Báo cáo Phân tích thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Điện lực Cao Bằng được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 xí nghiệp là xí nghiệp điện và xí nghiệp xây lắp điện. Từ năm 1968 đến năm 1979 Công ty điện lực Cao Bằng – thuộc CTy Công nghiệp Cao Bằng. Trong giai đoạn này, điện chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cơ quan và nhân dân khu vực Thị xã, một số khu vực thị trấn xung quanh huyện lỵ các huyện: Hòa An. Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Uyên và một số trạm bơm nước nông nghiệp Hòa An.

Tháng 6 năm 2010 Điện lực Cao Bằng đổi tên thành Công ty Điện lực Cao Bằng – trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc – Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Thực hiện nghị quyết 22 của Đảng về phát triển kinh tế văn hoá cho miền núi, công trình đường dây 110 kV Thái Nguyên – Cao Bằng và trạm biến áp 16000 kVA, 110/35/10 kV được khởi công xây dựng và đóng điện quốc gia về trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương phát triển. Năm 1991 với việc lưới điện quốc gia đến trung tâm tỉnh Cao Bằng thì đến năm 1998 hầu hết các trung tâm huyện trong tỉnh đã sử dụng điện lưới quốc gia

doc 73 trang Thái Toàn 04/04/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Phân tích thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_phan_tich_thuc_trang_ton_that_dien_nang_tai_cong_ty.doc

Nội dung text: Báo cáo Phân tích thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng

  1. BÁO CÁO THỰC TỐT NGHIỆP GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC CAO BẰNG 1.1.GIỚI THIỆU CHUNG Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY ĐIỆN LỰC CAO BẰNG Tên tiếng Việt viết tắt: PCCB Địa chỉ : Đường Pác Bó Phường Sông Bằng Thành Phố Cao Bằng Điện thoại : 026 2210309 Fax : 026 3853158 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Điện lực Cao Bằng được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 xí nghiệp là xí nghiệp điện và xí nghiệp xây lắp điện. Từ năm 1968 đến năm 1979 Công ty điện lực Cao Bằng – thuộc CTy Công nghiệp Cao Bằng. Trong giai đoạn này, điện chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cơ quan và nhân dân khu vực Thị xã, một số khu vực thị trấn xung quanh huyện lỵ các huyện: Hòa An. Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Uyên và một số trạm bơm nước nông nghiệp Hòa An. Tháng 6 năm 2010 Điện lực Cao Bằng đổi tên thành Công ty Điện lực Cao Bằng – trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc – Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Thực hiện nghị quyết 22 của Đảng về phát triển kinh tế văn hoá cho miền núi, công trình đường dây 110 kV Thái Nguyên – Cao Bằng và trạm biến áp 16000 kVA, 110/35/10 kV được khởi công xây dựng và đóng điện quốc gia về trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương phát triển. Năm 1991 với việc lưới điện quốc gia đến trung tâm tỉnh Cao Bằng thì đến năm 1998 hầu hết các trung tâm huyện trong tỉnh đã sử dụng điện lưới quốc gia Ngày 06 tháng 11 năm 2011, tại Trạm 220 kV Cao Bằng, Công ty Truyền tải điện 1 và Ban quản lý các Công trình điện miền Bắc cùng nhà thầu ENTEC và các nhà thầu thi công xây lắp khác đã đóng điện xung kích thành công đường dây 220kV Nho Quế - Cao Bằng và Trạm biến áp 220kV Cao Bằng. Đây là 2 công trình quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng nói riêng và các tỉnh khu vực phía bắc nói chung. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày một tăng của xã hội, Công ty Điện lực Cao Bằng đang khẩn trương bước vào nhiệm vụ to lớn về phát triển nguồn điện, lưới điện, xây dựng, cải tạo hệ thống các trạm biến áp và đường dây điện. Có chính sách và biện pháp tích cực, hữu hiệu để sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm. Phát triển và nâng cấp mạng lưới, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và ổn định. Công ty Điện lực Cao Bằng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước đã ngày càng hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL Page 1
