Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc Lào tại xã Quảng Thọ, huyên Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đánh giá hiệu quả sản xuất và chế biến thuốc lào của các nông dân xa Quảng Thọ. Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả trong sản xuất và chế biến thuốc lào nói riêng. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào tại xã Quảng Thọ. Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào tại xã và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ nông dân xã Quảng Thọ trong các vụ tiếp theo.
Phương pháp được sử dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp phân tích, trong đó thống kê mô tả và so sánh là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Thống kê mô tả sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, tương đối, tăng giảm, bình quân để làm rõ mức độ, biến động sản xuất và chế biến thuốc lào. Bên cạnh đó, phân tích SWOT cũng được áp dụng để phân tích thuận lợi khó khăn tìm ra cơ hội cho phát triển cây thuốc lào tại xã Quảng Thọ.
File đính kèm:
khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_va_che_bien_thu.doc
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc Lào tại xã Quảng Thọ, huyên Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------------ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THUỐC LÀO TẠI XÃ QUẢNG THỌ, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên sinh viên : TRỊNH THỊ THỦY Lớp : K56 KTC Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ Niên khóa : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : THS. TRẦN THẾ CƯỜNG CN. BÙI VĂN QUANG HÀ NỘI, 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Trịnh Thị Thủy i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội, toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng đã truyền cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giuos đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới hai thầy – ThS. Trần Thế Cường & CN. Bùi Văn Quang – Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này. Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ UBND xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa và nhân dân trong xã trong thời gian qua tôi về thực tập nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Trịnh Thị Thủy ii
- TÓM TẮT Thanh Hóa là một trong những trung tâm thuốc lào của cả nước. Trong đó huyện Quảng Xương, xã Quảng Thọ là một trong những xã thuộc huyện Quảng Xương nổi tiếng với nghề trồng thuốc lào. Cả xã có gần 1000 hộ dân đều gắn bó với cây thuốc lào từ lâu đời, diện tích thuốc lào chiếm 12,98% diện tích đất nông nghiệp. So với trồng các cây hoa màu, cây lương thực khác thì việc trồng cây thuốc lào mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân. Loại cây trồng này không chỉ thúc đẩy cải thiện đời sống nhân dân nơi đây ngày càng đi lên mà còn là một nghề truyền thống mà cha ông để lại. Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, huyện Quảng Xương đã nổi tiếng với những vùng thuốc lào bạt ngàn xanh. Xã Quảng Thọ là nơi có điều kiện thích hợp cho sản xuất và chế biến thuốc lào và đang được chú trọng đầu tư, tuy nhiên tiềm năng và thế mạnh chưa được khai thác triệt để, người sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả chưa thực sự cao. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào tại xã Quảng Thọ, huyên Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đánh giá hiệu quả sản xuất và chế biến thuốc lào của các nông dân xa Quảng Thọ. Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả trong sản xuất và chế biến thuốc lào nói riêng. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào tại xã Quảng Thọ. Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào tại xã và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ nông dân xã Quảng Thọ trong các vụ tiếp theo. Phương pháp được sử dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp phân tích, trong đó thống kê mô tả và so sánh là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Thống kê mô tả sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, tương đối, tăng giảm, bình quân để làm rõ mức độ, biến động sản xuất và chế biến thuốc lào. Bên iii
- cạnh đó, phân tích SWOT cũng được áp dụng để phân tích thuận lợi khó khăn tìm ra cơ hội cho phát triển cây thuốc lào tại xã Quảng Thọ. Tại xã Quảng Thọ hình thức sản xuất và chế biến thuốc lào chủ yếu là sản xuất theo hộ gia đình. Đất canh tác của các hộ được giao lâu dài và ổn định. Thời gia gần đây, diện tích trồng thuốc lào không ngừng tăng lên, tốc độ bình quân tăng 0,5%. Năm 2012, DT trồng thuốc lào là 34ha, năm 2014 tăng lên 43ha. Do cây thuốc lào là cây trồng chủ đạo của xã vào vụ đông xuân nên sản xuất và chế biến thuốc lào của hộ nông dân được sự quan tâm rất nhiều của chính quyền địa phương như đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho hộ nông dân vay vốn sản xuất... Theo kết quả điều tra, năm 2014, diện tích trồng thuốc lào của 60 hộ là 201 sào, trong đó có 75,5 sào đất màu và 131,5 sào đất lúa, bình quân mỗi hộ có 3,35 sào thuốc lào. Mỗi hộ có ít nhất hai lần chế biến thuốc lào với mỗi lần từ 0,5 – 1 sào thuốc, 100% đánh giá chất lượng thuốc đều đảm bảo chất lượng và quy trình chế biến tốt. Sản lượng thuốc lào khô của các hộ điều tra được là 17,3 tấn thuốc khô với năng suất 85 kg/sào. Năm 2014, diện tích thuốc lào của cả xã đạt 43ha, sản lượng đạt 47,3 tấn thuốc khô, năng suất trung bình 11 tạ/ha. Giá bán thuốc từ 220.000 – 280.000 đ/kg, mỗi năm thuốc lào xã Quảng Thọ thu được từ 220 – 280 triệu đồng/ha. Trong các cách thức đầu tư thì chi phí lao động luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ nông dân (lao động làm cỏ, chăm sóc, phun thuốc, tưới tiêu, bón phân, chi phí lao động chiếm tới 46,3% trong tổng chi phí sản xuất và chế biến thuốc lào). Tiếp theo chi phí lao động là chi phí phân bón cũng chiếm tỷ lệ rất cao trông tổng chi phí là 33%. So với nhiều loại cây trồng khác, công lao động dùng cho trồng thuốc lào là rất cao, với 1 sào công lao động phải bỏ ra trên 24 công. Hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào đạt được khá cao. Bình quân mỗi sào các hộ thu về 24,7 triệu đồng giá trị sản xuất và 19,5 triệu đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Một đồng vốn bỏ ra có thể đem lại 9,4 đồng giá trị sản xuất, 8,4 đồng giá trị gia tăng, 7,7 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Mỗi công lao động tham iv
