Khóa luận Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là một tất yếu khách quan. Điều đó đã được khẳng định trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhưng năm qua đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển HTX nhất là đối với HTXNN. Trong đó chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX theo Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005. Thời gian vừa qua công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX đã đạt được những thành tựu đáng khen ngợi, số lượng HTX tăng và ngày càng phát triển và mở rộng. Do đó HTX ngày càng đáp ứng nhu cầu của các xã viên. Song thực tế bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn gặp nhiều khó khăn bất cập trong quá trình thực hiện. Hầu hết xã viên (người dân) chưa có sự nhận thức đúng về HTX, coi HTX như một tổ chức hỗ trợ của nhà nước, hầu hết người dân không biết đến và không hiểu hết các chính sách hỗ trợ phát triển HTX cũng như luật HTX, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ HTX còn nhiều hạn chế. Các chính sách hỗ trợ phát triển HTX của Nhà nước chưa được triển khai đồng bộ, HTX vẫn khó khăn tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển…. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi - Huyện Gia Lâm - Thành Phố Hà Nội”
doc 121 trang Thái Toàn 04/04/2025 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockhoa_luan_danh_gia_thuc_hien_chinh_sach_ho_tro_phat_trien_ho.doc

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội ” chuyên ngành Kinh tế là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Vàng Thị Hồng i
  2. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập vừa qua, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực hết mình của bản than tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Trần Mạnh Hải và thầy cô giáo bộ môn phát triển Nông thôn cùng tham gia đề tài tài “ Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội”, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi cũng chân thành cảm ơn các đồng chí ban lãnh đạo UBND xã Cổ Bi và HTX Cổ Bi đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình bạn bè đã khích lệ, cỗ vũ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Vàng Thị Hồng ii
  3. TÓM TẮT Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là một tất yếu khách quan. Điều đó đã được khẳng định trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhưng năm qua đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển HTX nhất là đối với HTXNN. Trong đó chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX theo Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005. Thời gian vừa qua công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX đã đạt được những thành tựu đáng khen ngợi, số lượng HTX tăng và ngày càng phát triển và mở rộng. Do đó HTX ngày càng đáp ứng nhu cầu của các xã viên. Song thực tế bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn gặp nhiều khó khăn bất cập trong quá trình thực hiện. Hầu hết xã viên (người dân) chưa có sự nhận thức đúng về HTX, coi HTX như một tổ chức hỗ trợ của nhà nước, hầu hết người dân không biết đến và không hiểu hết các chính sách hỗ trợ phát triển HTX cũng như luật HTX, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ HTX còn nhiều hạn chế. Các chính sách hỗ trợ phát triển HTX của Nhà nước chưa được triển khai đồng bộ, HTX vẫn khó khăn tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển . Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi - Huyện Gia Lâm - Thành Phố Hà Nội” 1. Mục tiêu tổng quát của đề tài Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Cổ Bi - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã trong thời gian tới. 2. Mục tiêu cụ thể của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX; iii
  4. - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Cổ Bi; - Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở xã Cổ Bi; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Cổ Bi đến năm 2020. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận, thực tiễn và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. - Chủ thể nghiên cứu của đề tài là các cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý HTX, các cán bộ quản lý xã – huyện, doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ HTX trên địa bàn. 4. Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phỏng vấn điều tra trực tiếp 45 hộ xã viên và 4 cán bộ chuyên môn, quản lý HTX, 3 cán bộ xã. - Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu KIP (Key Imformant Panel) - Số liệu thu thập được tổng hợp xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh. 5. Qua quá trình nghiên cứu rút ra một số kết quả như sau Tính đến hết năm 2014, HTXDVTH Cổ Bi có 800 xã viên. Số lượng cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học đạt 100% - cho thấy bộ máy quản lý được tuyển chọn và đào tạo khá tốt. Tính đến 31/12/2014, thì tổng tài sản của HTXDVTH Cổ Bi khoảng 3326.7 triệu đồng với tổng tài sản không nhỏ đủ hoạt động tốt trong khâu cung cấp dịch vụ cho xã viên toàn xã Cổ Bi. HTX Cổ Bi tập trung chủ yếu cung cấp các loại dịch vụ cơ bản thiết yếu trong nông nghiệp như dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ bảo vệ đồng ruộng, dịch vụ BVTV, dịch vụ cung cấp cây giống, dịch vụ làm đất, dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp, dịch vụ chuyển giao kỹ thuật sản xuất và dịch vụ điện... Hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ bởi HTX không cao, mức đánh giá hoạt động dịch vụ mà iv
