Đề tài: Phân tích những thành công và hạn chế của gói cho vay (tín dụng) tiêu dùng đối với đối tượng người có thu nhập thấp của Việt Nam
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Xuất hiện sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, làm cho xã hội có sự phân hóa: giàu, nghèo, người nắm quyền lực, người không có gì....Khi người nghèo gặp phải những khó khăn không thể tránh thì buộc họ phải đi vay, mà những người giàu thì câu kết với nhau để ấn định lãi suất cao, chính vì thế, tín dụng nặng lãi ra đời.
Ngày nay tín dụng là một hình thức phổ biến trong nhịp sống xã hội hiện đại , các gói tín dụng ra đời góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp , cá nhân , đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp. Ở Việt Nam, gói tín dụng cho vay dành cho người lao động có thu nhập thấp ngày càng mở rộng , bên cạnh những thành công thì cũng có không ít những hạn chế cần được khắc phục .
Bài thảo luận của nhóm sẽ đi sâu vào phân tích những thành công và hạn chế của gói cho vay tín dụng dành cho người lao động có thu nhập thấp ở Việt Nam với những nội dung gồm 4 phần chính :
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY (TÍN DỤNG) TIÊU DÙNG.
Chương II: THỰC TRẠNG CHO VAY (TÍN DỤNG) TIÊU DÙNG VỚI ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP Ở VN.
Chương III: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA GÓI CHO VAY (TÍN DỤNG) VỚI ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VN.
File đính kèm:
de_tai_phan_tich_nhung_thanh_cong_va_han_che_cua_goi_cho_vay.docx
Nội dung text: Đề tài: Phân tích những thành công và hạn chế của gói cho vay (tín dụng) tiêu dùng đối với đối tượng người có thu nhập thấp của Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BỘ MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1 Đề tài: Phân tích những thành công và hạn chế của gói cho vay (tín dụng) tiêu dùng đối với đối tượng người có thu nhập thấp của Việt Nam.
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 NỘI DUNG ..............................................................................................................2 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TÍN DỤNG I: Cho vay tiêu dùng là gì? ..................................................................................2 II: Một số đặc điểm của gói cho vay tiêu dùng ....................................................2 III:Vai trò của cho vay tiêu dùng..........................................................................3 Chương II: THỰC TRẠNG CHO VAY TÍN DỤNG VỚI ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VN I: Gói cho vay 30000 tỷ đồng...............................................................................5 II:Một số gói cho vay tiêu dùng khác...................................................................6 Chương III: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP I: Thành công của gói cho vay tín dụng đối với người có thu nhập thấp ở VN...8 II:Hạn chế của gói cho vay tín dụng đối với người có thu nhập thấp ở VN. .......9 KẾT LUẬN ............................................................................................................13
- LỜI MỞ ĐẦU Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Xuất hiện sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, làm cho xã hội có sự phân hóa: giàu, nghèo, người nắm quyền lực, người không có gì....Khi người nghèo gặp phải những khó khăn không thể tránh thì buộc họ phải đi vay, mà những người giàu thì câu kết với nhau để ấn định lãi suất cao, chính vì thế, tín dụng nặng lãi ra đời. Ngày nay tín dụng là một hình thức phổ biến trong nhịp sống xã hội hiện đại , các gói tín dụng ra đời góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp , cá nhân , đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp. Ở Việt Nam, gói tín dụng cho vay dành cho người lao động có thu nhập thấp ngày càng mở rộng , bên cạnh những thành công thì cũng có không ít những hạn chế cần được khắc phục . Bài thảo luận của nhóm sẽ đi sâu vào phân tích những thành công và hạn chế của gói cho vay tín dụng dành cho người lao động có thu nhập thấp ở Việt Nam với những nội dung gồm 4 phần chính : Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY (TÍN DỤNG) TIÊU DÙNG. Chương II: THỰC TRẠNG CHO VAY (TÍN DỤNG) TIÊU DÙNG VỚI ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP Ở VN. Chương III: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA GÓI CHO VAY (TÍN DỤNG) VỚI ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VN. 1
