Khóa luận Đánh giá thực thi chính sáchhỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội
HTX đã đóng vai trò tích cực trong việc trợ giúp, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển HTX. Tuy nhiên những năm gần đây, hoạt động lĩnh vực kinh doanh hợp tác xã vẫn chưa phát huy mạnh mẽ trong thực tiễn. Điều đó cho thấy, để phát triển HTX, trong đó có HTX nông nghiệp, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chính sách.
Huyện Ứng Hòa nói chung, xã Trung Tú nói riêng, là vùng có nền kinh tế nông nghiệp tương đối phát triển ở ngoại thành Hà Nội, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng. Để giúp nông dân khai thác triệt để tiềm năng ấy, cần phát triển HTX trong nông nghiệp
Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX năm 2003 đến nay, HTX nông nghiệp ở xã Trung Tú có bước phát triển mới, đã đáp ứng được một phần nhu cầu của nông dân, của hộ sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn. Tuy nhiên, HTX nông nghiệp ở xã Trung Tú cũng còn tồn tại một số yếu kém như: một số HTX chuyển đổi còn mang tính hình thức, năng lực nội tại của HTX còn hạn chế, số HTX làm ăn hiệu quả còn ít, lợi ích đem lại cho các xã viên chưa nhiều, HTX nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò kinh tế - xã hội vốn có của nó.
File đính kèm:
khoa_luan_danh_gia_thuc_thi_chinh_sachho_tro_phat_trien_hop.doc
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực thi chính sáchhỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khoá luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời, tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015 Tác giả khóa luận Lê Việt Thanh i
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô hướng dẫn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Phạm Thị Thanh Thúy, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND xã Trung Tú, HTX xã Trung Tú, các hộ dân trong xã Trung Tú và các thầy cô trong khoa Kinh tế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ và cổ vũ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015 Tác giả khóa luận Lê Việt Thanh ii
- TÓM TẮT ĐỀ TÀI HTX đã đóng vai trò tích cực trong việc trợ giúp, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển HTX. Tuy nhiên những năm gần đây, hoạt động lĩnh vực kinh doanh hợp tác xã vẫn chưa phát huy mạnh mẽ trong thực tiễn. Điều đó cho thấy, để phát triển HTX, trong đó có HTX nông nghiệp, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chính sách. Huyện Ứng Hòa nói chung, xã Trung Tú nói riêng, là vùng có nền kinh tế nông nghiệp tương đối phát triển ở ngoại thành Hà Nội, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng. Để giúp nông dân khai thác triệt để tiềm năng ấy, cần phát triển HTX trong nông nghiệp Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX năm 2003 đến nay, HTX nông nghiệp ở xã Trung Tú có bước phát triển mới, đã đáp ứng được một phần nhu cầu của nông dân, của hộ sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn. Tuy nhiên, HTX nông nghiệp ở xã Trung Tú cũng còn tồn tại một số yếu kém như: một số HTX chuyển đổi còn mang tính hình thức, năng lực nội tại của HTX còn hạn chế, số HTX làm ăn hiệu quả còn ít, lợi ích đem lại cho các xã viên chưa nhiều, HTX nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò kinh tế - xã hội vốn có của nó. Những hạn chế, yếu kém của HTX nông nghiệp trên địa bàn xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa cớ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phía Nhà nước. Để phát triển HTX ở Ứng Hòa phù hợp với nhu cầu và tiềm năng cần phải đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của HTX. Từ những yêu cầu đó, đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “ Đánh giá thực thi chính sáchhỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội.”, với mục tiêu chung là đánh giá được việc thực thi chính sách iii
- hỗ trợ phát triển của hợp tác xã tại Trung Tú qua đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách hỗ trợ cho phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Mục tiêu cụ thể là : Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã . Đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Trung Tú. Đối tượng nghiên cứu của đề tài : hoạt động thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa Để hiểu rõ vấn đề nghiên cứu, chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài. Phần cơ sở lý luận đã chỉ ra khái niệm, vai trò, hình thức, công cụ, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Phần cơ sơ thực tiễn là kinh nghiệm hỗ trợ sản xuất cho nông nghiệp của một số nước trên thế giới: Đức,Nhật Bản và bài học kinh nghiệm rút ra cho xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa. Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phiếu điều tra phỏng vấn hộ thành viên HTX và các cán bộ thực hiện chính sách bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, sử dụng phương pháp tiếp cận, phương pháp chọn điểm nghiên cứu. Thu thập số liệu đã công bố qua liên hệ với các phòng ban của huyện và internet, sách, báo về chính sách hỗ trợ phát triển HTX làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu. Thu thập số liệu mới sử dụng phương pháp quan sát và chọn mẫu, tiến hành lựa chọn ra bốn nhóm mẫu. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích, dùng phần mềm SPSS và excel để xử lý số liệu. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: chỉ tiêu phản ánh tình hình triển khai chính sách, chỉ tiêu phản ánh kết quả của chính sách, chỉ tiêu đo lường hiệu quả của chính sách và chỉ tiêu đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách. iv
- Ở phần kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Cụ thể là tìm hiểu các chính sách hỗ trợ phát triển HTX được triển khai trên địa bàn xã, cơ quan thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở xã, huyện, lập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách của xã, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX, kết quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở xã Trung Tú. Về tổ chức thực thi chính sách tập trung nghiên cứu công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ thực thi chính sách và huy động nguồn tài chính để thực hiện chính sách. Kết quả thực thi chính sách được nghiên cứu 2 chính sách là chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ . Từ tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở địa phương đã chỉ ra tác động của chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở địa phương. Từ thực trạng đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở địa phương. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, cải tiến công tác triển khai chính sách, nâng cao năng lực cán bộ tổ chức thực thi chính sách, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến ở địa phương, huy động nguồn tài chính cho chính sách và cải tiến chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Chính sách hỗ trợ phát triển HTX đang được triển khai thực hiện rộng khắp trên xã Trung Tú tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng Ủy, chính quyền và nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. v
