Khóa luận Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Việt Nam là nước đang phát triển, có số dân số hơn 90,5 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, hằng năm với mức tăng trung bình khoảng 1 triệu người, là nước có lợi thế về sức lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát huy lợi thế nguồn nhân lực, trao đổi hàng hóa “ Sức lao động’’. Mặt khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay, hơn 70% lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công sức lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm cần có khoảng 2,45% người dân cần việc làm. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động không những là chủ trương lớn của đảng và nhà nước, mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm cho số người đến độ tuổi lao động giảm thiểu gánh nặng của quốc gia. Do đó, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề cấp thiết có nội dung kinh tế - xã hội sâu sắc và liên quan chặt chẽ với các yếu tố kinh tế khác trong định hướng phát triển kinh tế quốc gia.
File đính kèm:
khoa_luan_danh_gia_tac_dong_cua_xuat_khau_lao_dong_den_doi_s.docx
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : “Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” GVHD : ĐOÀN BÍCH HẠNH SV THỰC HIỆN : NGUYỄN VĂN QUYẾT LỚP : PTNTC – K56 MSV : 564544 Hà Nội 2015 Hà Nội 2011
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện chuyên đề đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong chuyên đề đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản chuyên đề này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn). Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Nguyễn Văn Quyết i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Đoàn Bích Hạnh thuộc bộ môn kinh tế môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các hộ gia đình tại các thôn thuộc xã Đoàn Đào, cán bộ và toàn thể nhân dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Và tôi cũng không quên nói lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Nguyễn Văn Quyết ii
- TÓM TẮT KHÓA LUẬN Việt Nam là nước đang phát triển, có số dân số hơn 90,5 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, hằng năm với mức tăng trung bình khoảng 1 triệu người, là nước có lợi thế về sức lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát huy lợi thế nguồn nhân lực, trao đổi hàng hóa “ Sức lao động’’. Mặt khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay, hơn 70% lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công sức lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm cần có khoảng 2,45% người dân cần việc làm. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động không những là chủ trương lớn của đảng và nhà nước, mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm cho số người đến độ tuổi lao động giảm thiểu gánh nặng của quốc gia. Do đó, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề cấp thiết có nội dung kinh tế - xã hội sâu sắc và liên quan chặt chẽ với các yếu tố kinh tế khác trong định hướng phát triển kinh tế quốc gia. Xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong những năm qua, cấp ủy Đảng chính quyền địa phương coi xuất khẩu lao động là môt trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, làm giàu chính đáng, tăng nguồn thu ngoại tệ và cũng là một trong những biện pháp xóa đói giảm nghèo, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Số lao động của xã Nam Cát đi xuất khẩu lao động càng ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình từng là hộ nghèo nhưng từ khi có lao động đi xuất khẩu đã trở nên khá giả hơn, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và có vốn ổn định tăng gia sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập. Toàn xã hiện có 700 lao động đang làm việc ở nước ngoài tập trung chủ yếu ở các thị trường như: Angola, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaisia xuất khẩu lao động đem lại nguồn thu nhập cho iii
- xã Nam Cát mỗi năm hơn 100 tỷ đồng, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Nam Cát đã mang lại nhiều lợi ích, đời sống của người dân được cải thiện một cách rõ rệt, nhất là mặt kinh tế của hộ gia đình. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích của XKLĐ mang lại, thì XKLĐ cũng gây ra một số hệ lụy đến đời sống của người dân. Để đánh giá đúng và hiểu rõ hơn mức độ tác động của xuất khẩu lao động cụ thể đến đời sống người dân trong xã nên tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về lao động, sức lao động, giá cả lao động, xuất khẩu lao động, thị trường lao động, các lý luận về đánh giá, tác động. Các khái niệm và đặc điểm được tìm hiểu qua nhiều góc độ và cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Từ các khái niệm về đánh giá tác động của xuất khẩu lao động, đề tài đã bước đầu khái quát hóa khái niệm về đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu điều tra nghiên cứu dùng để điều tra thực trạng tác động của xuất khẩu lao động trên địa bàn xã, mức độ tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống người dân; phương pháp thu thập số liệu qua điều tra, tổng hợp (số liệu do UBND xã Nam Cát cung cấp), phương pháp phân tích số liệu dùng trong nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của xuất khẩu lao động. Phương pháp so sánh dùng để so sánh giữa các nhóm hộ với nhau, giữa trước và sau khi có xuất khẩu lao động, từ đó đánh giá mức độ tác động giữa các nhóm. Qua nghiên cứu thực tế tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, nhìn chung xuất khẩu lao động đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống của người dân. Xuất khẩu lao động đã góp phần vào công cuộc giải quyết việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp ở một số bộ phận lao động iv
