Khóa luận Đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

Đất nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển cùng với sự phát triển của cả đất nước. Những giải pháp đã được thực hiện trong thời gian qua là phát triển loại hình kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã. Hợp tác xã là một thành phần không thể thiếu. Cùng với kinh tế của đất nước thì hợp tác xã trở thành một nền tảng vững chắc của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển của mình, hợp tác xã vẫn còn tồn tại những khó khăn vưỡng mắc ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và cần được giải quyết kịp thời.

Mai Lâm là xã ngoại thành Hà Nội thuộc huyện Đông Anh, trong những năm qua phong trào phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở xã Mai Lâm không ngừng được củng cố và ngày càng thể hiện vai trò to lớn, nhất là trong nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, phát triển ngành nghề, cuộc sống nhân dân được cải thiện, mức sống tăng lên, đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú. Tuy nhiên hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã vẫn còn gặp không ít những vướng mắc, khó khăn. Vì vậy, việc đánh giá tình hình hoạt động của các hợp tác xã nhằm nhận thức được những điểm tốt, điểm yếu của các hợp tác xã từ đó có những giải pháp cải thiện và nâng cao hoạt động dịch vụ của hợp tác xã là cần thiết.

doc 152 trang Thái Toàn 04/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_hoat_dong_dich_vu_cua_cac_hop_t.doc

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trinh nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác. Tôi cam đoan rằng mọi sự cộng tác, giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được ghi nguồn Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2015 SV thực hiện Phí Thị Hồng Mến i
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “ Đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dạy bảo và trang bị cho tôi những kiến thức giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo TS. Nguyễn Viết Đăng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ lãnh đạo ủy ban nhân dân xã, các hợp tác xã và tập thể bà con trong xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực tập tại địa bàn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận này. Tuy đã có nhiều cố gắng trong khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này nhưng trình độ, năng lực của bản thân còn hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày....... tháng...... năm 2015 Sinh viên Phí Thị Hồng Mến ii
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đất nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển cùng với sự phát triển của cả đất nước. Những giải pháp đã được thực hiện trong thời gian qua là phát triển loại hình kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã. Hợp tác xã là một thành phần không thể thiếu. Cùng với kinh tế của đất nước thì hợp tác xã trở thành một nền tảng vững chắc của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển của mình, hợp tác xã vẫn còn tồn tại những khó khăn vưỡng mắc ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và cần được giải quyết kịp thời. Mai Lâm là xã ngoại thành Hà Nội thuộc huyện Đông Anh, trong những năm qua phong trào phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở xã Mai Lâm không ngừng được củng cố và ngày càng thể hiện vai trò to lớn, nhất là trong nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, phát triển ngành nghề, cuộc sống nhân dân được cải thiện, mức sống tăng lên, đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú. Tuy nhiên hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã vẫn còn gặp không ít những vướng mắc, khó khăn. Vì vậy, việc đánh giá tình hình hoạt động của các hợp tác xã nhằm nhận thức được những điểm tốt, điểm yếu của các hợp tác xã từ đó có những giải pháp cải thiện và nâng cao hoạt động dịch vụ của hợp tác xã là cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động dịch vụ của hợp tác xã. Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác iii
  4. xã tại xã Mai Lâm. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm. Các khái niệm được tìm hiều qua nhiều góc độ và cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Từ các cơ sở lý luận về hoạt động dịch vụ đề tài đã bước đầu khái quá hóa khái niệm hoạt động dịch vụ. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin: thông tin sơ cấp ( số liệu do UBND xã Mai Lâm, các hợp tác xã, do điều tra hộ cung cấp..) thông tin thứ cấp, phương pháp xử lý thông tin hệ thống hóa số liệu, tổng hợp bằng tay và phần mềm EXCEL trên máy tính; phương pháp phân tích thông tin, thống kê mô tả, so sánh, phân tích SWOT, các tiêu chí cần thiết về doanh thu, chi phí lợi nhuận, các chỉ tiêu hiệu quả và kết quả hoạt động. Tính đến hết năm 2014 toàn xã Mai Lâm có 1506 hộ thành viên, ngoài các hộ thành viên hợp tác xã có thuê thêm lao động làm dịch vụ. Số lượng cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ rất thấp, cán bộ của các hợp tác xã được các thành viên tín nhiệm bầu lên. Ban quản trị có nhiệm kì 5 năm, các bộ phận chuyên môn còn đơn giản và hoạt động chưa có hiệu quả cao. Các hợp tác xã dịch vụ tại xã Mai Lâm được chia làm 4 nhóm chính là hoạt động tốt, hoạt động khá, hoạt động trung bình và hoạt động yếu. Trong đó nhóm hoạt động khá và tốt đang có xu hướng tăng lên về lượng, nhóm hoạt động yếu đang có xu hướng giảm đi qua 3 năm qua. Các hợp tác xã tập trung chủ yếu cung cấp các loại dịch vụ cơ bản thiết yếu trong nông nghiệp như thủy lợi, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, bảo vệ đồng điền, dịch vụ làm đất........và một số công tác khác để phục vụ các thành viên trong sản xuất nông nghiệp. iv