- NỘI DUNG Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY (TÍN DỤNG) TIÊU DÙNG 1. Cho vay tiêu dùng là gì? + Cho vay (còn gọi là tín dụng) là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,... + Cho vay tiêu dùng các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm các cá nhân và hộ gia đình; thể hiện quan hệ tín dụng giữa dân cư với doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính 2. Một số đặc điểm của gói cho vay tiêu dùng + Đối tượng vay: Là người/hộ gia đình có thu nhập thấp, có nhu cầu tiêu dùng trong thời điểm hiện tại nhưng chưa đủ khả năng thanh toán. +Đối tượng cho vay: ngân hàng thương mại, công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp + Mục đích cho vay: Để người vay trang trải các nhu cầu về nhà ở, đồ đạc gia đình, phương tiện đi lại, ngoài ra có nhu cầu về y tế, giáo dục, du lịch, => đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân, không phải mục đích kinh doanh. + Công cụ lưu thông của tín dụng tiêu dùng: • Ngân hàng cấp tín dụng tiêu dùng bằng tiền; • Doanh nghiệp cho vay dưới hình thức bán chịu, trả góp; • Công ty cho thuê tài chính cho vay dưới dạng cho thuê tài sản 2
- + Thời hạn vay: Thường rất ngắn hay trung hạn vì món vay có giá trị nhỏ và độ rủi ro cao, nhưng đối với cho vay bất động sản lại thường khá dài do người vay cần thời gian dài hơn tích lũy thu nhập để giả cho Ngân hàng. + Quy mô vay: khoản vay tiêu dùng là tương đối nhỏ so với khoản cho vay kinh doanh, nhưng khoản vay bất động sản có thể lớn hơn. +Số lượng các khoản vay: là rất lớn do đối tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội với nhu cầu tiêu dùng đa dạng. + Nguồn trả nợ: thường là thu nhập của người đi vay, do đó Ngân hàng phải xem xét mức thu nhập thường xuyên của khách hàng để quyết định có cho vay hay không + Phân loại tín dụng tiêu dùng: Căn cứ vào mục đích vay chia thành: • cho vay tiêu dùng cư trú • cho vay tiêu dùng phi cư trú. Căn cứ vào hình thức hoàn trả chia thành: • cho vay tiêu dùng trả góp • cho vay tiêu dùng phi trả góp • cho vay tuần hoàn. Căn cứ vào nguồn nợ chia thành: • cho vay tiêu dùng gián tiếp • cho vay tiêu dùng trực tiếp. + Lãi suất: Tùy theo từng gói cho vay, từng Ngân hàng và Công ty Tài chính, nhưng vẫn phải tuân theo quy định của Nhà nước. 3. Vai trò của cho vay tiêu dùng: + Đối với dân cư: Đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi cho đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ôtô và các đồ dùng gia đình khác. Tín dụng tiêu dùng giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm 3
- việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái. Ngoài ra, cho vay tiêu dùng rất cấp bách với những nhu cầu về y tế. + Đối với doanh nghiệp: Tín dụng tiêu dùng làm người dân tiêu dùng nhiều hơn, nhờ đó quay vòng vốn nhanh hơn, quy mô sản xuất mở rộng, lợi nhuận cũng tăng lên. Toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế. + Đối với ngân hàng: Cho vay tiêu dùng được xem là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận rất lớn cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng mở rộng được quan hệ với khách hàng và tăng khả năng huy động các loại tiền gửi . + Đối với nền kinh tế: Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt trong việc kích cầu, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm trong xã hội. Chính vì những lợi ích như vậy, các Ngân hàng thương mại cho vay tiêu dùng, vừa tạo nên sự hòa hợp giữa cung và cầu, vừa giải quyết tốt được nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế hiện thời. 4
- Chương II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG VỚI ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VN. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu, nhất là trong điều kiện khách quan của nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Đó là chiến lược, mục tiêu, đồng thời là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, nhưng một bộ phận người dân vẫn không có đủ thu nhập để trang trải cho các nhu cầu của cuộc sống dẫn đến sự xuất hiện của các gói cho vay tín dụng, đặc biệt là các gói cho vay tiêu dùng với đối tượng người có thu nhập thấp. I: Gói cho vay 30000 tỷ đồng. 30000 tỷ là gói tín dụng ưu đãi mà Chính Phủ đã thông qua tạo điều kiện hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp, được vay vốn mua nhà ở xã hội. Lãi suất của gói 30000 tỷ thấp hơn lãi suất gói cho vay thương mại của các ngân hàng rất nhiều. Bên cạnh đó, giá trị khoản vay của gói 30000 tỷ lên tới 1,05 tỷ và thời hạn cho vay gói 30000 tỷ lên tới 15 năm. a. Đối tượng cho vay gói 30000 tỷ Theo quy định của Bộ Xây dựng thì đối tượng được vay gói 30000 tỷ bao gồm: • Cán bộ,công chức,viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp,viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang nhân dân. • Đối tượng thu nhập thấp: Đó là những người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định, người lao động tự do, kinh doanh cá thể. • Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang gặp khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức. 5
