Khóa luận Đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ nông dân xã Quang Sơn, Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình và công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO)

Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn đặt ra về vấn đề tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ khoa học kỹ thuật, sản xuất còn lạc hậu, lối sản xuất nhỏ lẻ manh mún, dẫn tới chất lượng sản phẩm chưa cao. “ Được mùa rớt giá” là một bài toán diễn ra với nhiều loại nông sản của Việt Nam. Chính vì vậy, tăng cường mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản được xác định là vấn đề then chốt để phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị của nông sản thông qua chế biến, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến nông sản phát triển bền vững với nguồn cung nguyên liệu ổn định.

Xã Quang Sơn là một xã miền núi có diện tích lớn nhất trên đại bàn TX. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã và đang phát triển theo hướng liên kết thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ với công ty CPTPXK Đồng Giao trong nhiều năm qua đã đạt hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Trong mối liên kết này công ty đóng vai trò cung cấp vốn,vật tư , kỹ thuật trồng, chăm sóc cho các hộ dân và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đã ký kết trong hợp đồng. Các hộ dân sản xuất trên đất của công ty, phải tuân thủ định hướng sản xuất và bán dứa nguyên liệu cho công ty. Tuy nhiên trong quá trình liên kết đã phát sinh nhiều bất cập, nhất là vấn đề vi phạm các điều khoản hợp đồng của cả hai phía mà nguyên nhân chủ yếu là do sự che đậy thông tin trước và sau khi ký hợp đồng của cả hai phía công ty và hộ dân.

doc 112 trang Thái Toàn 04/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ nông dân xã Quang Sơn, Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình và công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docdanh_gia_thuc_hien_san_xuat_dua_theo_hop_dong_giua_ho_nong_d.doc

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ nông dân xã Quang Sơn, Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình và công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO)