  2. Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng hoạt động kinh doanh để góp phần đưa Công ty Điện lực Cao Bằng phát triển, không ngừng tăng trưởng điện năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên từ đó góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân của tỉnh Cao Bằng nói riêng và của đất nước nói chung. Trải qua quá trình hình thành và phát triển Công ty Điện lực Cao Bằng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba và nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của các Bộ ngành trung ương và của tỉnh. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty Công ty Điện lực Cao Bằng là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc – Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Cao Bằng có chức năng, nhiệm vụ là đảm bảo cung cấp điện kịp thời, ổn định và tuyệt đối an toàn cho sự nghiệp phát triển xã hội của Tỉnh, cùng với chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh xây dựng chiến lược quy hoạch và phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đồng thời có nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu Kinh tế - kỹ thuật và nhiệm vụ chính trị của Tổng Công ty điện lực miền Bắc cũng như UBND tỉnh Cao Bằng giao. ❖ Công ty Điện lực Cao Bằng có chức năng kinh doanh chủ yếu: - Sản xuất, kinh doanh điện năng - Quản lý vận hành lưới điện đến cấp điện áp 35kV - Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới lưới điện đến cấp điện áp 35kV - Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện - Tư vấn thiết kế xây dựng lưới điện đến cấp điện áp 35kV - Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp điện đến cấp điện áp 110kV - Gia công chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho lưới điện - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống ❖ Nhiệm vụ chính của Công ty Điện lực Cao Bằng: Là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Cao Bằng có nhiệm vụ chính là kinh doanh bán điện cho các hộ tiêu dùng, cơ sở sản xuất, đồng thời có hoạt động truyền tải và phân phối điện năng. Nhiệm vụ cụ thể như sau: - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực của Công ty Điện lực Cao Bằng và chỉ tiêu giao của Tổng Công ty; đồng SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL Page 2
  3. BÁO CÁO THỰC TỐT NGHIỆP GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN thời chỉ đạo các Điện lực trực thuộc xây dựng, thực hiện kế hoạch quý, năm nhằm thực hiện có hiệu quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty Điện lực Cao Bằng. - Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng Công ty, đồng thời đề xuất, tham gia quy hoạch các dự án đầu tư phát triển thuộc phạm vi quản lý - Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn được giao, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân sách Nhà nước - Thực hiện bán điện theo biểu giá do Nhà nước quy định - Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng, phấn đấu giảm chi phí trong truyền tải và phân phối điện - Tổ chức tốt công tác phát triển điện nông thôn, miền núi. 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đội ngũ CBVC lao động trong công ty đều làm việc đúng chuyên ngành, đạo đức phẩm chất tốt, không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề. Nên đã kịp thời tiếp thu và ứng dụng được tiến bộ khoa học – công nghệ vào công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện. lao động có trình độ chuyên môn cao ngày 1 tăng, do CNVCLĐ tự học để nâng cao trình độ hàng năm công ty xét cho đi đào tạo các lớp Đại học tại chức và thạc sỹ. đến nay tổng CBCNV gổm 685 người và trình độ chuyên môn như sau : - Trên Đại học 4 người chiếm khoảng 0,58% - Đại học 205 người chiếm 29,9 % - Cao đẳng 14 người chiếm 2,04% - Trung cấp 116 người chiếm 16,9% - Công nhân 346 người chiếm 50,58% , trong đó Công nhân bậc 5 trở lên là 207 người. Tổng hợp CBCNV trong công ty, ta có sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của cty SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL Page 3
