Khóa luận Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Liên kết kinh tế là sự hợp tác cùng phát triển của hai hay nhiều bên không kể quy mô hay loại hình sở hữu. Mối quan hệ liên kết chính là bảo đảm về lợi ích của các bên tham gia liên kết kinh tế. Liên kết giúp cho các bên tham gia giảm thiểu được rủi ro trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất, thu nhập của nhà nông, liên kết giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nguồn nguyên liệu ổn định. Để tránh được rủi ro nhiều nhà sản xuất phân tán sự rủi ro bằng cánh mời gọi các chủ thể khác tham gia thực hiện và triển khai dụ án. Thậm chí mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo một phần công việc tùy theo năng lực của các chủ thể. Như vậy mỗi chủ thể tham gia đều chịu một phần rủi ro nếu có.
Thực hiện Nghị quyết TW 7: “ Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp, đội ngũ trí thức nông dân trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; có chính sách khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp, tri thức về nông thôn. Đóng góp tích cực và có hiệu quả cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo đường lối của Đảng” việc vận dụng các hình thức liên kết đã triển khai với mục tiêu phát triển bền vững giữa các bên tham gia.
File đính kèm:
khoa_luan_danh_gia_hinh_thuc_lien_ket_trong_san_xuat_mia_ngu.docx
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------ ------ NGUYỄN THU HẰNG ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU GIỮA CÔNG TY CP NCN DVTM VÂN SƠN VỚI NÔNG DÂN TẠI XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI - 2015
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------ ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU GIỮA CÔNG TY CP NCN DVTM VÂN SƠN VỚI NÔNG DÂN TẠI XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA Tên sinh viên : Nguyễn Thu Hằng Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế Lớp : KTC – K56 Niên khoá : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Dương Nga HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày ..tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Hằng i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin cảm ơn các Thầy Cô trong khoa KT & PTNT trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, những định hướng đúng đắn trong học tập cũng như tu dưỡng đạo đức để tôi có được một nền tảng vững chắc trong học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn trực tiếp TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành khóa luận. Tôi xin đặc biệt cảm ơn tới Giám đốc Công ty CP NCNDVTM Vân Sơn, cùng các chú, anh, chị trong Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy, UBND, các ban ngành, đoàn thể bà con nhân dân xã Vân Sơn đã cung cấp những số liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Hằng ii
- TÓM TẮT KHÓA LUẬN Với phương án tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa, công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Vân Sơn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2011 -2020, được đánh giá là một hướng đi mới, mang tính đột phá theo chủ trương, định hướng, chính sách phát triển của Ðảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương VII khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Liên giữa Công ty CPNCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn bằng hình thức Công ty thuê đất của nông dân để sản xuất mía nguyên liệu, đang được xem là hình thức mới có hiệu quả góp phần chuyển đổi cơ cấu cây, tạo việc làm tăng thu nhập và đời sống cho người dân. Chính vì vậy mà việc phát triển và mở rộng hình thức liên kết này là việc rất cần thiết. Đề tài nghiên cứu tập trung đánh giá hình thức liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn, các vấn đề trong liên kết, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển hợp lý hình thức liên kết. Để đạt được mục tiêu chung có các mục tiêu cụ thể: Làm rõ lợi ích của hình thức mang lại cho Công ty và nông dân, các vấn đề phát sinh trong liên kết, các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức liên kết. Đánh giá thực trạng liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn; đánh giá tiềm năng của hình thức; Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết trên địa bàn xã. Đề tài được thực hiện tại xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa và Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn. Với đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu cơ sỏ lý luận và thực tiễn liên quan đến hình thức liên kết giữa Công ty và nông dân trong sản xuất mía nguyên liệu. Các mục tiêu trên đã được nghiên cứu ở các phần của đề tài: Về lý luận: Đề tài làm rõ khái niệm, vai trò, nguyên tắc, nội dung, mô hình, phương thức và iii
- yếu tố ảnh hưởng về liên kết; lợi ích và tính bền vững của liên kết. Về thực tiễn: Đề tài tìm hiểu thực tiễn về hình thức liên kết sản xuất mía nguyên liệu ở ngoài nước Trung Quốc và Thái Lan, trong nước. Với các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu nhập số liệu; phương pháp xử lý và phân tích số liệu, phương pháp thống kê so sánh kết hợp với nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động liên kết, lợi ích và tính bền vững của liên kết. Liên kết giữa Công ty và nông dân diễn ra mang lại lợi ích gì cho cả nông dân và Công ty? Từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết. Kết quả nghiên cứu chia làm 5 phần: 1. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Vân Sơn. 2. Liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu ở xã Vân Sơn. 4. Đánh giá tiềm năng phát triển hình thức liên kết mía nguyên liệu. 5. Định hướng và giải pháp hợp lý để phát triển hình thức liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy Công ty và nông dân liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu thông qua HĐ thuê quyền sử dụng đất được ký kết với thời hạn 20 năm chia làm hai giai đoạn trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên, diện tích, tiền thuê đất. Diện tích đất Công ty thuê của toàn xã 69,8 ha với 490 hộ cho thuê năm 2014. Lợi ích mang lại cho Công ty trước tiên chất lượng đảm bảo, năm 2014 với chữ lượng đường 10 CCS, chủ động được nguyên liệu với sản lượng 6.282 tấn năm 2014 và năng suất đạt 90 tấn/ha cao hơn so với các hộ dân trồng mía. Đối với hộ dân liên kết giúp đời sống của họ được nâng cao, tạo việc làm cho 220 lao động (năm 2014), số hộ có lao động làm thuê cho Công ty. Có thu nhập ổn định và cao hơn so với hộ không liên kết, với thu nhập/hộ/năm là 32.462,6 nghìn đồng cao hơn so với các hộ không liên kết, gấp 1,16 lần so với hộ trồng mía và gấp 1,22 lần so với hộ trồng lúa. Khi tham gia liên kết với số iv