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------  ------ NGUYỄN ĐĂNG KHOA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN SẢN XUẤT DỨA THEO HỢP ĐỒNG GIỮA HỘ NÔNG DÂN XÃ QUANG SƠN, THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO (DOVECO) KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI - 2015
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------  ------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN SẢN XUẤT DỨA THEO HỢP ĐỒNG GIỮA HỘ NÔNG DÂN XÃ QUANG SƠN, THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO (DOVECO) Tên sinh viên : Nguyễn Đăng Khoa Chuyên ngành đào tạo : Phát triển nông thôn Lớp : PTNTC – K56 Niên khoá : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hữu Khánh HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Đăng Khoa i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo rất tận tình của thầy giáo, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy, cô giáo Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, những người đã trang bị cho tôi kiến thức cơ bản và định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Tôi đặc biệt biết ơn thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Khánh, người đã dành thời gian quý báu nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đến khi hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các phòng, ban của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Đội trưởng đội sản xuất Trại Vòng và Thống Nhất; Ban lãnh đạo UBND xã Quang Sơn và các hộ nông dân giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận với thực tế hoạt động kinh doanh tại cơ sở tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Đăng Khoa ii
  5. TÓM TẮT Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn đặt ra về vấn đề tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ khoa học kỹ thuật, sản xuất còn lạc hậu, lối sản xuất nhỏ lẻ manh mún, dẫn tới chất lượng sản phẩm chưa cao. “ Được mùa rớt giá” là một bài toán diễn ra với nhiều loại nông sản của Việt Nam. Chính vì vậy, tăng cường mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản được xác định là vấn đề then chốt để phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị của nông sản thông qua chế biến, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến nông sản phát triển bền vững với nguồn cung nguyên liệu ổn định. Xã Quang Sơn là một xã miền núi có diện tích lớn nhất trên đại bàn TX. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã và đang phát triển theo hướng liên kết thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ với công ty CPTPXK Đồng Giao trong nhiều năm qua đã đạt hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Trong mối liên kết này công ty đóng vai trò cung cấp vốn,vật tư , kỹ thuật trồng, chăm sóc cho các hộ dân và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đã ký kết trong hợp đồng. Các hộ dân sản xuất trên đất của công ty, phải tuân thủ định hướng sản xuất và bán dứa nguyên liệu cho công ty. Tuy nhiên trong quá trình liên kết đã phát sinh nhiều bất cập, nhất là vấn đề vi phạm các điều khoản hợp đồng của cả hai phía mà nguyên nhân chủ yếu là do sự che đậy thông tin trước và sau khi ký hợp đồng của cả hai phía công ty và hộ dân. Việc hộ dân hợp tác với công ty có thuận lợi và khó khăn gì? Cùng với đó là việc tuân thủ theo các yêu cầu về quy trình kỹ thuật và chất lượng do công ty đặt ra có mang lại lợi nhuận cao hơn cho người nông dân hay không? Chính vì thực tiễn đó mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ nông dân xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình và công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO)”. iii
  6. Mục tiêu chung là nhằm phân tích hiệu quả của mô hình sản xuất dứa theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa hộ dân và công ty để từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển liên kết bền vững có hiệu quả trong thời gian tới, đề tài được nghiên cứu với năm mục tiêu cụ thể sau: Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ dứa theo hợp đồng; Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ dứa theo hợp đồng trên địa bàn xã Quang Sơn, TX.Tam Điệp; Nghiên cứu mối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân của công ty CPTPXK Đồng Giao; Đánh giá hiệu quả thực hiện hợp đồng giữa hộ dân và công ty CPTPXK Đồng Giao; Đề xuất một số giải pháp để tạo nên mối liên kết bền vững nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của công ty chế biến với các hộ nông dân trong các mô hình liên kết trên. Đề tài điều tra 50 hộ nông dân trồng dứa trên địa bàn xã Quang Sơn và công ty CPTPXK Đồng Giao đạt được một số kết quả như sau: liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ là một xu thế tất yếu quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Ở Việt Nam, vấn đề kinh tế đã được đặt ra từ rất lâu. Trong nền kinh tế hàng hóa, liên kết kinh tế trong quá trình sản xuất – tiêu thụ của doanh nghiệp càng phải được đặt lên hàng đầu, đó không chỉ là vấn đề cấp thiết trong nước mà hiện nay các nước trên thế giới vấn đề về liên kết cũng đang là vấn đề đang được quan tâm. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau: Mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân của công ty khá bền vững. Công ty CPTPXK Đồng Giao có mối liên kết rất tốt với các hộ nông dân tham gia sản xuất dứa trên địa bàn xã Quang Sơn thông qua hợp đồng văn bản, đây là loại phương thức liên kết có tính ràng buộc cao về quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên tham gia liên kết. Công ty rất chú trọng tới việc xây dựng và duy trì mối liên kết với hộ nông dân vì công ty luôn ý thức rằng đây là nguồn cung cấp đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Ở Quang Sơn, nông dân chỉ biết đến mối quan hệ của hộ và doanh nghiệp mà iv
  7. không biết nhiều tới tầm ảnh hưởng của chính quyền địa phương. Các chính sách khuyến khích sản xuất, đầu tư công còn hạn chế.. Công ty CPTPXK Đồng Giao là đơn vị có mối liên hệ mật thiết với các trường chuyên nghiệp như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các trạm khuyến nông nhằm thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, quy trình kỹ thuật tiên tiến, giống mới nhằm áp dụng vào sản xuất dứa ... Công ty CPTPXK Đồng Giao là đơn vị nhiều năm kinh doanh có lãi thì việc đầu tư phát triển thị trường, mở rộng vùng của công ty là điều tất yếu. Bởi vậy, vai trò của nhà tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tình hình hiện nay và trong tương lai. Một số biện pháp để tăng cường mối liên kết đó là: nâng cao vai trò của chính quyền địa phương cũng như vai trò của nhà nước trong việc quản lý, giải quyết mâu thuẫn cũng như lĩnh vực đầu tư công ở từng địa phương hiện nay. Ngoài ra, để liên kết bền vững cần phải có một số giải pháp cho các hộ sản xuất và doanh nghiệp. Đối với hộ nông dân, cần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa với doanh nghiệp. Bên cạnh đó là một số giải pháp đối với doanh nghiệp như: hoàn thiện chế tài về giá; giải pháp về cơ chế thanh khoản của công ty; tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà khoa học; giải pháp về vốn tín dụng. Khi thực hiện các giải pháp trên, kết quả đem lại là sự mở rộng quy mô của mối liên kết, nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, nâng cao sự hiểu biết về vai trò của hợp đồng trong sản xuất - tiêu thụ dứa đối với nông dân, tạo hành trang cho nông dân tham gia vào liên kết. Bên cạnh đó, là con đường đúng đắn để có thể tìm ra tiếng nói chung cho doanh nghiệp và hộ nông dân trong quá trình liên kết sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất – tiêu thụ dứa. v
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii TÓM TẮT...................................................................................................................iii MỤC LỤC ..................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................4 2.1 Cơ sở lý luận..........................................................................................................4 2.1.1 Khái niệm và vai trò của hợp đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản .............................................................................................................4 2.1.2 Nội dung đánh giá thực hiện hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản............7 2.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện hợp đồng .........................11 2.2 Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................15 2.2.1 Thực tiễn về thực hiện sản xuất nông sản theo hợp đồng ở các nước trên thế giới..............................................................................................................15 2.2.2 Thực tiễn thực hiện sản xuất nông sản theo hợp đồng tại Việt Nam.............17 vi
  9. 2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm về thực hiện sản xuất nông sản theo hợp đồng ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam............................................................21 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................................24 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................24 3.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................24 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................25 3.1.3 Hoạt động của Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) trên địa bàn xã Quang Sơn ........................................................................................................27 3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................29 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................32 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu.........................................................................32 3.2.4 Phương pháp thống kê kinh tế.........................................................................33 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................33 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................36 4.1 Thực trạng sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ dân và Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) ...................................................................................36 4.1.1 Quá trình hình thành liên kết trong sản xuất – tiêu thụ dứa giữa hộ dân và công ty...............................................................................................................36 4.1.2 Thông tin chung của các hộ dân xã Quang Sơn .............................................38 4.1.3 Thực trạng ký kết hợp đồng với công ty của hộ dân xã Quang Sơn .............39 4.2 Đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ dân với Công ty CPTPXK Đồng Giao .......................................................................................42 4.2.1 Đánh giá thực hiện hợp đồng giao khoán sử dụng đất...................................42 4.2.2 Đánh giá thực hiện hợp đồng giao khoán sản xuất nông nghiệp...................46 4.3 Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa hộ dân và CT DOVECO .........................................................................................................68 vii
  10. 4.3.1 Giải pháp chung................................................................................................68 4.3.2 Giải pháp đối với người sản xuất (hộ nông dân) ............................................69 4.3.3 Giải pháp cho doanh nghiệp ............................................................................70 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................75 5.1. Kết luận...............................................................................................................75 5.2. Kiến nghị.............................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................79 PHỤ LỤC..................................................................................................................81 viii