Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo tại xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Chính sách hỗ trợ giáo dục cho hộ nghèo là một hình thức hỗ trợ giảm nghèo cơ bản đang được áp dụng ở nước ta, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xóa mù chữ,nâng cao học vấn và nhận thức cho của người dân.

Mường Thải là một xã vùng núi còn nghèo, kém phát triển. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo thông qua cán bộ cơ sở là vô cùng quan trọng, nếu cán bộ thực hiện chính sách đúng với quy định, linh hoạt, đầy đủ trách nhiệm thì sẽ mang lại hiệu quả tốt và ngược lại. Xuất phát từ những lý do trên tối quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tình hình thực thi chính sách

giáo dục cho người nghèo tại xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” làm khóa luận tốt nghiệp.

Khóa luận nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách giáo dục và thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo. Trước hết chính sách giáo dục là những biện pháp can thiệp của Chính phủ nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực cho mỗi người dân cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe và nghề nghiệp. Ở Việt Nam giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển xã hội.

doc 125 trang Thái Toàn 04/04/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo tại xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_thuc_thi_chinh_sach_giao_duc_ch.doc

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo tại xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cảm ơn đầy đủ và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Lê Thanh Tâm i
  2. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Phượng Lê, cán bộ giảng dạy của Bộ môn Kinh Tế Nông Nghiệp và Chính Sách - Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cán bộ Ủy Ban nhân dân xã Mường Thải và Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Vì thời gian thực tập có hạn nên Khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô giáo để Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Lê Thanh Tâm ii
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Chính sách hỗ trợ giáo dục cho hộ nghèo là một hình thức hỗ trợ giảm nghèo cơ bản đang được áp dụng ở nước ta, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xóa mù chữ,nâng cao học vấn và nhận thức cho của người dân. Mường Thải là một xã vùng núi còn nghèo, kém phát triển. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo thông qua cán bộ cơ sở là vô cùng quan trọng, nếu cán bộ thực hiện chính sách đúng với quy định, linh hoạt, đầy đủ trách nhiệm thì sẽ mang lại hiệu quả tốt và ngược lại. Xuất phát từ những lý do trên tối quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tình hình thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo tại xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” làm khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách giáo dục và thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo. Trước hết chính sách giáo dục là những biện pháp can thiệp của Chính phủ nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực cho mỗi người dân cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe và nghề nghiệp. Ở Việt Nam giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển xã hội. Thực thi chính sách là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thể hóa một chính sách hay chương trình kế hoạch và các hành động cụ thể theo từng cấp và từng ngành trong phát triển kinh tế (Nguyễn Hải Hoàng, 2011). Nói cách khác, thực thi chính sách chính là toàn bộ quá trình chuyển hóa mục tiêu của chính sách thành hiện thực. Theo Vũ Cao Đàm (2011), nội dung thực thi chính sách bao gồm 7 bước cơ bản: + Chuẩn bị triển khai + Phổ biến, tuyên truyền chính sách + Phân công, phối hợp thực hiện chính sách iii
  4. + Duy trì chính sách + Điều chỉnh chính sách + Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách + Đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, hoàn thiện chính sách Công tác thực thi giáo dục cho người nghèo phải thông qua cán bộ cơ sở ở cấp xã, thôn mới tới được trực tiếp tay đối tượng thụ hưởng. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo chủ yếu gồm có: + Nguồn kinh phí: Chinh sách chỉ có thể thực hiện được khi kinh phí được huy động đầy đủ từ những nguồn vững chắc. + Năng lực của cán bộ địa phương: Các cán bộ địa phương là những người trực tiếp thực hiện, cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Chính vì vậy, năng lực của cán bộ địa phương là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của các chương trình + Đặc điểm của hộ nghèo: Hộ nghèo là những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Họ thiếu thốn nhiều về điều kiện vật chất Vì vậy đánh giá tình hình thực hiện các chính sách giáo dục cho người nghèo của cán bộ cơ sở là quan trọng và cần thiết.. + Sự ủng hộ của cộng đồng là động lực to lớn giúp cho bất cứ một chủ trương, chính sách nào cũng có thể được thực hiện dễ dàng và đạt được kết quả tốt đẹp. Sự đoàn kết, đồng tâm của người dân là chìa khoá đảm bảo cho sự thành công của mọi chính sách, chương trình. Qua quá trình nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tại xã Mường Thải phần nào cũng cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển giáo dục nâng cao dân trí cho người nghèo và thấy được những thành công đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại trong việc thực thi các chính sách. Những năm qua xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã cố gắng thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước và đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh những thành tích đã đạt iv
