Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Phát triển Hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay là vấn đề đáng được quan tâm bởi hầu hết các HTX phát triển èo uột, cầm chừng nhờ các nguồn hỗ trợ từ Nhà nước. Nhận thấy mô hình hợp tác xã (HTX) còn có cơ hội phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các chính sách hỗ trợ phát triển HTX nhằm giúp các HTX thoát khỏi tình trạng khó khăn, kém phát triển như hiện tại. Đối với xã Nguyên Khê, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, phát triển HTX những năm vừa qua đã đạt một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập. Nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã, do đó để giải quyết những tồn tại, hạn chế đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”.
Để giải quyết vấn đề mục tiêu chung mà tôi đặt ra là trên cơ sở đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê thuộc huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. Để thực hiện được mục tiêu chung tôi đã tiến hành thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: (1) Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã. (2) Phân tích tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX. (4) Đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả, hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
File đính kèm:
khoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_thuc_thi_chinh_sach_ho_tro_phat.doc
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------------ LÊ THỊ LAN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TẠI XÃ NGUYÊN KHÊ, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI, 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là của riêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày....tháng....năm 2015 Sinh viên Lê Thị Lan i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong trường nói chung, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn nói riêng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi tham gia học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Bảo Dương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh, các chị làm việc tại UBND xã Nguyên Khê, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các Hợp tác xã cùng các hộ dân đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo điều kiện để tôi tiếp cận được những số liệu, thông tin cần thiết để hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng khóa luận của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày .tháng .năm 2015 Sinh viên Lê Thị Lan ii
- TÓM TẮT KHOÁ LUẬN Phát triển Hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay là vấn đề đáng được quan tâm bởi hầu hết các HTX phát triển èo uột, cầm chừng nhờ các nguồn hỗ trợ từ Nhà nước. Nhận thấy mô hình hợp tác xã (HTX) còn có cơ hội phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các chính sách hỗ trợ phát triển HTX nhằm giúp các HTX thoát khỏi tình trạng khó khăn, kém phát triển như hiện tại. Đối với xã Nguyên Khê, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, phát triển HTX những năm vừa qua đã đạt một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập. Nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã, do đó để giải quyết những tồn tại, hạn chế đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. Để giải quyết vấn đề mục tiêu chung mà tôi đặt ra là trên cơ sở đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê thuộc huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. Để thực hiện được mục tiêu chung tôi đã tiến hành thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: (1) Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã. (2) Phân tích tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX. (4) Đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả, hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Xuất phát từ thực tiễn cũng như các nghiên cứu về tình hình thực thi các chính sách về HTX ở trong và ngoài nước tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu của mình như: (1) cần nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị và xã hội về vị trí vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng iii
- XHCN. (2) , chấn chỉnh và đổi mới HTX phải hoạt động theo Luật; đổi mới cả về tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức phân phối và phát huy dân chủ. (3) muốn chính sách hỗ trợ phát triển HTX phát triển thì rất cần có sự hỗ trợ thiết thực của Nhà nước. Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ngành, Đoàn thể của tỉnh với các huyện và Liên minh HTX trong việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX. (4) cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi; có bộ máy quản lý HTX ổn định, đặc biệt có chủ nhiệm giỏi và được ổn định qua nhiều nhiệm kỳ. Để thực hiện những mục tiêu nghiên cứu của mình tôi đã lựa chọn những phương pháp như: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (chọn địa bàn và đối tượng nghiên cứu), phương pháp thu thập số liệu tài liệu (bao gồm cả thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp), phương pháp xử lý và phân tích bao gồm phương pháp thống kê mô tả, so sánh. Qua quá trình tìm hiểu về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Nguyên Khê cũng như thực tế điều tra 3 cán bộ lãnh đạo xã, 6 cán bộ HTX và 54 hộ tại 3 thôn trong xã, thông qua khảo sát, tính toán tôi đã có được một số kết quả như sau: (1) Công tác chuẩn bị triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX được thực hiện bằng việc tập huấn cho cán bộ xã, các bộ HTX bằng việc tổ chức các lớp học về Luật HTX, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. (2) Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách thực hiện qua hệ thống truyền thanh xã, cán bộ HTX phổ biến và qua các tài liệu, sổ tay về HTX. (3) Các chính sách hỗ trợ HTX đã và đang được thực hiện tại xã bao gồm: chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng. (4) Các chính sách chưa được thực thi bao gồm: ứng dụng khoa học, công nghệ; chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển KT - XH; chính sách tiếp cận vốn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, ưu đãi tín dụng; chính sách đất đai; chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm. Nguyên nhân các chính sách chưa được thực thi tại địa phương là do: (1) Chính sách chưa phù hợp với thực tế hoạt động của các HTX. (2) Sự thiếu quan tâm của UBND xã, Liên minh HTX thành phố Hà Nội đối với các HTX. (3) Do sự yếu kém trong hoạt động của iv
- các HTX. Để góp phần khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện các chính sách phát triển HTX trong thời gian tới tôi đề xuất một số giải pháp sau: (1) Tăng cường sự hiểu biết về vai trò của Hợp tác xã, chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cho các cấp chính quyền địa phương và cho cán bộ Hợp tác xã. (2) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến người dân. (3) Tăng cường nhận thức cho đối tượng thụ hưởng chính sách. (4) Nhóm chính sách đã được thực thi cần chú ý hơn về vai trò của các cấp, các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện chính sách, đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu của chính sách để điều chỉnh việc thực hiện chính sách. (5) Nhóm chính sách chưa được thực thi cần sớm có biện pháp, kế hoạch triển khai thực hiện trong thời gian tới. v
- MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................i Lời cảm ơn ........................................................................................................ii Tóm tắt khoá luận ............................................................................................iii Mục lục.............................................................................................................vi Danh mục các bảng ..........................................................................................ix Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh.............................................................x Danh mục hộp ..................................................................................................xi danh mục từ viết tắt.........................................................................................xii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................1 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.......................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................3 2.1.2 Mục tiêu cụ thể.....................................................................................3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................4 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................4 1.4.3 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................4 1.4.4 Phạm vi không gian..............................................................................5 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ ...................................6 2.1 Cơ sở lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã ........6 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản .......................................................................6 2.1.2 Nội dung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách..........................11 2.2 Cơ sở thực tiễn việc thực thi chính sách phát triển Hợp tác xã...........21 2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về thực thi chính sách phát triển Hợp tác xã.....21 vi
- 2.2.2 Kinh nghiệm trong nước về thực thi chính sách phát triển Hợp tác xã ....24 PHẦN III: ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................28 3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên...........................................................28 3.1.2 Điều kiện về kinh tế- xã hội ................................................................31 3.1.3 Đánh giá chung tiềm năng của xã .......................................................34 3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................35 3.2.1 Phương pháp tiếp cận ..........................................................................35 3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................36 3.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................36 3.2.4 Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................39 3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin ........................................................40 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu........................................41 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................42 4.1 Tình hình thực thi chính sách phát triển HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội........................................42 4.1.1 Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã trên địa bàn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ............................42 4.1.2 Cơ cấu tổ chức hợp tác xã của xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội ...........................................................................................44 4.1.3 Tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội...................................46 4.2 Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ............................50 4.2.1 Các chính sách đã được thực thi..........................................................50 4.2.2 Các chính sách chưa được thực thi......................................................65 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội..............71 vii
- 4.3.1 Các yếu tố vĩ mô..................................................................................71 4.3.2 Các yếu tố vi mô..................................................................................76 4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã trên địa bàn xã Nguyên Khê...................80 4.4.1 Nhóm giải pháp chung ........................................................................80 4.4.2 Giải pháp thực hiện cho từng nhóm chính sách ..................................82 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................88 5.1 Kết luận ...............................................................................................88 5.2 Kiến nghị.............................................................................................90 5.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước.................................................................90 5.2.2 Kiến nghị đối với địa phương .............................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................93 viii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Nguyên Khê giai đoạn 2012 – 2014 ...........30 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Nguyên Khê giai đoạn 2012 – 2014......32 Bảng 3.3 Tình hình cơ sở vật chất của xã Nguyên Khê năm 2014 .................................33 Bảng 3.4 Nguồn dữ liệu thứ cấp......................................................................................36 Bảng 3.5 Số lượng cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ quản lý HTX và người sản xuất nông nghiệp được phỏng vấn ...........................................................................37 Bảng 4.1 Các cơ quan tham gia vào thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã...........47 Bảng 4. 2 Các hình thức tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê.......................................................................................49 Bảng 4.3 Lý do và mức độ tham gia đào tạo bồi dưỡng của cán bộ Hợp tác xã Nguyên Khê giai đoạn 2012-2014 ...................................................................51 Bảng 4.4 Thời gian và địa điểm đào tạo..........................................................................52 Bảng 4.5 Đánh giá mức độ quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng đối với từng đối tượng quản lý HTX ....................................................................................53 Bảng 4.6 Đánh giá của cán bộ HTX về nội dung đào tạo ...............................................54 Bảng 4.7 Hỗ trợ thuốc và thóc giống diệt chuột vụ xuân 2015 tại xã Nguyên Khê ..............57 Bảng 4.8 Kết quả xây dựng đường giao thông nội đồng và kiên cố hoá kênh mương tại Nguyên Khê giai đoạn 2012 – 2014 ...............................................61 Bảng 4.9 Đánh giá hoạt động của Liên minh Hợp tác xã................................................74 Bảng4.10 Trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của cán bộ Hợp tác xã ..................76 ix