- gia sản xuất và chế biến thuốc lào có thể thu về 1000,9 nghìn đồng giá trị sản xuất, 819,1 nghìn đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Hiệu quả kinh tế khi trồng thuốc lào theo nhóm hộ nghèo, trung bình, khá thì hộ nghèo đạt hiệu quả cao hơn 2 nhóm hộ còn lại. Hộ nghèo khi trồng thuốc lào thu về 24,8 triệu đồng GO, 20,7 triệu đồng MI; nhóm hộ tiếp theo là nhóm hộ khá đạt 24,3 triệu đồng GO, 20,1 triệu đồng MI; nhóm hộ thấp nhất là trung bình với 20,7 triệu đồng GO, 19,1 triệu đồng MI. Về hiệu quả sử dụng vốn thì hộ nghèo vẫn đạt cao nhất, với 1 đồng vốn hộ nghèo thu về 10,6 đồng GO, 9,6 đồng VA, 8,9 đồng MI; hộ tiếp theo là hộ khá đạt được 10,1 đồngGO, 9,1 đồng VA, 8,4 đồng MI khi bỏ ra 1 đồng vốn; nhóm hộ trung bình là thấp nhất với 9,7 đồng GO, 8,6 đồng VA, 7,9 đồng MI khi bỏ ra một đồng vốn. Hiệu quả khi trồng thuốc lào cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Trồng thuốc lào thu lại được giá trị sản xuất cao gấp 6,8 lần so với trồng lúa, tương đương cao hơn 21,1 triệu đồng/sào; thu nhập hỗn hợp cũng cao hơn 6,7 lần, tương đương với 16,6 triệu đồng/sào. Về hiệu quả sử dụng vốn, một đồng vốn khi trồng thuốc lào có thể thu về 9,4 đồng giá trị sản xuất,8,4 đồng giá trị gia tăng và 7,7 đồng thu hập hỗn hợp. Trong khi nếu trồng lúa là 7,1; 6,1 ;5,8 đồng. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn của cây thuốc lào cũng cao hơn cây lúa. Về hiệu quả sử dụng lao động lại chênh lệch khá cao 655,6 nghìn đồng/công; trong khi đó nếu trồng thuốc lào 1 công lao động thu về 819,1 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, nếu trồng lúa thì chỉ đạt được 163,5 nghìn đồng/công. Qua đánh giá, đề tài đã đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào: thời tiết, trình độ học vấn của chủ hộ, sâu bệnh hại và quá trình bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật thâm canh. Dựa vào việc phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ nông dân trong xã, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế như: nâng cao trình độ học vấn cho chủ hộ, nâng cao vai trò của cán bộ khuyến nông, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm..... v
- MỤC LỤC Lời cam đoan..........................................................................................................i Lời cảm ơn ............................................................................................................ii Tóm tắt .................................................................................................................iii Mục lục.................................................................................................................vi Danh mục bảng.....................................................................................................ix Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu ..................................................................xi PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung..........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................4 2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................4 2.1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế ...........................................................4 2.1.2 Một số khái niệm có liên quan ..................................................................9 2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây thuốc lào ........................................11 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và chế biến thuốc lào .......21 2.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................23 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào trên thế giới.............................23 2.2.2 Tình hình sản xuất và chế biến thuốc lào ở nước ta hiện nay .................24 2.2.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của cây thuốc lào ......................27 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........30 vi
- 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................30 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................30 3.1.2 Đặc điểm đất đai, dân số và lao động......................................................33 3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội...........................................................................39 3.1.4 Thuận lợi và khó khăn.............................................................................45 3.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................46 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................46 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................48 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................49 3.3.1 Chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất và chế biến của hộ..........................50 3.3.2 Chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất và chế biến.....................50 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................52 4.1 Thực trạng sản xuất cây thuốc lào tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa...........................................................................52 4.1.1 Tình hình sản xuất và chế biến thuốc lào tại xã Quảng Thọ từ năm 2012-2014 ...............................................................................................52 4.1.2 Thực trạng sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều tra năm 2014.................................................................................................56 4.1.3 Những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất và chế biến thuốc lào tại địa phương..........................................................................................59 4.