  4. Khối các Điện Lực C H Ố N Đ A Phòng kiểm tra giám M O Á D sát và MBĐ I H G N I Ó K H Phòng kinh doanh P điện năng n ệ i N C Văn Phòng đ Ả Ố ơ S Đ C H T x M C Ấ P Á Ạ I U O X G Phòng viễn thông H Ó công nghệ thông tin Ế H P K Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổ chức Lao động Phòng thanh tra bảo C vệ và pháp chế Ố Đ M Á I Ỹ Phòng điều độ G K C Ố T Đ Phòng kỹ thuật Ậ m n U M ệ ệ i i H Á n h đ I T g Phòng thanh tra ủ y c G n ủ i í h ố Ó An toàn h u T tổ chức tại Công Lực Cao Bằng. Hình 1. 1 Sơ đồ cơ cấu ty Điện H T S P X X P P Y u N Â o ế i ạ Ả X h đ B c C ỉ i Ơ h Ố ố Phòng Quản lý c C Đ đ ệ ệ À Xây dựng h M h V n Á n I a G a u G N u Q Ó Ự Q D H P SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL 4 Page lực Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện Cao Bằng
  5. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ❖ Ban giám đốc: Gồm 5 người: - Giám đốc: Có trách nhiệm tổ chức các hoạt động theo sự phân cấp, uỷ quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý toàn bộ con người, phương tiện máy móc, tài sản cơ sở vật chất kỹ thuật của, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc, điều hành mọi hoạt động kỹ thuật của Công ty, đảm bảo cấp điện an toàn và liên tục. Thay mặt hoặc được uỷ quyền giải quyết các công việc nội chính khi giám đốc vắng mặt - Phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản: Là người giúp việc cho giám đốc, quản lý điều hành công tác, các dự án xây dựng cơ bản của Công ty Điện lực Cao Bằng. - Phó giám đốc Kinh doanh: Là người giúp việc cho Giám đốc, quản lý điều hành công tác kinh doanh điện năng, công tác quản lý, mua sắm tài sản và điều hành kế hoạch chi phí giá thành, lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện toàn Công ty. - Phó giám đốc Kế hoạch sản xuất : là người giúp việc cho giám đốc, điều hành công tác xây dựng kế hoạch và mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, giám sát công tác nhận thầu, khảo sát thiết kế, thí ngiệm, ❖ Các phòng : Gồm 11 phòng thuộc khối phòng nghiệp vụ: - Văn phòng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý trong các lĩnh vực công tác hành chính, văn thư lưu trữ, tổng hợp, theo dõi tình hoạt động công tác và phục vụ các điều kiện làm việc của các phòng ban đơn vị, quản lý hoạt động của Nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống của Công ty Điện lực Cao Bằng. - Phòng Kế hoạch Vật tư: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực Cao Bằng về các công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, cung ứng và quản lý vật tư, báo cáo thống kê. - Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực Cao Bằng quản lý trong các lĩnh vực công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ và nhân lực, tổ chức lao động và tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng, kỷ luật. SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL Page 5
  6. Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng - Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực Cao Bằng quản lý công tác kinh tế tài chính và công tác hạch toán kế toán của toàn Cty. - Phòng Kinh doanh điện năng : Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực Cao Bằng quản lý công tác kinh doanh điện năng và công tác điện nông thôn trong Công ty. - Phòng Kỹ thuật: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác kĩ thuật trong toàn Công ty Điện lực Cao Bằng. - Phòng Thanh tra an toàn: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động toàn Công ty Điện lực Cao Bằng. - Phòng Điều độ: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực Cao Bằng về công tác vận hành lưới điện 110/35/10KV khu vực do Công ty quản lý; trực tiếp chỉ huy vận hành lưới điện tỉnh Cao Bằng theo kế hoạch chung của toàn hệ thống điện quốc gia và kế hoạch riêng của Công ty Điện lực Cao Bằng. Nhằm đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng đảm bảo và kinh tế. - Phòng Quản lý xây dựng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực Cao Bằng thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình và quản lý công tác xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng. - Phòng Công nghệ thông tin: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực Cao Bằng công tác quản lý mạng và công nghệ thông tin. - Phòng Thanh tra bảo vệ và pháp chế: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực Cao Bằng trong các lĩnh vực sau: tổ chức công tác thanh tra, bảo vệ pháp chế trong nội bộ Công ty Điện lực Cao Bằng. