Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng của mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác theo hướng an toàn trong nông hộ ở xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Phát triển cá rô phi đã được nuôi phổ biến ở rất nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt được đưa vào nuôi trồng phát triển nhất trong nông hộ thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và công nghệ Hải Dương) đã triển khai dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương thuộc chương trình ứng dựng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2015.
Cụ thể dự án đã đưa giống cá rô phi lai xa dòng Isarel vào nuôi ghép với các loài cá truyền thống theo hướng an toàn. Dự án được thử nghiệm tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và đem lại hiệu quả kinh tế cao đối với các hộ nuôi trồng. Ngoài ra dự án còn đem lại nguồn thực phẩm sạch đáp ứng được nhu cầu và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
File đính kèm:
khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_va_kha_nang_ap_dung_cua.doc
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng của mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác theo hướng an toàn trong nông hộ ở xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________ __________________ *** BÁO CÁO TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA MÔ HÌNH NUÔI GHÉP CÁ RÔ PHI LAI XA DÒNG ISAREL VỚI CÁC LOÀI CÁ TRUYỀN THỐNG KHÁC THEO HƯỚNG AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ Ở XÃ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : PSG.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền Tên sinh viên : Phạm Thị Hà Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế Lớp : K56 – KTA Niên khóa : 2011 – 2015 HÀ NỘI 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong công trình nào khác. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015 Tác giả khóa luận Sv. Phạm Thị Hà i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tiễn để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền, bộ môn phát triển nông thôn – người đã trực tiếp truyền đạt và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các phòng ban, cán bộ thôn xã và những hộ gia đình trên địa bàn xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp sô liệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015. Sinh viên Phạm Thị Hà ii
- TÓM TẮT KHÓA KHÓA LUẬN Phát triển cá rô phi đã được nuôi phổ biến ở rất nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt được đưa vào nuôi trồng phát triển nhất trong nông hộ thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và công nghệ Hải Dương) đã triển khai dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương thuộc chương trình ứng dựng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2015. Cụ thể dự án đã đưa giống cá rô phi lai xa dòng Isarel vào nuôi ghép với các loài cá truyền thống theo hướng an toàn. Dự án được thử nghiệm tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và đem lại hiệu quả kinh tế cao đối với các hộ nuôi trồng. Ngoài ra dự án còn đem lại nguồn thực phẩm sạch đáp ứng được nhu cầu và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Để tìm hiểu kỹ hơn về hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel và khả năng áp dụng của mô hình này đến các nông hộ, tôi xin nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng của mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác theo hướng an toàn trong nông hộ ở xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” với mục tiêu cơ bản trên cơ sở đánh giá mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác theo hướng an toàn, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đưa ra khả năng áp dụng mô hình đó tại địa bàn xã Hưng Đạo, Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. iii
- Để đạt được mục tiêu chung của đề tài tôi đưa ra các mục tiêu cụ thể như: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng của mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa. Đánh giá thực trạng áp dụng và hiệu quả của mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác theo hướng an toàn trên địa bàn xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng của mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác theo hướng an toàn địa bàn xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả khi thực hiện mô hình. Đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng đến là vấn đề kinh tế tùy thuộc trong áp dụng mô hình và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác theo hướng an toàn. Để nắm được cơ sở lý luận của để tài, trong nghiên cứu tôi đã đưa ra một số khái niệm liên quan bao gồm: Cá Rô Phi; Lai xa; Cá rô phi lai xa dòng Isarel theo hướng an toàn; Mô hình; An toàn thực phẩm; Sự cần thiết phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững; Điều kiện phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững; Một số đặc điểm của con cá rô phi Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như thu thập thông tin qua các tài liệu đã đăng trên sách báo, đề tài khoa học, ấn phẩm, internet, các báo cáo của địa phương kết hợp với thu thập số liệu trực tiếp qua điều tra bằng bộ phiếu câu hỏi chuẩn bị sẵn. Các số liệu thu thập được xử lý và tiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh Qua quá tình nghiên cứu thực tế tại địa phương tôi thu được một số kết quả cụ thể như sau: (1) Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng của mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa. (2) Độ tuổi trung bình của những người tham gia phỏng iv
- vấn là 45,22 tuổi, người cao tuổi nhất là 63 và người trẻ tuổi nhất là 28. Trung bình mỗi hộ có tới trên 6.875 năm kinh nghiêm nuôi cá, hộ có ít năm kinh nghiêm nhất là 2 năm và cao nhất là 12 năm. Theo tra phỏng vấn ta thấy 100% nông hộ đều trồng lúa. Diện tích đất trồng lúa của mỗi nông hộ dao động trong khoảng 3 sào đến 15 sào. Trong 2 năm 2014 và 2015, diện tích đất canh tác nông nghiệp hầu như không có sự thay đổi. Nghiên cứu cho thấy rằng chi phí trung bình của các hộ sau khi áp dụng mô hình thấp hơn so với trước khi chưa có mô hình 6,21%. (3) Doanh thu bình quân của các hộ sau khi áp dụng mô hình cao hơn so với trước khi chưa có mô hình 28,85%. Lợi nhuận bình quân đạt được sau khi áp dụng mô hình cao hơn trước khi áp dụng mô hình 77,98% như vậy có thể thấy rằng lợi nhuận thu được sau khi áp dụng mô hình cao hơn rất nhiều so với trước khi áp dụng mô hình. Các chỉ tiêu hiệu quả cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu của các hộ sau khi áp dụng mô hình cao hơn 89,77% so với trước khi áp dụng mô hình, cụ thể sau khi áp dụng mô hình chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí đạt 1,35 lần như vậy với 1 đồng chi phí bỏ ra người chăn nuôi sẽ thu lại được 1,35 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu doanh thu/chi phí của các hộ sau khi áp dụng mô hình cũng cao hơn 37,38% so với trước khi áp dụng mô hình. Như vậy có thể thấy được mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước khi chưa có mô hình. (4) Qua nghiên cứa cũng tìm ra được một số các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình như: Thời tiết , Địa hình và thủy văn, Nguồn vốn, Cơ sở vật chất, Dịch bệnh, Thị trường, Mức độ thích nghi của giống cá, Lao động, Thị trường tiêu thụ. Từ các yếu tố ảnh hưởng này đề tài đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình như: Giải pháp về vốn cho sản xuất, Về thị trường, Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. v