  5. Hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ bởi các hợp tác xã không cao thể hiện qua tỷ lệ lợi nhuận, doanh thu trên chi phí bỏ ra và tài sản sử dụng phục vụ cho dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, dịch vụ thủy lợi, cung ứng giống, khuyến nông, bảo vệ thực vật được hộ thành viên và hộ nông dân sử dụng nhiều nhất. Đa số các dịch vụ được đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu là khá cao ( trung bình khoảng 70%). Chất lượng dịch vụ tương đối tốt như dịch vụ thủy lơi, dịch vụ cung ứng giống cây trồng, khuyến nông, bảo vệ thực vật bên cạnh đó vẫn có những dịch vụ chất lượng chưa được đánh giá tốt, các hợp tác xã cần phải có những giải pháp khắc phục và cải thiện lại dịch vụ. Đánh giá mức độ hài lòng của các thành viên nhận thấy rằng đối với các loại dịch vụ khác nhau có mức độ hài lòng khác nhau và có một vài lý do dẫn đến sự không hài lòng đó là do chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và số lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ. Những khó khăn trong quá trình hoạt động dịch vụ như đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, trình độ cán bộ hạn chế, khó khăn về vốn, thiếu nhân lực, thương hiệu sản phẩm... Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã chủ yếu về khoa học kỹ thuật, vốn, trình độ cán bộ quản lý, chính sách của nhà nước.. Để nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm cần có những định hướng và giải pháp cụ thể: - Định hướng: Đổi mới phương thức tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ theo luật hợp tác xã. Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ thàn viên nâng cao sự đóng góp của thành phần này trong tỷ trọng nông nghiệp của xã. Tổ chức mở rộng quy mô, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư cho các hợp tác xã. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo sự bền vững dựa trên cơ sở mở rộng hợp tác, học hỏi kinh nghiệm để phát triển. Cùng với đó là nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng,... để v
  6. các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả cao hơn giúp người dân và các hộ thành viên trong sản xuất.. - Giải pháp: Đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng lao động của các thành viên. Tăng cường vốn hoạt động, đầu tư tu bổ, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã. Nâng cao chất lượng dịch vụ, điều chỉnh giá cả dịch vụ mà hợp tác xã cung ứng phù hợp với điều kiện chi trả và chi phí bỏ ra trong sản xuất của người dân. Tăng cường điều chỉnh lại quy mô, hình thức cung ứng dịch vụ, mở rộng và phát triển các loại dịch vụ mà hợp tác xã chưa cung ứng hoặc cung ứng nhưng chưa đem lại hiệu quả trong sản xuất. Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm cần phải có những biện pháp, phối hợp cùng với sự quan tâm của các cấp, Nhà nước, chính quyền, các hợp tác xã và các hộ nông dân, hộ thành viên hợp tác xã. vi
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN...............................................................................iii DANH MỤC BẢNG .......................................................................................ix DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................xi DANH MỤC ĐỒ THỊ....................................................................................xii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................xiii PHẦN I: MỞ ĐẦU...........................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................4 1.4.3 Phạm vi nội dung:....................................................................................4 Phần II : Cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình hoạt động dịch vụ của các HTX.......5 2.1 Cơ sở lý luận về tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã. .............5 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản .........................................................................5 2.1.2 Đặc điểm của các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã ...............................7 2.1.3 Vai trò của hoạt động dịch vụ của hợp tác xã........................................10 2.1.4. Nội dung hoạt động dịch vụ của HTX..................................................13 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã ...............17 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ .........................................................................................................19 2.2.1. Kinh nghiệm về tổ chức hoạt động dịch vụ của các HTX của một số nước trên thế giới............................................................................................19 2.2.2 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động dịch vụ của các HTX ở nước ta .........27 2.2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................30 2.2.4 Khung phân tích về đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ của các HTX .....32 vii
