Khóa luận Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam là quốc gia đất chật người đông, đời sống của đại bộ phận nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp thì việc sử dụng, khai thác hiệu quả các loại quỹ đất hiện có là việc làm hết sức có ý nghĩa. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ. Để từng bước hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp nông thôn, cần phải hạn chế tình trạng manh mún ruộng đất, xây dựng các vùng tập trung với quy mô thửa lớn, đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, dồn điền đổi thửa cũng được xem là giải pháp tốt để đưa nền nông nghiệp sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trở thành nền nông nghiệp với quy mô lớn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các vùng chuyên canh. Cùng với việc hực hiện Chỉ thị 08 của Tỉnh ủy Nghệ An về việc vận động nhân dân tiếp tục chuyển đổi, tích tụ ruộng đất nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua UBND huyện Quỳnh Lưu đã có nhiều cách làm tích cực, đồng bộ và quyết liệt, nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Cùng với đó xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trong cả nước nói chung và ở xã Quỳnh Hồng nói riêng tôi chọn đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.Lưu, tỉnh Nghệ An

doc 95 trang Thái Toàn 04/04/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_thuc_hien_cong_tac_don_dien_doi.doc

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------  ------ NGUYỄN THỊ AN QUỲNH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ QUỲNH HỒNG HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI - 2015
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------  ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ QUỲNH HỒNG HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN Tên sinh viên : Nguyễn Thị An Quỳnh Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế Lớp : KTA – K56 Niên khoá : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Hải Ninh HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này là hoàn toàn trung thực và chính xác. Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị An Quỳnh i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Hải Ninh – bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường. Kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cô, chú cán bộ tại UBND xã và toàn thể người dân xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những số liệu và thông tin cần thiết trong quá trình thực tập tại địa phương. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị An Quỳnh ii
  5. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam là quốc gia đất chật người đông, đời sống của đại bộ phận nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp thì việc sử dụng, khai thác hiệu quả các loại quỹ đất hiện có là việc làm hết sức có ý nghĩa. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ. Để từng bước hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp nông thôn, cần phải hạn chế tình trạng manh mún ruộng đất, xây dựng các vùng tập trung với quy mô thửa lớn, đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, dồn điền đổi thửa cũng được xem là giải pháp tốt để đưa nền nông nghiệp sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trở thành nền nông nghiệp với quy mô lớn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các vùng chuyên canh. Cùng với việc hực hiện Chỉ thị 08 của Tỉnh ủy Nghệ An về việc vận động nhân dân tiếp tục chuyển đổi, tích tụ ruộng đất nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua UBND huyện Quỳnh Lưu đã có nhiều cách làm tích cực, đồng bộ và quyết liệt, nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Cùng với đó xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trong cả nước nói chung và ở xã Quỳnh Hồng nói riêng tôi chọn đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác dồn điền đổi thửa; đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác dồn điền đổi thửa; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng. Để đạt được mục tiêu trên tôi dựa vào các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, sử iii
  6. dụng cây vấn đề. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra, nghiên cứu chọn dung lượng mẫu là 60 hộ nông dân tại 3 thôn trong xã với tiêu chí phân loại theo nội dung nghiên cứu quy mô sản xuất của các hộ điều tra. Nhóm quy mô nhỏ là các hộ có diện tích đất canh tác dưới 800m2 (15 hộ), nhóm quy mô vừa là các hộ có diện tích đất canh tác từ 800 đến 1500m 2 (20 hộ), nhóm quy mô lớn là các hộ có diện tích đất canh tác từ 1500m2 trở lên (25 hộ). Đề tài tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau: - Thực trạng quá trình công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại các hộ điều tra. - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng. Qua nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” cho thấy tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là khá tốt. Kết quả dồn điền đổi thửa đạt được như sau: tổng số thửa trên toàn xã năm 2014 là 4116 thửa, giảm 900 thửa so với năm 2012, thửa bình quân của cả xã giảm từ 2,74 xuống 2,14 thửa/hộ, diện tích thửa bé nhất là 260m2/thửa, diện tích thửa lớn nhất là 1776m 2/thửa. Quá trình dồn đổi đã làm các ô thửa dồn ghép thành các ô thửa lớn tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Máy móc được đưa vào sản xuất nhiều hơn trước, giảm lao động chân tay dẫn đến giảm lao động trong nông nghiệp, từ đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Hệ thống giao thông nội đồng từng bước được cải thiện. Vì vậy, chi phí sản xuất của các hộ nông dân giảm đi, kết quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân tăng lên, nâng cao đời sống cho người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế khó khăn còn gặp phải như: một số người dân còn chưa nhận thức rõ về vấn đề dồn điền đổi iv