  5. được, xã Mường Thải cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ về giáo dục cho con em các hộ nghèo. Trong quá trình thực hiện chế độ chính sách của các cơ quan chức năng chưa kịp thời nên khi hướng dẫn các trường thực hiện còn lúng túng. Đối với các trường, về cơ bản các trường đã thực hiện tốt song bên cạnh đó còn có một số trường thực hiện còn chậm so với tiến độ tổng hợp chung dẫn đến chậm của cả ngành.Việc rà soát, bình xét đối tượng thụ hưởng còn gặp nhiều vướng mắc, tốn nhiều thời gian. Định mức hỗ trợ của chương trình thấp. Công tác tuyên truyền chưa được tổ chức tích cực, triệt để nên vẫn còn trường hợp người dân nhận thức sai lệch về chính sách hỗ trợ. Về kết quả thực hiện các chính sách giáo dục cho người ngheo đã và đang thực hiện tại xã Mường Thải trong giai đoạn 2012- 2014: + Thực hiện hỗ trợ học phí và chi phí học tập năm 2102 hỗ trợ 1304 lượt học sinh, năm 2013 có 1112 lượt học sinh , năm 2014 có 1311 lượt học sinh, bình quân qua 3 năm tăng 100,27%. + Hỗ trợ học sinh bán trú năm 2012 hỗ trợ được 268 em, năm 2013 là 316 em, đến năm 2014 số em được nhận hỗ trợ là 328 em , tăng bình quân qua 3 năm là 110,63% trong đó số học sinh Tiểu học tăng 113,19%; số học sinh THCS tăng 107,14%. + Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em học Mẫu giáo, năm 2012 có 240 trẻ được nhận hỗ trợ, năm 2013 hỗ trợ 231 trẻ, năm 2014 hỗ trợ cho 264 trẻ, bình quân qua 3 năm tăng 103.8% + Chính sách tín dụng cho HS-SV, năm 2012 có 51 hộ được vay vốn cho con đi học, năm 2013 số hộ được vay vốn tăng lên 60, đến năm 2014 cả xã có 81 hộ được xét vay vốn, bình quân qua 3 năm số hộ được vay vốn tăng 126,03% Mặc dù vậy qua đánh giá của các hộ gia đình về các chính sách mà con cái họ nhận được đa phần còn thấp và chưa kịp thời. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại v
  6. bất bình đẳng trong giáo dục và công tác bình xét đối tượng hộ nghèo còn xảy ra nhiều tranh cãi. Từ những kết quả phân tích đánh giá trên khóa luận đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục cho người nghèo ở xã Mường Thải: Giải pháp về tổ chức thực hiện: Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn của các chương trình dự án về hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo để đảm bảo tốt nguồn vốn có mục đích và hiệu quả. Có hình thức đãi ngộ thích đáng cho các tập thể và các nhân hoạt động tích cực và đạt được thành tích xuất sắc. Đồng thời kỷ luật nghiêm minh đối với sự bê trễ, thiếu trách nhiệm trong công tác thực thi chính sách cũng như trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Giải pháp đối với hộ nghèo: Thay đổi nhận thức của hộ về vai trò của giáo dục trong việc giảm đói nghèo Tuyên truyền, vận động trẻ đến trường, hộ nào có con thôi học xã nên cử cán bộ cùng thầy cô giáo tới tận nhà nói chuyện với gia đình động viên họ cho con tới trường. Lồng ghép tuyên truyền vào các cuộc họp bản, ưu tiên đào tạo bồi dưỡng cán bộ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ngay tại địa phương. Chú trọng vai trò của các già làng, trưởng bản để thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết các dân tộc. Từ đó phát huy tốt sức mạnh của cộng đồng trong việc thực thi chính sách hỗ trợ cho người nghèo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, sự ủng hộ của cộng đồng: Phổ biến và cập nhật thông tin về chính sách theo nhiều kênh khác nhau phù hợp với điều kiện địa phương, đảm bảo đưa thông tin đến tận xã, thôn, bản để mọi người dân đều được biết. Tăng cường hoạt động tuyên truyền: Với nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng phù hợp với tâm lý, tập quán nhân dân đồng bào dân tộc thiểu số. Vận động nhân dân cùng góp sức hỗ trợ con em các hỗ nghèo tiếp tục đi học và cố gắng nỗ lực trong học tập như tặng sách, vở, đồ dung học tập cho các em. vi
  7. Vận động các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm tham gia huy động đóng góp nguồn lực hỗ trợ cho các em học sinh nghèo. Khuyến khích người dân tham gia tích cực vào các hoạt động hỗ trợ giáo dục cho con em các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai chương trình. Đặc biệt coi trọng vai trò của cấp thôn bản, vai trò của trưởng thôn bản để bảo đảm sự tham gia của dân trong giám sát và đánh giá. Xây dựng cơ chế và chỉ tiêu giám sát ở cấp xã, thôn bản cho phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm của địa phương. Việc lưu trữ thông tin trong suốt quá trình triển khai chính sách là việc làm quan trọng để có thể đánh giá hiệu quả của chính sách. Vì vậy, đội ngũ cán bộ của các cấp cần được nâng cao năng lực nghiệp vụ, các loại hồ sơ, giấy tờ, báo cáo cần được làm và lưu trữ cẩn thận, hợp lý. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách tại cơ sở, làm tốt công tác quản lý dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo và rà soát hộ nghèo hằng năm. Kịp thời chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Giải pháp về kinh tế- xã hội: Thực hiện xã hội hóa giáo dục, đảm bảo cho 100% trẻ em được đến trường, khuyến khích những trẻ em nghèo vượt khó, trợ cấp cho những học sinh nghèo, để khuyến khích các em tới trường học, phân công giáo viên thay nhau đến trường vùng sâu để giảng dạy cho các em học sinh ở vùng sâu, đồng thời cũng cần quan tâm tới việc nâng cao nâng lực giáo viên giảng dạy. Phổ cập giáo dục xóa mù chữ cho người dân. vii