  5. HTX cung cấp chỉ ở mức trung bình do đó cần nâng cao chất lượng dịch vụ của HTX để ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã viên. Kết quả về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở địa phương : Về công tác chuẩn bị triển khai chính sánh từ khi nhận được kế hoạnh thực hiện triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX, Cổ Bi đã thành lập được ban chỉ đạo để triển khai thực hiện chính sách kịp thời đồng thời hằng năm thực hiện kế hoạch thực hiện. - Về kết quả tuyên truyền chính sách: đa số người dân địa phương đều biết đến hoạt động hỗ trợ của nhà nước đối với HTX thông qua chủ nhiệm (66,7%). - Công tác triển khai chính sách từ trung ương đến địa phương đã có sự phối kết hợp các cấp, ngành thực hiện công tác này. - Về đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách. năm 2014 ở xã Cổ Bi có 4 cán bộ được tập huấn về thực hiện chính sách hỗ trợ hợp tác trong đó có 2 cán bộ quản lý HTX và 1 cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, 1 cán bộ làm công tác tư vấn hỗ trợ HTX. - Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động phát triển HTX còn ít. Năm 2014 nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động hỗ trợ phát triển HTX ở địa bàn xã là 420 triệu đồng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển HTX. Về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn : - Về chính sách thành lập mới địa bàn xã đã tổ chức thành lập được một HTX giống cây trồng Cổ Bi do Ông Bùi Văn Dầu chủ tịch HĐND làm chủ nhiệm đến nay HTX đã đi vào hoạt động ổn định và mang lại ích cho các thành viên trong HTX. Đối với chính sách đào tạo cán bộ quản lý HTX hằng năm hầu hết các cán bộ quản lý HTX đều được tham gia lớp đào tạo ngắn ngày để nâng cao nghiệp vụ. - Về chính sách thuế có thể nói chính sách thuế được thuế đối hợp HTXNN, cụ thể ở địa phương là HTXDVTH Cổ Bi đã được thực hiện tốt và có hiệu quả. HTXNN ở Cổ Bi hưởng ưu đãi thuế đầy đủ. v
  6. - Chính sách đất đai: UBND xã Cổ Bi đã cấp đất 240 m2 làm trụ sở chính cho HTX Cổ Bi. Và 280 m2 đất xây dựng cửa hàng bán vật tư nông nghiệp phục vụ xã viên theo quy. HTX không phải chịu khoản thuế đất nào. Có thể thấy HTX đã được tiếp cận đầy đủ chính sách này. Bênh cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế như chưa cấp sổ đỏ cho HTX, giao đất cho thuê đất đối với HTX ở địa bàn. - Chính sách hỗ trợ HTX đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình phát triển kinh tế- xã hội Ngoài ra HTX được ưu tiên tham gia chương trình phát triển kinh tế xã hội, như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành như công trình thủy nông.., và các công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn cũng như tham gia các chương trình phát triển nông thôn mới, chương trình xóa đói giảm nghèo Bên canh đó cơ sở hạ tầng ở địa phương vẫn còn mức trung bình chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển. - Về chính sách tín dụng và chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường là không được thực hiện trên địa bàn xã. Nhà nước có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đối với HTX nhưng cho đến nay hầu hết các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa có HTX xã nào tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. trong có có HTXDVTH Cổ Bi mặc dù chính sách tín dụng được triển khai tiếp cận nhưng vấn đề về phương án kinh doanh thì luôn luôn là khó khăn trong quá trình vay vốn tín dụng. Cổ Bi được Sở NN&PTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất quả an toàn. Tuy nhiên, tình hình sản xuất của người nông dân gặp không ít khó khăn, nhất là tiêu thụ sản phẩm .và chưa nhận được sự hỗ trợ nào của nhà nước. Các chính sách từ khi thực hiện, hầu hết đã đạt được một số kết quả nhất định về thực hiện triển khai trên địa bàn nhưng bên cạnh đó trong từng chính sách ngoài nhưng kết quả đã đạt được thì cũng vẫn tồn tại những kết quả chưa tốt chưa thật sự được thực hiện tốt trên địa bàn địa phương. 6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã vi
  7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX như: Trình độ, năng lực và kinh nghiệm cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn HTX; nhận thức cán bộ quan lý xã; sự phối kết hợp của các cấp, ngành trong việc thực hiện chính sách; cơ sở hạ tầng địa phương và công tác phổ biến tuyên truyền chính sách.. 7. Để thực hiện tốt quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau: Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX và cán bộ quản lý xã; Thống nhất, đồng bộ và giữa các cơ quan trong tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX; Tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các nguồn lực cho thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX; Giải pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách và cơ chế chính sách nhà nước về hỗ trợ phát triển HTX. vii
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii TÓM TẮT........................................................................................................iii MỤC LỤC .....................................................................................................viii DANH MỤC BẢNG........................................................................................xi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ....................................................................xii DANH MỤC HỘP.........................................................................................xiii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................xiv PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết...............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung .........................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .........................................................................................3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................4 1.4 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................4 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................5 2.1 Cơ sở lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã ...............5 2.1.1 Một số khái niệm có liên quan..............................................................5 2.1.2 Nội dung và ý nghĩa thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã .13 2.1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã ...............................................................................................................18 viii