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của điện lực trong các vụ tranh chấp theo qui định của pháp luật Nhà nước. Tư vấn về luật khi có yêu cầu. ❖ Phân xưởng: Bao gồm 3 phân xưởng: - Phân xưởng Thuỷ điện Suối củn: Thực hiện kế hoạch sản xuất điện được giao, lập phương án sửa chữa tài sản thiết bị được giao, quản lý kỹ thuật tài sản, thiết bị được giao quản lý vận hành, hướng dẫn quy trình khi đưa thiết bị mới nhận vào vận hành và thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy. - Phân xưởng Thí nghiệm: Tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ của Điện lực giao theo các lệnh sản xuất. - Phân xưởng Cơ điện: Tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ của Điện lực giao theo các lệnh sản xuất. SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL Page 6
  7. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN ❖ Khối các Điện lực: Bao gồm 13 Điện lực đặt tại Thành Phố và các huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.Các điện lực có chức năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng và các hoạt động dịch vụ điện lực khác trên địa bàn một huyện, thị xã (hoặc liên huyện); trực tiếp bán điện cho mọi đối tượng khách hàng. TÓM TẮT CHƯƠNG I : Chương I cho ta cái nhìn tổng quan nhất về Công ty Điện lực Cao Bằng – trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc – Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Trong tiến trình hình thành và phát triển Công ty luôn thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn từng bước phát triễn không ngừng để kịp thời đáp ứng nhu cầu về năng lượng của địa phương. Cùng với sự đi lên của cả nước, Điện lực Cao Bằng cũng bước lên bằng nhiều hoạt động cải cách tổ chức, nâng cao trinh độ của CBCNV, phân công bố trí các ban, ngành hoạt động đúng chuyên môn và hiệu quả. SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL Page 7
  8. Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC CAO BẰNG 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG 2.1.1. Khái niệm Điện năng sau khi được sản xuất ra tại các nhà máy điện, được đưa tới các hộ dùng điện thông qua một hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp.Trong quá trình đó, có một lượng điện năng nhất định bị tiêu hao và thất thoát, hiện tượng đó gọi là tổn thất điện năng. Tổn thất điện năng ( TTĐN) trên lưới điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà máy phát điện qua lưới truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ. TTĐN còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện. Trong hệ thống điện, TTĐN phụ thuộc vào đặc tính của mạch điện, lượng điện năng truyền tải, khả năng của hệ thống và vai trò của công tác quản lý. Như vậy chúng ta có thể định nghĩa tổn thất điện năng là sự tiêu hao và sự thất thoát điện năng trong quá trình đưa điện năng từ nơi sản xuất đến các hộ tiêu thụ. 2.1.2. Phân loại tổn thất điện năng. Tuỳ theo phương pháp và mục đích phân loại mà tổn thất điện năng được phân loại ra theo nhiều cách khác nhau 2.1.2.1. Phân loại theo quá trình sản xuất tiêu thụ Tổn thất điện năng được chia làm ba loại như hình minh họa sau: Tổn thất điện năng Tổn thất điện năng Tổn thất điện năng Tổn thất điện năng trong quá trình sản trong quá trình truyền trong quá trình tiêu xuất tải và phân phối thụ Hình 2.1: Phân loại tổn thất điện năng theo quá trình sản xuất tiêu thụ • Tổn thất trong quá trình sản xuất : là lượng điện năng tiêu hao ngay tại nhà máy điện, nó được xác định bởi lượng chệnh lệch điện năng phát ra tại đầu cực của máy phát điện với điện năng đưa lên lưới truyền tải và điện năng phục vụ cho quá SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL Page 8
