Khóa luận Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất cần thiết, nhằm khai thác tiềm năng đất đai, giải quyết việc làm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xã Minh Tiến là một vùng sản xuất trọng điểm của huyện Phù Cừ, trong những năm qua cơ cấu cây trồng của xã đã có nhiều sự biến đổi. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp, vốn đầu tư hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ”.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ, phát hiện các vấn đề thực tiễn nảy sinh từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trên chủ thể các hộ nông dân và cán bộ xã. Đề tài thu thập tài liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2014, tài liệu sơ cấp năm 2009 và 2014.
File đính kèm:
khoa_luan_danh_gia_tac_dong_cua_chuyen_doi_co_cau_cay_trong.doc
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ________________ __________________ *** ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN XÃ MINH TIẾN, HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên sinh viên : HOÀNG THỊ NGỌC Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ Lớp : K56 - KTA Niên khóa : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : ĐẶNG XUÂN PHI HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận này lá trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cám ơn và các thong tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Sinh viên Hoàng Thị Ngọc i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trong thời gian qua, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện về mọi mặt của các thầy cô giáo, của các tổ chức, cá nhân và của gia đình. Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, quý thầy cô giáo khoa Kinh tế và phát triển nông thôn đã tận tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho tôi trong những năm qua, đặc biệt là thầy giáo Đặng Xuân Phi, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này. Đảng ủy, UBND, các nghành liên quan của xã Minh Tiến, thôn trưởng 3 thôn và những gia đình đã tạo điều kiện cung cấp những thông tin theo yêu cầu điều tra thu thập số liệu. Cảm ơn bạn bè, người thân, gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, là niềm khích lệ lớn lao để tôi hoàn thành khóa luận này. Do thời gian còn hạn chế, bị chi phối nhiều công việc cùng với năng lực có hạn nên khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong tập thể thầy cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam giúp đỡ để khóa luận này hoàn thành đạt tốt hơn. Xin chân thành và trân trọng cảm ơn Sinh viên Hoàng Thị Ngọc ii
- TÓM TẮT KHÓA LUẬN PHẦN I: MỞ ĐẦU Sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất cần thiết, nhằm khai thác tiềm năng đất đai, giải quyết việc làm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xã Minh Tiến là một vùng sản xuất trọng điểm của huyện Phù Cừ, trong những năm qua cơ cấu cây trồng của xã đã có nhiều sự biến đổi. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp, vốn đầu tư hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ”. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ, phát hiện các vấn đề thực tiễn nảy sinh từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trên chủ thể các hộ nông dân và cán bộ xã. Đề tài thu thập tài liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2014, tài liệu sơ cấp năm 2009 và 2014. PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Đề tài có đưa ra một số khái niệm như: Cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và kinh tế hộ nông dân. Đặc điểm của cơ cấu cây trồng có 3 đặc điểm chính: Cơ cấu cây trồng trước hết phản ánh rõ nét đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Bản chất và sự biến đổi của cơ cấu cây trồng tuỳ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất. Cơ cấu cây trồng về cơ bản phản ảnh yêu cầu iii
- của sản xuất hàng hoá và thị trường, tuân theo sự phân công lao động xã hội, tính chất chuyên môn hoá sản xuất. Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế - kỹ thuật, nhóm nhân tố chính sách vĩ mô của Nhà nước. Đề tài có tìm hiểu về tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số nước trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Philipinil và một số địa phương ở nước ta như: Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Dương, Bắc Kạn. Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nước ta được chia làm 3 giai đoạn: Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ và từ năm 1975 đến nay. PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Minh Tiến là một xã thuộc huyện Phù Cừ, là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện. Diện tích đất tự nhiên của xã là 605 ha, trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm lớn nhất với trên 67% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng đang có xu hướng giảm. Đất cho giao thông thủy lợi đang được đầu tư, nâng cấp thể hiện qua sự tăng nhanh về diện tích. Dân số của xã Minh Tiến năm 2014 là 5.680 người, số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Cơ sở hạ tầng đang được quan tâm, kênh mương kiên cố và hiện tại đang tiếp tục kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Đề tài tiến hành điều tra 3 thôn Phạm Xá, Kim Phương, Phù Oanh và 4 xóm đại diện là xóm tây, xóm đông , xóm 2 và xóm chúc, với số lượng điều tra là 60 hộ dân và 7 cán bộ địa phương. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thông tin như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh. Các chỉ tiêu nghiên cứu như: chỉ tiêu so sánh về kết quả, hiệu quả của một số loại cây trồng và một số công thức luân canh trước và sau chuyển đổi, chỉ tiêu về thay đổi thu nhập và mức độ đầu tư ở các hộ giữu trước và sau chuyển đổi. iv
- PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Diện tích đất canh tác của xã Minh Tiến qua 3 năm có xu hướng giảm dần, trong đó, đất lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại giảm dần. Đất chuyên màu và đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng đều qua 3 năm. Diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn xã có xu hướng tăng, tăng nhanh nhất là diện tích trồng đậu tương, dưa bao tử, dưa lê, bí ngô. Năng suất cây trồng đều tăng lên qua các năm, điều đáng chú ý một số loại cây trồng tuy diện tích gieo trồng giảm nhưng năng suất lại tăng lên như lúa, khoai tây. Một số công thức luân canh cho hiệu quả cao như 2 lúa – dưa bao tử, dưa bao tử – đậu tương – khoai tây, đậu tương – dưa lê – cà chua. Sau chuyển đổi, các hộ cũng đầu tư cho sản xuất nhiều hơn cụ thể là số lượng máy móc phục vụ cho sản xuất tăng lên. Đẩy mạnh việc thâm canh tăng vụ từ 2 vụ/năm lên 3 vụ/năm, vì vậy nên hệ số sử dụng đất cũng tăng lên. Năng suất của các loại cây trồng nhìn chung đều cao hơn trước, chính vì vậy mà thu nhập của các hộ cũng tăng rõ rệt. Tuy nhiên, sau chuyển đổi các khoản chi phí sản xuất đều cao hơn trước rất nhiều, trong quá trình chuyển đổi còn nhiều khó khăn. Một số giải pháp khắc phục như: giải pháp về thị trường, vật tư nông nghiệp, công nghệ, chính sách đất đai, PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một yêu cầu cấp thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế hiện nay. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đem lại những sự thay đổi lớn trong lĩnh vực trồng trọt của xã Minh Tiến, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều khó khăn. Đề tài có đề xuất một số khuyến nghị đối với nhà nước, địa phương và hộ nông dân. v