  8. PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...33 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..................................................33 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:...........................................................33 3.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội .................................................34 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................40 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ....................................................40 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng ..........................................41 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................41 3.2.4. Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu.................................................42 3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin:.........................................................42 3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................43 Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................45 4.1 Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động của các HTX ở xã Mai Lâm...45 4.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của các HTX ở xã Mai Lâm ...........45 4.1.2 Tình hình tổ chức và hoạt động của các HTX.......................................47 4.1.3 Kết quả hoạt động dịch vụ của HTX giai đoạn 2012-2014 ...................51 4.1.4 Đánh giá về tình hình cung cấp dịch vụ của HTX tại xã Mai Lâm .......67 4.1.5 Phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hợp tác xã .................................................................................................87 4.1.6. Những tồn tại trong hoạt động dịch vụ của các HTX ở xã Mai Lâm ...89 4.2 Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX ở xã Mai Lâm .........................................................................................................94 4.2.1 Định hướng và mục tiêu ........................................................................94 4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.................................96 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................105 5.1. Kết luận..................................................................................................105 5.2. Kiến nghị ...............................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................109 PHỤ LỤC .....................................................................................................111 viii
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Mai Lâm qua 3 năm (2012-2014) ...36 Bảng 3.2 :Tình hình dân số và lao động của xã Mai Lâm trong 3 năm(2012- 2014)..................................................................................38 Bảng 3.1: Phân bổ mẫu điều tra hộ nông dân tại xã Mai Lâm ........................41 Bảng 4.1: Trình độ của cán bộ quản lý các HTX dịch vụ nông nghiệp được điều tra.............................................................................................................50 Bảng 4.2a: Doanh thu của các HTX điều tra:..................................................52 Bảng 4.2b: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận bình quân, hiệu quả kinh tế của HTX ở Mai Lâm, 2012-2014 ..........................................................................54 Bảng 4.3: Sản lượng giống các HTX xã Mai Lâm..........................................57 Bảng 4.4: Kết quả dịch vụ giống các HTX tại xã Mai Lâm............................57 Bảng 4.5: Kết quả hoạt động dịch vụ BVTV của các HTX ở xã Mai Lâm ....60 Bảng 4.6: Các công tác trong dịch vụ BVTV .................................................61 Bảng 4.7: Kết quả dịch vụ làm đất của các HTX xã Mai Lâm .......................62 Bảng 4.8 Kết quả hoạt động dịch vụ thủy lợi của các HTX ở xã Mai Lâm............64 Bảng 4.9: Kết quả hoạt động dịch vụ bảo vệ đồng điền của các HTX tại xã Mai Lâm ..........................................................................................................65 Bảng 4.10: Kết quả hoạt động dịch vụ khuyến nông kỹ thuật của các HTX tại xã Mai Lâm......................................................................................................66 Bảng 4.11: Thông tin chung của hộ ................................................................68 Bảng 4.12: Đánh giá hộ thành viên về chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận HTX.................................................................................................................71 Bảng 4.13: Mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của các thành viên được điều tra.............................................................................................................73 Bảng 4.14: Bảng đánh giá của các thành viên về các lý do dử dụng dịch vụ của HTX ..........................................................................................................75 ix
  10. Bảng 4.15a: Đánh giá của nhóm hộ thuần nông về mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ các HTX................................................................................78 Bảng 4.15b: Đánh giá của nhóm hộ kiêm về mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ các HTX .............................................................................................79 Bảng 4.16a: Đánh giá của nhóm hộ thuần nông về chất lượng dịch vụ các HTX.......81 Bảng 4.16b: Đánh giá của nhóm hộ kiêm về chất lượng dịch vụ của HTX....82 Bảng 4.17: Đánh giá của các nhóm hộ thành viên về giá cả dịch vụ..............83 Bảng 4.18: Đánh giá của các thành viên về thời gian cung ứng dịch vụ của các HTX ..........................................................................................................85 Bảng 4.19: Khó khăn của các HTX điều tra tại xã Mai Lâm..........................90 x