  9. 2.2 Cơ sở thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã .......................21 2.2.1 Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên thế giới ........................21 2.2.2 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã..................................................................................25 2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra.....................................................................29 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....31 3.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến hoạt động hợp tác xã ở địa bàn nghiên cứu.............................................................................31 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................31 3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ....................................................32 3.1.3 Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn xã ........................................35 3.1.4 Dân số và lao động.............................................................................37 3.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường xã Cổ Bi................................................................................................................37 3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................39 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra..............................................39 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin.........................................................40 3.2.3 Phương pháp xử lý phân tích thông tin...............................................42 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................43 3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu .......................................43 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................45 4.1 Khái quát tình hình phát triển HTX Cổ Bi - Gia Lâm - Hà Nội................45 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HTXDVTH Cổ Bi - Gia Lâm - Hà Nội ...................................................................................................................45 4.1.2 Bộ máy tổ chức của HTXDVTH Cổ Bi...................................................46 4.1.3 Các hoạt động dịch vụ của HTXDVTH Cổ Bi........................................49 4.2 Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX Cổ Bi...................51 4.2.1 Công tác chuẩn bị thực hiện chính sách.............................................51 ix
  10. 4.2.2 Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Cổ Bi................................................................................................................62 4.2.3 Đánh giá chung về tình hình thực hiện chính sách ............................77 4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã .....................................................................................................................83 4.4.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ quản lý HTX.................83 4.4.2 Nhận thức, trình độ của cán bộ địa phương ..........................................85 4.4.3 Sự phối kết hợp của các cấp, ngành trong việc triển thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX..............................................................................87 4.4.4 Cơ sở hạ tầng ở địa phương...................................................................88 4.4.5 Thông tin tuyên truyền về chính sách hỗ trợ phát triển HTX.................90 4.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Cổ Bi .............................................................91 4.5.1 Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX và cán bộ quản lý xã. .......................................................................................................91 4.5.2 Tăng cường đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan trong tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX............................................................93 4.5.3 Tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các nguồn lực cho thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX....................................................................93 4.5.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX.................................................................................................94 4.5.5 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền chính sách hỗ trợ của nhà nước đối HTX và cơ chế chính sách nhà nước................................................95 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................98 5.1 Kết luận .....................................................................................................98 5.2 Kiến nghị.................................................................................................101 5.2.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: ..............................................101 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương:.........................................................102 5.2.3 Đối với HTX:.......................................................................................102 5.2.4 Đối với người dân ................................................................................103 x