các 9
- diễn biến của đối tượng nghiên cứu, đây là phần đã biết từ đó ngoại suy ra sự diễn biến trong tương lai. Mặt khác để áp dụng phương pháp này thì chuỗi thời gian không có hiện tượng đột biến nào; qui luật của đối tượng trong thời kỳ dự báo giống với thời kỳ quá khứ và hiện tại; chuỗi thời gian đủ dài; vòng dự báo không quá xa. Để tiến hành dự báo, phải thực hiện các bước: Chọn hàm dự báo, xác định các hệ số hồi qui; nội suy chuỗi thời gian, tiến hành dự báo và biện luận kết quả dự báo. Các hàm số đưa vào dự chọn bao gồm: - Hàm dạng đa thức: p ~ i y ait i 0 - Hàm dạng lũy thừa: a ~y = ao. t 1 - Hàm dạng mũ: t = ao.a1 - Hàm dạng mũ cơ số e: ao+a t a .t = e 1 hoặc ~y =ao.e 1 - Hàm dạng một 1/2 logarit: = ao + a1 logt - Hàm dạng hepecbol: = ao + a1/t - Hàm dạng tornquist: = ao. t /(a1+t) - Hàm dạng logistic: ao-a .t -a .t = k/(1 + e 1 ) hoặc = k/(1+e 1 ). Sau đó bằng phương pháp đồ thị, tiến hành biểu diễn chuỗi thời gian trên hệ trục vuông góc so sánh sự phân bố của chuỗi với qui luật phân bố của các dạng hàm với lý thuyết, chọn dạng hàm có phân bố tương tự; hoặc bằng dùng phương pháp phân tích chuỗi thời gian. Phương pháp phân tích chuỗi thời gian bao gồm phương pháp sai phân và phương pháp nhịp độ pháp triển. Phương pháp sai phân được căn cứ vào vi phân của một hàm xấp xỉ với sai phân của nó. Do đó có thể so sánh sai phân chuỗi thời gian với vi phân của 10