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều tra.....................................................................................................60 4.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra trong xã ........................................60 4.2.2 Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra....................................................64 4.2.3 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều tra................................................................................................65 4.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và chế biến thuốc lào.............68 4.2.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ ..........................................70 4.2.6 So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất thuốc lào với cây trồng khác.....71 vii
- 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất và chế biến thuốc lào...............................................................................74 4.3.1 Giống cây ................................................................................................74 4.3.2 Quy mô diện tích.....................................................................................74 4.3.3 Yếu tố về trình độ học vấn và kinh nghiệm trồng thuốc lào ...................76 4.3.4 Kỹ thuật thâm canh .................................................................................81 4.3.5 Thời tiết khí hậu ......................................................................................82 4.3.6 Yếu tố về sâu bệnh ..................................................................................82 4.3.7 Yếu tố về phân bón..................................................................................82 4.3.8 Yếu tố về thuốc BVTV............................................................................90 4.3.9 Yếu tố bảo quản sau chế biến..................................................................92 4.3.10 Yếu tố chất lượng....................................................................................92 4.3.11 Yếu tố thị trường .....................................................................................94 4.4 Một số giải pháp nâng cao HQKT sản xuất và chế biến thuốc lào tạixã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương , tỉnh Thanh Hóa ......................95 4.4.1 Căn cứ của giải pháp ...............................................................................95 4.4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào cho nông hộ xã Quảng Thọ ...................................................100 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................104 5.1 Kết luận .................................................................................................104 5.2 Kiến nghị...............................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................108 viii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Diện tích thuốc lào tại Việt Nam (ha).............................................25 Bảng 2.2 Sản lượng thuốc lào tai Việt nam (tấn)...........................................26 Bảng 3.1 Tổng hợp diện tích các loại đất xã Quảng Thọ...............................34 Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Quảng Thọ 3 năm 2012 – 2014 .....36 Bảng 3.3 Tình hình dân số, lao động trên địa bàn xã Quảng Thọ..................38 Bảng 3.4 Cơ cấu kinh tế của xã trong 3 năm qua...........................................40 Bảng 3.5 Hiện trạng hệ thống giao thông xã Quảng Thọ..............................42 Bảng 3.6 Nhu cầu kiên cố hóa kênh mương đến năm 2020 xã Quảng Thọ .......43 Bảng 3.7 Cơ cấu các nhóm hộ điều tra phân chia theo quy mô .....................47 Bảng 4.1 Tình hình phân bổ đất trồng cây thuốc tại xã Quảng Thọ trong 3 năm 2012 - 2014 ..........................................................................53 Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lào của xã Quảng Thọ trong 3 năm qua 2012 - 2014..........................................................54 Bảng 4.3 Tình hình tiêu thụ thuốc lào của xã Quảng Thọ qua 3 năm 2012 – 2014 ....................................................................................55 Bảng 4.4 Thực trạng sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ trong xã......56 Bảng 4.5 Tình hình cơ bản về nguồn lực con người ở các hộ điều tra...........61 Bảng 4.6 Chi phí sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều tra trên một sào............................................................................................66 Bảng 4.7 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra .............................69 Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào phân theo loại hộ của các hộ điều tra..............................................70 Bảng 4.9 So sánh hiệu quả cây thuốc lào với cây trồng cùng thời vụ khác năm 2014................................................................................72 Bảng 4.10 Kết quả sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều tra theo quy mô diện tích .............................................................................75 ix