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii TÓM TẮT KHÓA KHÓA LUẬN...................................................................iii MỤC LỤC.........................................................................................................1 DANH MỤC BẢNG.........................................................................................5 DANH MỤC HÌNH CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................6 CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................7 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................8 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu............................................................8 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................9 1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................9 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................10 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................10 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................10 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................12 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................12 2.1.1Các khái niệm liên quan ..........................................................................12 2.1.2 Sự cần thiết và điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn.15 2.1.3 Một số đặc điểm của con cá rô phi.........................................................18 2.1.4 Hiệu quả kinh tế và phương pháp xác định............................................25 2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình ......................................27 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài ..........................................................................30 2.2.1 Tình hình nuôi ghép cá rô phi trên thế giới............................................30 2.2.2 Tình hình nuôi cá rô phi trong cả nước ..................................................33
- 2.2.3 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển thủy sản ở Việt Nam .................................................................................................37 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..40 3.1. Đặc điểm địa bàn......................................................................................40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................40 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .......................................................................41 3.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................43 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................43 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................45 3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................47 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................49 4.1 Thực trạng về việc áp dụng mô hình nuôi ghép cá rô phi dòng Isarel với các loại cá truyền thống khác ..................................................................49 4.1.1 Đặc điểm chung của hộ tham gia phỏng vấn .........................................49 4.1.2 Nguồn lực cho nuôi trồng thuỷ sản ở nông hộ .......................................56 4.1.3 Số lượng, quy mô, cơ cấu giống cá ........................................................59 4.1.4 Sử dụng đầu vào và chi phí sản xuất cá của các hộ điều tra ..................61 4.1.5 Quản lý dịch bệnh trong quá trình nuôi ghép.........................................68 4.1.6 Tiêu thụ cá.............................................................................................70 4.1.7 Kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình ...............................................71 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và việc áp dụng mô hình.....78 4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ...........................................78 4.2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng mô hình.................................82 4.3 Các định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng mô hình .............................................................................83 4.3.1 Các định hướng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng mô hình...........................................................................................83
- 4.3.2 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng áp dụng mô hình....................................................................................................83 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................88 5.1. Kết luận ....................................................................................................88 5.2.1 Kiến nghị................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................90 PHỤ LỤC.......................................................................................................92
- DANH MỤC BẢNG Bảng2.1.Phân biệt cá đực, cá cái qua các đặc điểm hình thái.........................23 Bảng 3.1: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................44 Bảng 4.1: Giới tính của người được phỏng vấn. ............................................49 Bảng 4.2 Trình độ văn hóa của người phỏng vấn ...........................................50 Bảng 4.3 Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn............................................51 Bảng 4.4 Nghề nghiệp chính của các hộ tham gia phỏng vấn ........................51 Bảng 4.5 Nghề nghiệp phụ của các hộ tham gia phỏng vấn ...........................52 Bảng 4.6 Nhân khẩu và lực lượng lao động ở 2 nhóm hộ phỏng vấn ..................53 Bảng 4.7 Kết quả sản xuất nông nghiệp trong các hộ được phỏng vấn ..........54 Bảng 4.8: Tình hình chăn nuôi của 2 nhóm hộ ...............................................55 Bảng 4.9 Độ sâu ao của các hộ có tham gia mô hình......................................58 Bảng 4.10 Đánh giá về mật độ cá của các hộ điều tra có tham gia mô hình...60 Bảng 4.11 Chi phi mua giống cá của các hộ điều tra ......................................63 Bảng4.12 Lượng thức ăn trung bình dùng cho cá ăn trước khi tham gia mô hình tính cho toàn bộ ao trong 1 ngày. ...............................................66 Bảng 4.13 Lượng thức ăn trung bình dùng cho cá ăn khi tham gia mô hình tính cho toàn bộ ao trong 1 ngày ........................................................67 Bảng 4.14 Thuế ao của các hộ điều tra ...........................................................68 Bảng 4.15 Tần suất xuất hiện bệnh dịch của cá trong 2 giai đoạn chưa áp....69 Bảng 4.16 Tổng chi phí bệnh dịch cho cá .......................................................70 Bảng4.17 Trung bình kích cỡ cá khi thu hoạch ..............................................72 Bảng4.18 Năng suất trung bình khi thu hoạch cá ...........................................72 Bảng 4.19 Giá bán bình quân các loại cá của các hộ điều tra .........................73 Bảng 4.20 Tổng chi phí nuôi cá của các hộ điều tra .......................................75 Bảng 4.21 Doanh thu nuôi cá của các hộ điều tra ...........................................76