- thất nghiệp. Xuất khẩu lao động tác động tích cực đến kinh tế hộ gia đình nhờ nguồn thu nhập từ lao động xuất khẩu từ đó làm thay đổi đời sống của hộ gia đình theo hướng tích cực hơn. Xuất khẩu lao động được xác định là mục tiêu hàng đầu nhằm phát triển kinh tế trước mắt của địa phương, xóa nhanh tình trạng đói nghèo trong xã làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên từ những tác động tích cực thì vẫn tồn tại những hạn chế từ xuất khẩu lao động như: rủi ro trong xuất khẩu lao động, ảnh hưởng tới trật tự xã hội, mối quan hệ gia đình Trước vấn đề đó, khi được điều tra, phỏng vấn thì đại đa số hộ điều tra đều tham gia trả lời tích cực về thông tin hộ gia đình, người lao động và những thay đổi kể từ khi có người xuất khẩu lao động. Tìm hiểu về tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân? Thì tất cả người được hỏi đều trả lời xuất khẩu lao động có tác động nhất định đến sản xuất và cuộc sống gia đình của họ. Chính người lao động cũng thừa nhận xuất khẩu lao động cũng tác động đến mối quan hệ, trình độ tay nghề, ngoại ngữ của họ khi sang làm việc ở nước ngoài. Nhận thức được vấn đề này chính quyền xã và người dân xã Nam Cát đã và đnag cố gắng tích cực thực hiện các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu lao động và giảm thiểu, ngăn chặn những hạn chế mà xuất khẩu lao động mang lại. Đề tài nêu những định hướng, giải pháp đối với cơ quan nhà nước, đối với chính quyền địa phương nhằm phát triển xuất khẩu lao động ổn đinh, bền vững hơn. Khuyến khích hộ gia đình và người lao động nâng cao trình độ, học vấn, tay nghề, nhận thức đúng đắn về xuất khẩu lao động Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu được những hạn chế, tiêu cực mà xuất khẩu lao động mang lại. v
- MỤC LỤC vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT Từ viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt XKLĐ : xuất khẩu lao động LĐ – TB và XH : Lao động – Thương binh và Xã HĐH hội CNH : Hiện đại hóa ILO(International Labour : Công nghiệp hóa Organization) : Tổ chức Lao động Quốc tế IOM(International Organization for Migration) : Tổ chức di dân quốc tế WB (World Bank) ĐH – CĐ : Ngân hàng thế giới CN – TTCC : Đại học – Cao đẳng UBND : Công nghiệp – Tiểu thủ công TH nghiệp THCS : Ủy ban nhân dân THPT : Tiểu học SL : Trung học cơ sở CC : Trung học phổ thông Trđ : Số lượng CN - XD : Cơ cấu TNBQ : Triệu đồng : Công nghiệp - xây dựng : Thu nhập bình quân vii
- DANH MỤC BẢNG viii
- PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết Việt Nam là nước đang phát triển, có số dân số hơn 90,5 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, hằng năm với mức tăng trung bình khoảng 1 triệu ngýời, là nước có lợi thế về sức lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát huy lợi thế nguồn nhân lực, trao đổi hàng hóa “ Sức lao động’’. Mặt khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay, hơn 70% lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công sức lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm có khoảng 2,45% người dân cần việc làm. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động không những là chủ trương lớn của đảng và nhà nước, mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm cho số người đến độ tuổi lao động giảm thiểu gánh nặng của quốc gia. Do đó, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề cấp thiết có nội dung kinh tế - xã hội sâu sắc và liên quan chặt chẽ với các yếu tố kinh tế khác trong định hướng phát triển kinh tế quốc gia. Xuất khẩu lao động của nước ta bắt đầu từ những năm 1980 thông qua hình thức đưa lao động sang các nước xã hội chủ nghĩa là việc theo Hiệp định hợp tác quốc tế về lao động. Từ năm 1991 đến nay, xuất khẩu lao động đã được chuyển dần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hằng năm số lượng lao động được đưa đi đều tăng lên và hiệu quả năm sau đều đạt cao hơn năm trước, hiện nay có khoảng hơn 500 ngàn lao động làm việc ở 41 nước và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu lao động đối với nước ta đã thực sự trở thành một giải pháp hữu hiệu đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho một số bộ phận người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Nguồn lợi kinh tế của công tác xuất khẩu lao động là rất lớn đã tạo ra những chuyển biến làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống của nhiều hộ gia đình nông dân. 1