  7. thửa, một số vùng địa hình quá xấu, nguồn ngân sách phục vụ công tác dồn điền đổi thửa còn hạn chế, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, một số thành viên ban chỉ đạo còn chưa sâu sát dẫn đến xung đột giữa cán bộ với người dân. Từ những khó khăn còn gặp phải, tôi đề xuất một số giải pháp sau: (1) giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác quy hoạch, (2) giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác dồn điền đổi thửa, (2) giải pháp khắc phục khó khăn trong việc giao đất. Cuối cùng, để các giải pháp đưa ra đạt hiệu quả tôi đưa ra một số kiến nghị đối với cấp chính quyền địa phương và đối với người nông dân. Các kiến nghị này nếu được thực hiện tốt thì liên kết giữa các hộ nông dân và các cấp chính quyền địa phương ngày càng chặt chẽ hơn. v
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...............................................................................iii MỤC LỤC........................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG........................................................................................ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ......................................................................x DANH MỤC HỘP ...........................................................................................xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................xii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu............................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................3 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ........................................................................5 2.1 Cơ sở lý luận ...............................................................................................5 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản của dồn điền đổi thửa.......................................5 2.1.2 Vai trò của dồn điền đổi thửa ...................................................................8 2.1.3 Nguyên tắc của công tác dồn diền đổi thửa..............................................9 2.1.4 Quy trình thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa...................................9 2.2 Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................14 2.2.1 Kinh nghiệm dồn điền đổi thửa ở một số quốc gia trên thế giới............14 2.2.2 Kinh nghiệm dồn điền đổi thửa tại một số địa phương ở Việt Nam ......17 vi
  9. 2.2.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dồn điền đổi thửa ...........................................................................................................20 2.2.4 Bài học kinh nghiệm ..............................................................................22 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...24 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................24 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................24 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội..........................................................................27 3.1.3 Tình hình phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp của xã Quỳnh Hồng ....34 3.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................37 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................37 3.2 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................37 3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp .........................................................................37 3.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp...........................................................................38 3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu..................................................39 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................39 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...........................................................39 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................41 4.1 Thực trạng quá trình công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng.......41 4.1.1 Căn cứ pháp lý để thực hiện công tác dồn điền đổi thửa .......................41 4.1.2 Tình hình triển khai các hoạt động dồn điền đổi thửa............................42 4.1.3 Kết quả dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng.......................................54 4.2 Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại các hộ điều tra ...56 4.2.1 Thông tin chung .....................................................................................56 4.2.2 Kết quả dồn điền đổi thửa tại các hộ......................................................58 4.2.3 Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa......................................................59 4.2.4 Nhận thức của người dân về dồn điền đổi thửa......................................63 4.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác DĐĐT ...........................................63 4.3 Giải pháp thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa tại xã Quỳnh Hồng nói riêng và tại các địa phương khác nói chung....................................................67 vii
  10. 4.3.1 Giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác quy hoạch tại xã............67 4.3.2 Giải pháp khắc phục khó khăn trong việc xác định phương án dồn điền đổi thửa............................................................................................................69 4.3.3 Giải pháp khắc phục khó khăn trong việc giao đất ................................70 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................71 5.1. Kết luận ....................................................................................................71 5.2. Kiến nghị..................................................................................................72 5.2.1. Đối với chính quyền địa phương...........................................................73 5.2.2 Đối với người nông dân..........................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................74 PHỤ LỤC.......................................................................................................77 viii