- MỤC LỤC Lời cam đoan...................................................................................i Lời cảm ơn.....................................................................................ii Tóm tắt khóa luận..........................................................................iii Mục lục .........................................................................................vi Danh mục bảng biểu.......................................................................ix Danh mục các từ viết tắt................................................................xi PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN........................................5 2.1 Cơ sở lý luận về tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân...............................................................5 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản .......................................................................5 2.1.2 Đặc điểm của cơ cấu cây trồng .............................................................7 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng........9 2.1.4 Vai trò của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với phát triển kinh tế nông hộ................................................................................................14 2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................14 vi
- 2.2.1 Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số nước trên thế giới.......................................................................................................14 2.2.2 Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Việt Nam ...........................20 2.2.3 Bài học kinh nghiệm ...........................................................................31 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................33 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................33 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ...............................................................................33 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội.......................................................................37 3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................44 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra ................44 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin .........................................................44 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin...............................................................46 3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin........................................................46 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài ..............................................47 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................48 4.1 Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Minh Tiến ...................48 4.1.1 Cơ cấu diện tích đất canh tác...............................................................48 4.1.2 Cơ cấu diện tích gieo trồng .................................................................50 4.1.3 Cơ cấu công thức luân canh chính của xã ...........................................55 4.1.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính.....................57 4.1.5 Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh...............................64 4.1.6 Tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế của hộ điều tra .....................................................................................66 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các hộ nông dân................................................................................79 4.2.1 Yếu tố tự nhiên....................................................................................79 4.2.2 Yếu tố kinh tế - kỹ thuật......................................................................80 vii
- 4.2.3 Chính sách vĩ mô của Nhà nước..........................................................85 4.3.1 Giải pháp về thị trường........................................................................86 4.3.3 Giải pháp về công nghệ.......................................................................86 4.3.4 Giải pháp về lao động..........................................................................86 4.3.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ..................................................................86 4.3.6 Giải pháp về đất đai.............................................................................86 4.3.7 Giải pháp về chính sách tín dụng ........................................................87 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................88 5.1 Kết luận ...............................................................................................88 5.2 Một số khuyến nghị.............................................................................88 5.2.1 Đối với Nhà nước................................................................................88 5.2.2 Đối với địa phương..............................................................................89 5.2.3 Đối với hộ nông dân............................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................90 PHỤ LỤC ........................................................................................93 viii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh 2010 phân theo nhóm cây .............................................................................24 Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt phân theo nhóm cây ........24 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Minh Tiến qua 3 năm qua............35 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động qua 3 năm (2012-2014)................39 Bảng 3.3 Một số kết quả phát triển kinh tế xã hội của xã Minh Tiến qua 3 năm ....................................................................................42 Bảng 4.1 Cơ cấu diện tích đất canh tác xã Minh Tiến................................48 Bảng 4.2 Cơ cấu cây trồng lâu năm xã Minh Tiến .....................................49 Bảng 4.3 Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây hàng năm của xã Minh Tiến....................................................................................54 Bảng 4.5 Năng suất cây lương thực của xã Minh Tiến ..............................57 Bảng 4.6 Năng suất một số cây thực phẩm chính của xã Minh Tiến .........58 Bảng 4.7 Năng suất một số cây ăn quả chính của xã Minh Tiến................60 Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế cây lương thực của xã Minh Tiến ....................61 Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế một số cây thực phẩm chính của xã Minh Tiến....62 Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế một số cây ăn quả chính của xã Minh Tiến .....63 Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh.......................64 Bảng 4.12 So sánh tình hình đầu tư cho sản xuất trước và sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các hộ......................................................68 Bảng 4.13 So sánh hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh trước và sau chuyển đổi của các hộ điều tra................................70 Bảng 4.14 So sánh hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng trước và sau chuyển đổi của các hộ điều tra..............................................72 ix