  9. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN trình sản xuất điện. Lượng điện năng tổn thất này phát sinh là do quá trình truyền dẫn điện trong nhà máy phát điện và do việc điều độ hệ thống điện không đồng bộ, hợp lý. • Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phố : là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình đưa điện năng từ nhà máy điện tới các hộ dùng điện. Đây là do nguyên nhân khách quan (các yếu tố tự nhiên và môi trường, kỹ thuật và công nghệ ) và nguyên nhân chủ quan (trình độ quản lý) gây ra. • Tổn thất điện năng ở khâu tiêu thụ : là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình sử dụng các thiết bị điện của người tiêu dùng. Vấn đề này được quyết định bởi mức độ hiện đại, tiên tiến của thiết bị điện, trình độ và ý thức sử dụng các trang thiết bị đó của người tiêu dùng. 2.1.2.2. Phân loại theo nguyên nhân gây ra tổn thất Nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng gồm: tổn thất điện năng kỹ thuật và tổn thất điện năng phi kỹ thuật (hay tổn thất điện năng thương mại) • Tổn thất điện năng kỹ thuật : là tiêu hao điện năng tất yếu xảy ra trong quá trình truyền tải và phân phối điện. Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ điện, đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng điện khi đi qua máy biến áp, dây dẫn và các thiết bị điện đã làm phát nóng MBA, dây dẫn đường dây và các thiết bị điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng; đường dây dẫn điện cao áp từ 110kV trở lên còn có tổn thất điện năng vầng quang; dòng điện qua cáp ngầm; tụ điện còn có tổn thất điện môi, đường dây điện đi song song với đường dây khác như dây chống sét, dây thông tin, có tổn hao điện năng do hỗ cảm. • Tổn thất điện năng phi kỹ thuật hay còn gọi là tổn thất điện năng thương mại là do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như: Lấy cắp điện dưới nhiều hình thức (câu móc điện trực tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư hỏng, chết cháy công tơ, các thiết bị mạch đo lường v.v... ); do không thực hiện đúng chu kỳ kiểm định và thay thế công tơ định kỳ theo quy định của Pháp lệnh đo lường ; đấu nhầm, đấu sai sơ đồ đấu dây dẫn đến điện năng bán cho khách hàng đo được qua hệ thống đo đếm thấp hơn với điện năng khách hàng sử dụng. 2.1.3. Công thức xác định tổn thất điện năng Hệ thống lưới điện của Công ty Điện Lực Cao Bằng chỉ bao gồm lưới điện truyền tải và phân phối từ 35kV xuống 0,4kV. Vì vậy, trong phạm vi báo cáo này em tập trung đi sâu vào nghiên cứu và phân tích tổn thất điện năng trên lưới phân phối dưới 35kV xuống 0,4kV. Do đó, tổn thất điện năng ở đây gồm tổn thất điện năng trong máy biến áp và tổn thất điện năng trên đường dây. SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL Page 9
  10. Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng 2.1.3.1. Xác định TTĐN thực hiện qua hệ thống công tơ đo đếm Các đơn vị thu thập số liệu điện năng nhận vào lưới điện và điện năng giao đi từ lưới điện. Tính toán tổn thất điên năng thực hiện: ΔA = AN – AG = AĐN – ATP Trong đó: - ΔA: là tổn thất điện năng trên lưới điện đang xét (kWh). -AN: là tổng điện nhận vào lưới điện (kWh). -AG: là tổng điện giao đi từ lưới điện (kWh). -AĐN: là tổng điện đầu nguồn (kWh). -ATP: là tổng điện thương phẩm (kWh). Tỉ lệ tổn thất điện năng: ΔA% = × 100% Trong đó: ΔA% là tỉ lệ tổn thất điện năng 2.1.3.2. Tổn thất điện năng kỹ thuật trong máy biến áp • Tổn thất công suất trong máy biến áp ΔPMBA= ΔPo + ΔPn × (kW) Trong đó: ΔPMBA: là tổn thất công suất trong máy biến áp (kW) ΔPo, ΔPn: là tổn thất công suất không tải và ngắn mạch của máy biến áp (kW) Spt, Sđm là công suất phụ tải và công suất định mức của máy biến áp (kVA) • Tổn thất điện năng trong máy biến áp: ΔAMBA = ΔPo × T + ΔPn × τ × Trong đó: ΔAMBA: là tổn thất điện năng trong máy biến áp (kWh) ΔPo, ΔPn: là tổn thất công suất không tải và ngắn mạch của máy biến áp (kW) Spt, Sđm là công suất phụ tải và công suất định mức của máy biến áp (kVA) T: là thời gian tính toán của giai đoạn đang xét. Lấy T = 8760 h. SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL Page 10