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI ........................................................................iii MỤC LỤC .......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................ix DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................xi DANH MỤC HỘP.........................................................................xii DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................xiii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................1 1.1 Tính cấp thiết .............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................3 1.3.1 Đối tương nghiên cứu...............................................................................3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ............4 2.1 Cơ sở lý luận...............................................................................4 2.1.1 Khái niệm hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp....................4 Theo Luật Hợp tác xã ( năm 2003) đã nêu định nghĩa: ...............4 2.1.2 Đặc điểm và vai trò của hợp tác xã nông nghiệp .....................................5 vi
- 2.1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp ...............................................................................10 2.1.4 Khái niệm liên quan .............................................................11 2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã .................................................................................. .........................................................................................................21 2.2.Cơ sở thực tiễn .........................................................................24 2.2.1 Thực tiễn của công tác thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên thế giới. .......................................................24 2.2.2 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước. ....................28 2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra..................................................31 2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................32 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................33 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................33 3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...........................................33 3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................43 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra ............................43 3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin ..........................43 3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin.........................44 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...............................................45 Phần IV: kết quả nghiên cứu 4.1 Thực trạng phát triển HTX ở xã Trung Tú 4.1.1 Bộ máy tổ chức của HTXNN xã Trung Tú ........................47 4.1.2. Tình hình phát triển của HTX............................................48 vii
- 4.1.3 Tình hình tài sản, công nợ của HTX...................................49 4.1.3. Các hoạt động sản xuất kinh doanh...................................51 4.2. Thực trạng hệ thống tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở địa bàn xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa..........55 4.2.1 Công tác thực thi chính sách ...............................................55 4.2.3 Đánh giá hiệu quả của các chính sách ................................65 4.3 Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Trung Tú..............................................................72 4.3.1 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ................72 4.3.2 Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ....75 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách ............78 4.4.1. Năng lực của cán bộ công chức trong bộ máy quản lý HTX.................................................................................................78 4.4.2 Công tác phổ biến, tuyên truyền .........................................79 4.4.3 Kinh phí hỗ trợ phát triển HTX..........................................80 4.4.4 Đối tượng thụ hưởng của chính sách ..................................81 4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa. ..........................................................82 4.5.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch........................................82 4.5.2 Cải tiến công tác triển khai chính sách...............................82 4.5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cai hiệu quả việc thực thi chính sách trên địa bàn xã...............................83 Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................87 viii
- 5.1. Kết luận ....................................................................................................87 5.2. Kiến nghị .................................................................................88 5.2.1 Đối với nhà nước...................................................................88 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương .........................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................90 ix
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Trung Tú giai đoạn 2012 – 2014 .......35 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Trung Tú năm 2012-2014............37 Bảng 3.3 Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế xã Trung Tú giai đoạn 2012-2014...............................................................................................40 Bảng 3.4 : Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Trung Tú năm 2014 .....................41 Bảng 4.1: Tài sản, nguồn vốn của HTX xã Trung Tú.....................................49 Bảng4.2 : Tình hình cơ sở vật chất của HTX xã Trung Tú năm 2014............50 Bảng 4.3 : Đán giá chất lượng hoạt động của dịch vụ của HTX do xã viên...52 Bảng 4.4 : Nguồn thông tin của chính sách hỗ trợ phát triển....57 HTX đến với người dân.................................................................57 Bảng4.5: Đánh giá mức độ quan trọng của việc đào tạo bồi dưỡng đối với các nhóm đối tượng...............................................59 Bảng 4.6: Lý do tham gia lớp bồi dưỡng, tập huấn của cán bộ HTX .............60 Bảng 4.7 : Tỷ lệ hộ thành viên nhận được các loại dịch vụ .......62 chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.........................................................62 Bảng 4.8: Nội dung lớp học đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ HTX năm 2014 .63 Bảng 4.9: Nội dung lớp học đào tạo bồi dưỡng của hộ thành viên HTX năm 2014................................................................................................63 Bảng 4.10 : Đánh giá về nội dung chương trình bồi dưỡng.......66 cán bộ quản lý HTX.......................................................................66 Bảng 4.11 : Tỷ lệ tham gia các khóa đào tạo năm 2014 .............67 cho các chức danh của HTX .........................................................67 Bảng 4.12: Đánh giá về các lớp đào tạo bồi dưỡng tập huấn ....69 x