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...................................................................................iii MỤC LỤC..........................................................................................................viii DANH MỤC BẢNG............................................................................................xi DANH MỤC HÌNH, HỘP.................................................................................xiii DANH MỤC HÌNH, HỘP.................................................................................xiii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................xiv PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................4 Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CHO NGƯỜI NGHÈO............................................6 2.1 Cơ sở lý luận về thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo.....................6 2.1.1 Một số khái niệm..........................................................................................6 2.1.2 Vai trò của thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo ..........................9 2.1.3 Đặc điểm của thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo ....................10 2.1.4 Nội dung nghiên cứu tình hình thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo ....12 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo ....19 2.2 Cơ sở thực tiễn về tình hình thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo .........22 2.2.1 Thực hiện chính sách giáo dục cho người nghèo trên thế giới...................22 viii
  9. 2.2.2 Thực hiện chính sách giáo dục cho người nghèo tại một số địa phương tại Việt Nam .............................................................................................................24 2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo ...................................................................................................................29 2.4 Tổng quan về những nghiên cứu có liên quan ..............................................30 Phần III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........32 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................32 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................32 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................39 3.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................52 3.1.1 Chọn điểm nghiên cứu ...............................................................................52 3.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu....................................................................52 3.1.3 Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................53 3.1.4 Phương pháp phân tích...............................................................................53 3.1.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng..........................................................................54 Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................55 4.1 Tình hình thực hiện chính sách giáo dục cho người nghèo tại xã Mường Thải......55 4.1.1 Các chính sách hỗ trợ giáo dục cho hộ nghèo tại xã Mường Thải .............55 4.1.2 Bộ máy tổ chức thực thi .............................................................................57 4.1.2 Tình hình phổ biến, tuyên truyền chính sách .............................................63 4.1.3 Tình hình phân công, phối hợp thực hiện chính sách.................................65 4.1.4 Tình hình huy động nguồn kinh phí thực hiện ...............................................66 4.2 Kết quả thực hiện chính sách giáo dục cho người nghèo..............................66 4.2.1 Việc bình xét đối tượng thụ hưởng.............................................................66 4.2.2 Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ .69 4.2.3 Hỗ trợ học phí, chi phí học tập cho học sinh theo Nghị định 49/2010/NĐ-TTg.72 4.2.4 Hỗ trợ bán trú học sinh tiểu học, THCS theo QĐ 85/2010/QĐ-TTg.........75 ix
  10. 4.2.5 Hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh mầm non theo QĐ 239/2009/QĐ-TTg và QĐ 60/2011/QĐ-TTg..........................................................................................77 4.2.6 Kết quả thực hiện chính sách tín dụng cho sinh viên theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg...............................................................................................79 4.3 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách.................................................82 4.4 Tác động của chính sách giáo dục cho người nghèo.....................................84 4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách giáo dục cho người nghèo tại xã Mường Thải ....................................................................................87 4.5.1 Nguồn kinh phí...........................................................................................87 4.5.2 Năng lực của cán bộ thực thi......................................................................89 4.5.3 Trình độ của chủ hộ....................................................................................89 4.5.4 Sự ủng hộ của cộng đồng ........................................................................91 4.6. Giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế cho chính sách giáo dục cho người nghèo tại xã Mường Thải ....................................................................................93 4.6.1 Giải pháp về tổ chức thực hiện...................................................................93 4.6.2 Giải pháp đối với hộ nghèo ........................................................................94 4.6.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, sự ủng hộ của cộng đồng......................95 4.6.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.....................................................95 4.6.5 Giải pháp về kinh tế-xã hội ........................................................................96 Phần thứ V. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ...........................................................97 5.1 Kết luận .........................................................................................................97 5.2 Kiến nghị .......................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................101 x