- tiền thuê đất nhận trước 10 năm, nhiều hộ dùng để chuyển đổi ngành nghề như buôn bán, kinh doanh,..nhiều hộ dùng gửi vào ngân hàng, trả tiền nợ. Bên cạnh những lợi ích mang lại thì có những vấn đề trong liên kết cần được khắc phục và giải quyết. Tính bền vững của liên kết thì không có hộ nào phá vỡ HĐ, nhưng vẫn xảy ra tình trạng vi phạm HĐ, ở mức độ nhẹ nên chỉ bị phía Công ty nhắc nhỡ thôi, bên phía Công ty năm 2014 thì Phá vỡ 2 HĐ. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức liên kết ý thức của người dân còn chưa cao. Sự hạn chế về trình độ học vấn, nên hiểu biết của họ về lợi ích bảo vệ ruộng mía cho Công ty còn kém, tiếp thu kỹ thuật còn hạn chế. Công ty chịu rủi ro trong sản xuất như điều kiện thời tiết, hạn chế về việc vay vốn, lao động chưa có tay nghề. Đánh giá tiềm năng phát triển liên kết. Nghiên cứu cũng cung cấp những giải pháp cụ thể phát triển hợp lý hình thức liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn trong thời gian tới. Trong đó cần sự phối hợp từ nhiều phía, nhưng đặc biệt cần phát triển mối liên kết bốn nhà Nhà nước - Nhà khoahọc - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông. Và mở rộng, phát triển hình thức sản xuất mía nguyên liệu ở địa phương là giải pháp cốt lõi. v
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...................................................................................iii MỤC LỤC............................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG............................................................................................ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................x PHẦN I: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................1 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................3 1.4 . Đối tượng & phạm vi nghiên cứu..................................................................4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................5 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài ..................................................................................5 2.1.1. Khái niệm về Nông dân...............................................................................5 2.1.2 Vai trò của các tác nhân trong liên kết giữa Công ty và nông dân...............5 2.1.3. Các khái niệm về liên kết ..........................................................................6 2.1.4 Các mô hình liên kết..................................................................................16 2.1.5. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật sản xuất mía nguyên liệu ...............................19 2.1.6. Nội dung đánh giá hình thức liên kết giữa DN và nông dân.....................20 2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa hộ nông dân và DN....................21 2.2. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................22 2.2.1. Thực tiễn liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại một số nước ..........22 vi
- 2.2.2. Thực tiễn liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại Việt Nam...............25 2.3 Một số tài liệu nghiên cứu có liên quan ........................................................29 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................................30 3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .................................................................30 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................30 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ...........................................................................32 3.1.3 Đánh giá chung...........................................................................................39 3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................40 3.2.1 phương pháp thu thập số liệu .....................................................................40 3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. ....................................................41 3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích. .................................................................42 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................43 4.1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Vân Sơn......................43 4.2 Liên kết trong sản xuất mía giữa công ty CP NCN TMDV Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn. ..................................................................................................45 4.2.1 Giới thiệu Công ty......................................................................................45 4.2.2 Nội dung liên kết .......................................................................................47 4.2.3 Tình hình liên kết của Công ty CP NCN TMDV Vân Sơn với nông dân........50 4.2.4 Đánh giá liên kết giữa Công ty CP NCN TMDV Vân Sơn với nông dân..52 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết ...............................................................67 4.4. Đánh giá tiềm năng phát triển hình liên kết sản xuất mía nguyên liệu tại xã Vân Sơn...............................................................................................................70 4.4.1 Đánh giá hình thức liên kết hiện nay trên địa bàn xã .................................70 4.4.2 Đánh giá tiềm năng phát triển liên kết mía nguyên liệu.............................71 4.5 Giải pháp .......................................................................................................73 4.5.1 Định hướng.................................................................................................73 vii
- 4.5.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại Xã Vân Sơn..........................................................................73 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................76 5.1 Kết luận .........................................................................................................76 5.2 Khuyến nghị ..................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................79 PHỤC LỤC .......................................................................................................81 viii