- b. Điều kiện vay Theo quy định, để được vay vốn thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội; vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ phải hơn 70m 2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, hoặc tổng giá trị ghi trên hợp đồng đã bao gồm thuế VAT (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng. Ngoài ra thì chủ đầu tư dự án phải được ngân hàng thẩm định kĩ về năng lực tài chính, xây dựng trước khi quyết định ký kết hợp đồng tín dụng liên kết. c.Lãi suất Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì lãi suất cho vay gói ưu đãi 30000 tỷ là 5%/năm và sẽ không vượt quá 6%/năm tính cho các năm tiếp theo (tính tới 01/06/2023) và lãi suất sẽ giảm trong trường hợp lãi suất thị trường giảm. d.Mức vay tối đa: Mức vay tối đa là 80%( đối với các đối tượng làm trong cơ quan nhà nước), và 70% (đối với các đối tượng không làm trong cơ quan nhà nước) trên tổng giá trị căn hộ đã bao gồm VAT (chưa tính phí bảo trì 2%) e. Ngân hàng cho vay Ở Việt Nam có 19 Ngân hàng hỗ trợ vay vốn ngân hàng gói 30000 tỷ. II. Một số gói cho vay tiêu dùng khác. *Gói cho vay mua nhà ở xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ 15/8/2016, nhiều người đã được vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở với lãi suất cho vay của chương trình là 4,8%/năm, thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm, tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp người vay vốn có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì thỏa thuận với ngân hàng chính sách xã hội, nơi cho vay về thời hạn cho vay thấp hơn. Ngân hàng chính sách xã hội đã ban hành văn bản số 2526/NHCS – TDSV hướng dẫn nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Văn bản quy định trường hợp mua, thuê nhà ở xã hội mức vốn cho vay tối đa bằng 80 % giá trị hợp đồng mua,thuê nhà ở xã hội. Trường hợp xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa nhà để ở với mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc 6
- phương án tính toán giá thành và không vượt qua 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. *Gói tín dụng “Tổ ấm Bình An 2016” Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Gói tín dụng “Tổ ấm Bình An 2016” với quy mô 10.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân có nhu cầu mua nhà ở/đất ở, sửa chữa, cải tạo nhà ở hiện có, mua sắm đồ gia dụng Khách hàng có thể được ưu đãi lãi suất vay theo các gói vay linh hoạt: từ 7% một năm áp dụng trong 6 tháng đầu tiên kể từ thời điểm giải ngân lần đầu; từ 7,5% một năm áp dụng trong 12 tháng đầu tiên kể từ thời điểm giải ngân lần đầu. Ngoài ra, ưu đãi cũng chỉ từ 9,2% một năm áp dụng trong 24 tháng đầu tiên kể từ thời điểm giải ngân lần đầu. Lãi suất thực tế áp dụng theo từng chi nhánh BIDV. Khách hàng có thể lựa chọn các gói vay khác nhau, phù hợp với nhu cầu, điều kiện và kế hoạch tài chính của mình. . Để đáp ứng nhu cầu vay nhu cầu nhà ở dịp cuối năm 2016, ngân hàng đã mở rộng quy mô gói ưu đãi từ 10.000 tỷ lên 15.000 tỷ đồng có thời hạn đến hết 31/12/2016. 7
- Chương III: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP I. Thành công của gói cho vay tiêu dụng đối với người có thu nhập thấp ở VN. Gói cho vay tín dụng đối với người lao động có thu nhập thấp ở Việt Nam giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm và nuôi dưỡng con cái. Nó giúp cho người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá trước khi họ có thể chi trả như mua xe, nhà, các vật dụng gia đình cao cấp mà trong tương lai họ có khả năng chi trả. Người tiêu dùng có thể hưởng lợi ích trực tiếp của dịch vụ ngân hàng này. Họ được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn, nó rất cần thiết cho những trường hợp chi tiêu có tính cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế. Trong tất cả các hình thức cho vay tín dụng thì loại hình cho vay mua nhà có xu hướng cao nhất, nhu cầu qua các năm cũng tăng dần. Đặc biệt, khi xuất hiện gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu được tung ra từ 1/6/2013 theo tinh thần của Nghị quyết 02 nhằm tháo gỡ khó khăn cho hàng tồn kho, nợ xấu, trong đó có ngành xây dựng bất động sản. Gói hỗ trợ này dành cho người mua nhà có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội. Trong đó, dành tối đa 30% để cho vay đối với doanh nghiệp, 70% cho người mua nhà vay. Tại thời điểm 31/5/2015, số vốn cho vay đã cam kết tăng 200,4% ( 14.161 tỷ đồng so với 7.232 tỷ), số hộ gia đình cá nhân được cho vay vốn tăng 249,7% (18.062 cá nhân so với 7.232 cá nhân ) so với thời điểm 31/8/2014. Nếu so với thời điểm 31/12/2014 thì mức tăng tương đương lần lượt là 149,5% và 155%. Trong đó số tiền cam kết với hộ gia đình, cá nhân đạt 8.817 tỷ đồng (với 18.062 trường hợp đã được cam kết cho vay). Tổng tiền đã giải ngân là 7.621 tỷ đồng (đạt 25,4%). Thực tế đã có 17.624 hộ gia đình, cá nhân được giải ngân vốn vay với số tiền 5.520 tỷ đồng; 33 dự án đã được giải ngân với số tiền 2.101 tỷ đồng. Đáng chú ý, tốc độ cam kết cho vay đã tăng rất mạnh trong những năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015, nhất là từ sau khi có nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 8